Giải đáp: Trẻ 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ mà mẹ nên biết

Một câu hỏi mà Adomir nhận được nhiều nhất trong thời gian gần đây là “trẻ 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ”. Để cho câu hỏi này, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ thông tin chi tiết đến bạn đặc điểm và giải pháp giúp cha mẹ xây dựng thời gian biểu ngủ phù hợp nhất cho con giúp bé yêu phát triển toàn diện.

Tổng quan về trẻ 6 tháng tuổi

Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi “trẻ 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ” cha mẹ hãy cùng Adomir đi khái quát về sự phát triển về thể chất, nhận thức, cảm xúc,… của trẻ 6 tháng tuổi dưới đây

Tổng quan về trẻ 6 tháng tuổi

Về thể chất trẻ 6 tháng tuổi có khả năng phối hợp tay mắt tốt hơn giai đoạn trước. Nhận thức sâu và tầm nhìn màu sắc của trẻ có sự cải thiện hơn so với những tháng đầu đời. Bé biết sử dụng các ngón tay để nắm giữ các đồ vật nhỏ. Cơ lưng của trẻ phát triển mạnh mẽ và trẻ có thể tự ngồi mà không sự hỗ trợ của người lớn.

Trẻ 6 tháng tuổi đã biết đáp lại những người xung quanh thông qua cách gọi đồng thời cũng biết thể hiện các sắc thái vui vẻ hay không hài lòng và các âm thanh khác nhau. Trẻ cũng bập bẹ tạo ra những âm thanh khác nhau khi chơi với bố mẹ và những người khác.

Bé thích chạm và cảm nhận các kết cấu khác nhau như nước, đồ ăn, đồ ăn và những vật khác. Trẻ 6 tháng tuổi thường sẽ bị thu hút bởi các đồ vật có thể sáng hoặc to hơn. Trẻ cũng được an ủi bằng cách bố mẹ hay người thân vỗ về và nói với giọng điều nhẹ nhàng, yêu thương.

Trẻ 6 tháng tuổi nhận ra và cảm thấy an toàn, dễ chịu trong vòng tay của những người thân. Ngoài ra, trẻ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu hình thành và phát triển các biểu cảm. Cha mẹ sẽ thấy trẻ làm những vẻ mặt khác nhau khi buồn ngủ, muốn ăn, hoặc bị đau, khó chịu.

Trẻ 6 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Trẻ 6 tháng tuổi không chỉ cân nặng và chiều cao, giấc ngủ của trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Trong khi ngủ, hormone tăng trưởng sẽ tiết ra và hoạt động mạnh mẽ, từ đó trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn mỗi ngày.

Xem Thêm:   Bật mí cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giúp mẹ nhàn tênh

Trẻ 6 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ

Thực tế, vào ban ngày thời gian ngủ của trẻ sẽ giảm xuống khi mỗi tháng tuổi tăng lên. Số lần ngủ ban ngày sẽ giảm, giấc dài hay ngắn cũng có sự khác nhau giữa các trẻ. Trong 6 tháng đầu đời, mỗi ngày trẻ thường ngủ từ 16 – 18 tiếng.

Chu kỳ giấc ngủ của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi sẽ dài hơn những tháng đầu đời, thông thường, một chu kỳ sẽ dao động từ 60 – 90 phút. Ngoài ra, thời gian “ngủ động” của trẻ sẽ giảm đi đáng kể chỉ còn khoảng ¼ chu kỳ, ngược lại, thời gian “ngủ sâu” của trẻ sẽ nhiều hơn (khoảng ¾ chu kỳ giấc ngủ).

Theo thống kê từ 6-9 tháng tuổi sẽ ngủ từ 14-15 tiếng/ngày. Cụ thể, khoa tâm lý trẻ – Bệnh viên nhi đồng 1 chia sẻ, bé 6 tháng tuổi cần ngủ trung bình 14,5 tiếng mỗi ngày.

Vậy nên mẹ cần chia thời gian ngủ cho trẻ 6 tháng tuổi thành các giấc ngắn vào ban ngày (khoảng 7 tiếng và 3 cữ ngủ) và giấc dài ban đêm (7,5 tiếng với 1 cữ ngủ). Đồng thời cũng chú ý cân bằng giấc ngủ ngày và đêm của trẻ cho hợp lý, tránh tình trạng trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày và thức trắng vào ban đêm.

Đặc điểm chung về giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ thường ngủ xuyên đêm và ngủ sâu hơn vào giai đoạn trước. Có rất nhiều trẻ ngủ liền một giấc dài, ban ngày chỉ ngủ 2 giấc ngắn đó là vào buổi sáng và buổi chiều. Vậy nên, nếu trẻ có thể ngủ từ 8 tiếng trở lên vào ban đêm tức là trẻ đã biết tìm cách tự ổn định giấc ngủ.

Đặc điểm về giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi

Bé 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Trong giai đoạn 6 – 9 tháng tuổi, một số trẻ không ngủ được 7- 8 tiếng liên tục mà thường thức giấc vào ban đêm do đói bụng và muốn được bú mẹ. Tuy vậy, ở giại đoạn này một số trẻ trẻ thức vào ban đêm không nhất thiết là đối bụng mà có thẻ do giật mình hoặc cảm giác không an toàn khi không thiếu cha mẹ ở bên.

Xem Thêm:   Catnap là gì? Phương pháp cải thiện giấc cho trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia, chúng ta thường giấc nhiều lần vào ban đêm thế nhưng người lớn có thể ngủ lại dễ dàng, thậm chí có người không thể nhớ đêm qua mình đã giật mình bao nhiêu lần. Nhưng đối với trẻ 6 – 9 tháng tuổi, mặc dù không đói bụng nhưng do chưa thành thạo kỹ năng này nên trẻ sẽ quấy khóc khi thức vào ban đêm.

Ngoài ra, trong giai đoạn 6 – 9 tháng tuổi, do hình thành một số kỹ năng mới nên trẻ sẽ thức đêm nhiều và cũng khó đi vào giấc ngủ hơn. Trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi đã bắt đầu nhiên biết vật thể xung quanh và sẽ có cảm giác bồn chồn, lo lắng khi không có người thân bên cạnh.

Chính vì vậy, khi tỉnh giấc vào ban đêm, trẻ thường có xu hướng tìm kiếm người thân đặc biệt là mẹ. Nếu không thấy mẹ, trẻ có thể quấy khóc cho tới khi có mẹ ở cạnh bên mới yên tâm và tiếp tục ngủ. Số ít trẻ vẫn cảm thấy lo lắng rằng mẹ sẽ lại đi mất nên không chịu ngủ nữa.

Cách giúp trẻ 6 tháng tuổi ngủ ngon

Theo các thống kê, có khoảng 2/3 số trẻ thức đêm có thể tự ngủ lại. Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng và thay nhau bế khi trẻ không chịu ngủ, quấy khóc. Cha mẹ nên giả vờ ngủ tiếp và không quan tâm để con hiểu rằng đây là thời gian ngủ chứ không phải thức để chơi.

Cách giúp trẻ 6 tháng tuổi ngủ ngon

Khi con quấy khóc, cha mẹ hãy bình tĩnh đợi một lát, nếu con tiếp tục khóc to thì bố mẹ nên vỗ về cho con yên tâm ngủ. Để tránh trường hợp trở thành cú đêm cùng trẻ, bố mẹ nên thực hiện một số điều như sau:

– Thiết lập và duy trì lịch trình ngủ của trẻ 6 tháng tuổi một cách nhất quán, đều đặn mỗi ngày. Các mẹ có thể cho trẻ nhạn biết dấu hiệu đặc trung khi đến giờ đi ngủ như đọc sách, kể chuyện, hát ru, điều chỉnh đèn tối hơn, cho trẻ đi tắm, nghe nhạc,…

Xem Thêm:   Nguyên nhân & lời khuyên hiện tượng “Trẻ cứ 12h đêm la khóc”

– Nếu trẻ bị gián đoạn giấc ngủ do quen bú bình, ti mẹ hoặc ngậm ti giả thì mẹ nên chủ động giúp trẻ cai các liên kết giấc ngủ này, từ đó trẻ có thể chủ động ngủ, ngủ ngon hơn và không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì nữa.

– Có một số trường hợp cha mẹ thích trẻ được ngủ thoải mái và tự tình giấc vào buổi sáng. Nhưng lại có nhiều bố mẹ muốn đánh thức trẻ dậy vào một thời điểm cố định. Đây chính là cách giúp bố mẹ biết trước lịch trình ngủ, đồng thời giúp đồng hồ sinh học của trẻ hoạt động khoa học hơn.

– Để chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 6 tháng, nếu có thể cha mẹ hãy cho bé nằm trong nôi tránh để trẻ ngủ một mình hoặc nằm trên cao vì có thể xuất hiện những tình huống xấu. Nếu có thể, bố mẹ nên cho trẻ nằm ngủ trong nôi

– Khi đi ngủ trẻ cần được giữ ấm thân nhiệt và tránh mặc cho trẻ quần áo chật để máu được lưu thông giúp trẻ cảm thấy thoải mái và có được giấc ngủ ngon, nhất là vào ban đêm.

– Không nên cho trẻ hoạt động mạnh trước khi đi ngủ như vận động mạnh, xem các thiết bị điện tử, nghe nhạc sôi động,… Bởi những hành động này sẽ khiến trẻ tỉnh táo và rất khó đi vào giấc ngủ hoặc khó thể ngủ lại khi tỉnh giấc vào ban đêm.

Tổng kết

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các mẹ đã có câu trẻ lời cho “trẻ 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ” rồi đúng không? Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, vậy nên cha mẹ cần tham khảo thêm nhiều kiến thức nuôi con tại website Adomir nhé.

Chúc các mẹ thành công!