Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên tại sao?

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên tại sao?

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên khiến nhiều cha mẹ lo lắng, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sức khỏe của trẻ. Trong bài viết dưới đây Adomir sẽ thông tin chi tiết đến các mẹ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên, cùng theo dõi nhé.

Giai đoạn ngủ sinh lý của trẻ

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé đang ngủ tự nhiên khóc thét thì mẹ cần phải nắm rõ giấc ngủ sinh lý của trẻ. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì trẻ sơ sinh sẽ ngủ từ 16-20 giờ/ngày, trong đó có khoảng 9h vào ban đêm. Tuy nhiên giấc ngủ này sẽ không kéo dài liên tục mà thường chia thành các giấc ngủ ngắn.

Giai đoạn ngủ sinh lý của trẻ

Với trẻ sơ sinh sẽ chia thành 2 loại giấc ngủ nhanh (REM) và giấc ngủ sâu (NREM)

– REM hay còn là ngủ động, đây là một giấc ngủ cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ở giai đoạn này giấc ngủ của bé sẽ các đặc điểm như:

+ Mắt chuyển động nhiều hướng kể cả khi đã nhắm mắt.

+ Bé trải qua nhiều giấc mơ

+ Khi ngủ bé có thể cơ giật ở tay và chân

+ Nhịp thở không đều, ngừng từ 5-10s sau đó thở gấp.

– NREM là kiểu ngủ không cử động mắt với các đặc điểm như:

+ Ru ngủ: Ngủ chập chờn, mắt có thể nhắm hoặc lim dim

+ Ngủ nông: Bé dễ giật mình bởi tiếng động nhẹ, kéo dài tầm 20 phút.

+ Ngủ sâu: Kéo dài vài phút.

+ Ngủ rất sâu: Bé ngủ ngon, không cử động, kép dài từ 30-40 phút.

Theo các chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ thì giấc ngủ của bé sẽ luân chuyển từ giai đoạn 1,2,3,4 hoặc từ REM sang NREM. Trong đó, REM sẽ chiếm khoảng 50% thời gian giấc ngủ và sẽ giảm dần còn 20% khi trẻ trưởng thành.

Vậy nên, nếu trẻ đột nhiên khóc thét lúc ngủ thì rất có thể bé yêu đang chuyển từ giai đoạn ngủ này sang giai đoạn ngủ khác. Điều này là hoàn toàn bình thường với sự phát triển sinh lý của con, nếu như không có biểu hiện ốm đau, khó chịu.

Trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét có nguy hiểm không?

Trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét có nguy hiểm

Hiện tương bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là hiện tượng phổ biến, không phải là tình trạng cảnh báo nguy hiểm. Bởi khóc là phương thức giao tiếp của trẻ với môi trường bên ngoài ở những tháng đầu đời. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ mới sinh chưa đến 3 tháng tuổi sẽ luôn khóc thét khi ngủ.

Xem Thêm:   Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và cách vượt qua hiệu quả

Đa số trường hợp này là sự cảnh báo về tình trạng đặc biệt nào đó của con. Các bé sau khi sinh ra chưa thể thích nghi với môi trường bên ngoài, vậy nên hiện tượng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là rất bình thường, Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài liên tục thì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của trẻ. Trẻ sẽ gặp những tình vấn đề như:

– Phản ứng chậm, nhận thức kém.

– Hạn chế phát triển chiều cao, tăng cân kém.

– Tăng áp lực máu lên não

– Tim đập nhanh

– Huyết áp cao

– Sức đề kháng giảm

Nguyên nhân bé đang ngủ khóc thét lên

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét, các mẹ có thể tham khảo những nguyên nhân dưới đây:

Trẻ đói

Đây chính là nguyên nhân đầu tiên mà mẹ có thể nghĩ tới khiến trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ dạ dày không thể chứa được nhiều thức ăn. Do đó, trẻ thường hay đói và thức giấc lúc giữa đêm đòi ăn. Mẹ có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu như: tiếng khóc ngắn, có lúc khóc thét, lúc lên lúc xuống thất thường.

Trẻ khó chịu về thể chất

Nguyên nhân trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét

Với trẻ sơ sinh thì tiếng khóc chính là ngôn ngữ giao tiếp với mẹ. Chính vì vậy khi bé đang ngủ khóc thét tức là con muốn truyền đạt điều gì đó đến mọi người. Rất có thể lúc này bé đang cảm thấy khó chịu trong người như môi trường nên ngoài, môi trường quá nóng, quá lạnh, ánh sáng phòng chưa phù hợp, tã bỉm bị bẩn hoặc ướt,…

Nhu động ruột tăng

Thông thường nhu động ruột của trẻ điều hòa sẽ không đau nhưng do trẻ sơ sinh chưa có hệ tiêu hóa hoàn thiện nên khi nhu động ruột tăng đột ngột vì một số yếu tố nào đó sẽ khiến bé đau bụng dữ dội và khóc thét lên. Cơn khóc sẽ kéo dài khoảng 5 phút đến nửa tiếng và có thể lặp lại hàng ngày mà chưa ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tình trạng này sẽ thuyên giảm khi trẻ được 6 tháng tuổi khi này nhu động ruột đã hoàn thiện.

Do bé không ngủ đúng giờ

Nguyên nhân tiếp theo dẫn tới tình trạng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên chính do bé ngủ không đúng giờ. Nếu mẹ cho trẻ đi ngủ quá sớm sẽ khiến có thể trẻ không sản xuất ra melatonin, từ đó khiến bé ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh ngủ và khóa thét lên. Trong khi đó, việc ngủ quá muộn sẽ lại khiến con mệt mỏi và sợ hãi.

Xem Thêm:   Giải đáp nguyên nhân và cách điều trị trẻ sơ sinh ngủ ngáy

Do gặp vấn đề về hệ tiêu hóa

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét có thể do trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa như mất cân bằng vi sinh đường ruột. Biểu hiện là gồng đỏ mặt, người uốn cong, hai tay nắm chặt và khóc dữ dội. Nếu tình trạng này xảy ra thì nó đã không còn là hiện tượng sinh lý bình thường. Tình trạng này diễn ra thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và giảm khả năng nhận thức của trẻ.

Tinh thần bị kích thích

Một giấc ngủ ngon sâu giấc sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái. Vậy nên, trước khi đi ngủ nếu con nô nghịch quá nhiều sẽ khiến hệ thần kinh bị kích thích và dễ căng thẳng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm nên khi mẹ có hơi năng lời với trẻ con sẽ sợ hãi và ảnh hưởng đến tinh thần hoặc thậm chí nó sẽ là nỗi ám ảnh trong tâm trí của trẻ. Tất cả những điều này sẽ làm cho con ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, dễ bị giật mình khóc thét.

Trẻ thiếu canxi, còi xương

Trẻ bị còi xương

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị còi xương, thiếu canxi, suy dinh dưỡng ở trẻ. Nếu trẻ không được tắm nắng thường xuyên và uống 1 lít sữa/ngày thì trẻ rất dễ mắc phải một số bệnh lý như ra mồ hôi, rung tóc vành khăn, khó ngủ, ngủ không sâu giấc,…

Trẻ gặp ác mộng

Việc trẻ rơi vào giấc ngủ kinh hoàng hoặc có ác mộng cũng là một trong những lý do khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét. Theo các nghiên cứu, các giấc ngủ kinh hoàng của trẻ thường sẽ rơi vào giai đoạn 3,4 của NREM.

Biểu hiện là bé đang ngủ tự nhiên khóc thét, hơi kích động, lăn lộn xung quanh, mồ hôi đổ nhiều, mơ màng và không có ý thức. Khác với giác ngủ kinh hoang thì ác mộng lại thường diễn ra trong giấc ngủ REM

Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ không nên để trẻ vui đùa quá mức vào ban ngày vì điều này sẽ thần kinh của con rơi vào trạng thái hưng phấn và dễ kích động.

Xem Thêm:   Tổng hợp 7 cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Cách khắc phục tình trạng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Để hạn chế tình trạng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên, Adomir bất mí cho cha mẹ một cách dưới đây:

Cách khắc phục tình trạng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét

Cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ

Bởi nguyên nhân đầu tiên mà mẹ nghĩ tới chính là trẻ bị đói. Nên mẹ hãy cho bé ăn no trước khi đi ngủ để tránh tình trạng trẻ thức giấc làm gián đoạn giấc ngủ.

Đảm bảo không gian ngủ hợp lý

Các yếu tố bên ngoài như môi trường, nhiệt độ, ánh sáng, không gian phòng ngủ yên tĩnh cũng rất quan trọng. Do trẻ nhỏ thường nhạy cảm, mẹ nên hạn chế tối đa những yếu tố dễ bị làm phiền.

Thay tã bỉm thường xuyên

Để bé ngủ ngon mẹ cần lựa chọn loại tã, bỉm phù hợp cho con. Trẻ nhỏ có làn da vô cùng nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các chất tạo mùi. Do đó, nếu loại bỉm mẹ chọn không phù hợp gây bức bí, khó chịu điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bé.

Bổ sung canxi và chất dinh dưỡng

Cần cho trẻ tắm nắng thường xuyên cũng là cách bổ sung vitamin D3 và canxi hiệu quả giúp ngăn ngừa loãng xương. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như hải sản, thịt đỏ để con phát triển hệ xương tốt hơn. Từ đó cải thiện tình trạng khóc đêm giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn.

Hoặc mẹ có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm Adomir của NTB, giúp mẹ khắc phục tình trạng khó ngủ, khóc thét của con vào ban đêm hiệu quả được nhiều mẹ tin dùng hiện nay

Bổ sung canxi và dưỡng chất

Đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bệnh

Nếu trẻ khóc thét dữ dội, kèm theo nôn ói, tiêu chảy thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời.

Tổng kết

Như vậy trên đây Adomir đã chia sẻ đến các mẹ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên. Nếu tình trạng này kéo dài mẹ nên đưa bé đi thăm khám tại các cơ sở y tế để có được chuẩn đoán và cách điều trị hợp lý nhất giúp chấm dứt tình trạng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét.

Cảm ơn và chúc các mẹ thành công!