Trẻ toát mồ hôi đầu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trẻ toát mồ hôi đầu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Hiện tượng trẻ toát mồ hôi đầu rất dễ gặp ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đã có khá nhiều cha mẹ lo lắng cho con của mình bởi tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy trẻ bị toát mồ hôi đầu là gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Trẻ toát mồ hôi đầu là gì?

Trẻ toát mồ hôi đầu

Trẻ bị toát mồ hôi đầu là tình trạng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm dù thời tiết không nóng, trẻ không mặc nhiều quần áo khi ngủ. Lượng mồ hôi ra nhiều đến mức có thể làm ướt quần áo và ga giường.

Tình trạng đổ mồ hôi trộm vào đêm khiến nhiều người mất ngủ hoặc đang ngủ cũng phải thức giấc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và lâu dần sẽ đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Mà đối tượng thường gặp phải tình trạng này chính là trẻ nhỏ.

Nguyên nhân khiến trẻ ngủ toát mồ hôi đầu

Theo giới y học thì hiện tượng đổ mồ hôi các tác dụng để làm mát cơ thể cho chúng ta. Việc trẻ toát mồ hôi đầu vào buổi sáng hoặc tối do nhiều nguyên nhân như thời tiết, quần áo, không gian phòng ngủ,… tình trạng đổ môi ở đầu sẽ thuyên giảm hoặc biến mất khi bé có khả năng tự thay đổi thân nhiệt. Mẹ có thể tham khảo những nguyên nhân dưới đây:

Nguyên nhân trẻ bị toát mồ hôi đầu

Hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện

Cấu tạo hệ thần kinh của con người rất phức tạp với nhiều tế vào và dây thần kinh chúng có vai trò đưa thông tin 2 chiều giữa não và tủy sống đến những bộ phận khác trong cơ thể cũng như việc kiểm soát thân nhiệt cho cơ thể. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hệ thần kinh chưa hoàn thiện nên việc kiểm soát và điều chỉnh thân nhiệt sẽ không như người lớn. Vậy nên sẽ dẫn đến tình trạng trẻ ngủ toát mồ hôi đầu.

Xem Thêm:   Bật mí các giai đoạn của giấc ngủ mà mẹ nên biết

Trẻ mắc vấn đề về tim

Trẻ toát mồ hôi đầu khi ngủ và đổ mồ hôi trong các hoạt động thường gặp chứng tỏ trẻ đang gặp các vấn đề liên quan về tim và có thể là các bệnh bẩm sinh. Nguyên nhân là do tim phải hoạt động nhiều hơn để thực hiện vai trò bơm máu của mình.

Vị trí tuyến mồ hôi

Đối với những người trưởng thành, tuyến mồ hôi không hạn chế ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Tuy nhiên với những người tuyến mồ hôi ở nách sẽ hoạt động nhiều nhất. Nhưng với trẻ nhỏ thì hoàn toàn ngược lại, các bé chưa có tuyến mồ hôi ở nách mà tuyến mồ hôi hoạt động nhiều nhất ở đầu.

Bởi vậy nếu không gian ngủ của bé chật chội, bí bách sẽ kiến trẻ ra mồ hôi. Cha mẹ cần tham khảo một số cách trị mồ hôi đầu ở trẻ em để có thể kiểm soát tình trạng này của con.

Trẻ bị tăng tiết tuyến mồ hôi

Trường hợp trẻ có không gian sinh hoạt và nhiệt độ phòng thích hợp mà vẫn đổ mồ hôi đầu nhiều đấy là do bé bị tăng tuyến mồ hôi. Tình trạng này sẽ biến mất khi trẻ lớn lên hoặc bố mẹ có cách hướng dẫn con kiểm soát tình trạng đôt mồ hôi để không gây tác động đến sinh hoạt thường ngày.

Đang được cho bú

Đang được cho bú

Những bé đang được bú mẹ cũng sẽ rất dễ gặp bị toát mồ hôi đầu. Do đó, khi cho con bú các mẹ cần phải cố định phần đầu để giữ con ở một tư thế trong khoảng thời gian nhất định nên cánh tay sẽ liên tục truyền hơi ấm sang cho con, khiến bé bị nóng và đổ mồ hôi đầu nhiều hơn.

Nhiệt độ phòng cao

Việc đổ mồ hôi không chỉ ở trẻ nhỏ mà cả ở người lớn khi sống trong căn phòng oi bức đề dễ đổ mồ hôi. Vậy nên trẻ nhỏ vừa sinh ra không thể tự điều chỉnh nhiệt độ do vậy việc đổ mồ hôi ở nơi có nhiệt độ cao là chuyện đương nhiên. Bên cạnh đó, có nhiều cha mẹ sợ con bị lạnh nên cho trẻ mặc nhiều quần áo và đắp chăn nhiều cũng khiến trẻ bị đổ mồ hôi và nổi mụn.

Xem Thêm:   Nguyên nhân & lời khuyên hiện tượng “Trẻ cứ 12h đêm la khóc”

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh toát mồ hôi đầu. Đối với những trẻ sinh non thì tình trạng này mẹ sẽ thường xuyên bắt gặp, tình trạng này khiến trẻ cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc.

Trẻ bị còi xương

Những bé bị còi xương, thì hiện tượng đổ mồ hôi đầu cũng xảy ra rất nhiều. Bố mẹ nên chú ý đưa trẻ đi khám nếu thấy nghi ngờ.

Trẻ toát mồ hôi đầu có phải tình trạng nguy hiểm

Trẻ toát mồ hôi có nguy hiểm không

Việc đổ mồ hôi đầu ở trẻ sẽ lấy đi một lượng nước và muối của cơ thể, khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và quấy khóc hoặc có thể trẻ khó ngủ do thiếu chất. Môi trường ẩm ướt, không thông thoáng sạch sẽ là điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì có thể gây ra nhiều các bệnh như rôm sảy, mẩn ngứa hay viêm da,…

Đa số trẻ hay toát mồ hôi đầu là hiện tượng sẽ thường gặp nên không cần quá lo lắng. Nhưng nếu trẻ đổ mồ hôi quá nhiều và trong thời gian dài thì cha mẹ cần đưa con đi thăm khám để có cách điều trị tốt nhất.

Hướng dẫn cách trị trẻ toát mồ hôi đầu

Dưới đây là một số cách trị toát mồ hôi đầu ở trẻ nhỏ dễ dàng thực hiện tại nhà mà mẹ có thể tham khảo:

Cách trị toát mồ hôi đầu ở trẻ

– Bổ sung vitamin D bằng cách cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng trước 8 giờ. Trong lúc tắm nắng cần lưu ý không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu mà mắt của con.

Xem Thêm:   Tại sao trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt và cách cải thiện

– Giữ cho cơ thể con luôn mát mẻ, nhà cửa thoáng mát, rộng rãi.

– Vệ sinh cơ thể mỗi ngày.

– Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày.

– Giữ cho giấc ngủ của trẻ được trọn vẹn, không nên cho ăn no trước khi ngủ 30 phút.

– Nếu trẻ ra nhiều mô hôi thì mẹ dùng khăn lau khô để tránh bị cảm lạnh.

– Đưa trẻ đi khám ngay khi các bác sĩ phát hiện những bất thường về tình trạng trẻ ngủ toát mồ hôi đầu.

– Bổ sung thêm các thực phẩm giúp bé ngủ ngon như rau xanh, trái cây trong thực đơn ăn hàng ngày của trẻ. Tránh các thực phẩm như tiêu, ớt, gừng,…

– Rèn luyện cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc và hạn chế thức khuya.

Lưu ý khi trị trẻ ngủ toát mồ hôi đầu

Ngoài việc áp dụng các trị mồ hôi đầu cho trẻ mẹ cũng phải lưu ý những điều dưới đây:

Lưu ý trị toát mồ hôi đầu cho trẻ

– Vào mùa hè hãy cho con ngủ ở khu vực rộng rãi, tránh ẩm thấp, chật hẹp khiến trẻ dễ toát mồ hôi và có thể mắc bệnh.

– Không nên cho trẻ vui chơi trước giờ đi ngủ, bởi vì ban đêm nhiệt độ phòng tăng sẽ làm cho bé dễ ra mồ hôi.

– Tuyệt đối không quấn quá nhiều chăn vào cơ thể trẻ khi ngủ

– Nếu trẻ đang ra mồ hôi mẹ không được cho con tắm. Lúc này hãy dùng khăn sạch thấm hút mồ hôi và cho bé nghỉ khoảng 10 phút trước khi tắm.

Tổng kết

Trên đây là những cách trị trẻ toát mồ hôi đầu hiệu quả mà cha mẹ cần biết. Nếu áp dụng những cách trên mà tình trạng trẻ ngủ toát mồ hôi đầu không thuyên giảm thì cần đưa trẻ đến thăm khám tại cơ sở y tế để có cách điều trị phù hợp nhất cho trẻ.

Chúc các mẹ thành công!