Trẻ em thức khuya có tốt không? Mẹo giúp con đi ngủ đúng giờ

Trẻ thức khuya, khó ngủ, hay trằn trọc và quấy khóc đêm khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng và mệt mỏi. Bài viết dưới đây Adomir sẽ trẻ lời câu hỏi của các mẹ “Trẻ em thức khuya có tốt không?” cũng như tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng thức khuya ở trẻ nhỏ. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!

Trẻ em ngủ bao nhiêu là đủ?

Thực tế, giấc ngủ sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Cụ thể:

tre-em-ngu-bao-nhieu-la-du

Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ

  • Trẻ từ 1 tuần đến 4 tuần tuổi: Trung bình mỗi ngày trẻ cần ngủ từ 15 – 18 giờ, khoảng 2 – 4 giờ/cữ
  • Trẻ 1 tháng đến 4 tháng tuổi: Trẻ cần ngủ 14 – 15 giờ/ngày, mỗi giấc từ 4 – 6 giờ. Trẻ bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban đêm
  • Trẻ 4 tháng đến 1 tuổi: Số giờ ngủ trong một ngày của trẻ là từ 14 – 15 giờ, mỗi giấc ngủ kéo dài 4 – 6 giờ. Lúc này, thói quen ngủ vào ban ngày của trẻ sẽ giảm dần và thời gian ngủ vào ban đêm sẽ dài ra
  • Trẻ từ 1 tuổi đến 3 tuổi: Trẻ cần ngủ 12 – 14 giờ/ngày, bao gồm giấc ngủ ngắn buổi trưa và vào ban đêm
  • Trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi: Trẻ cần ngủ 10 – 12 giờ mỗi ngày
  • Trẻ từ 6 tuổi đến 12 tuổi: Trẻ cần ngủ 9 – 12 giờ mỗi ngày

Trẻ ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến tư duy sáng tạo cũng như ghi nhớ bị giảm đi nhiều so với bạn đồng trang lứa.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Trẻ em thức khuya có tốt không? Dưới đây là các nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ có thể kể đến như:

Nguyên nhân sinh lý giấc ngủ

Theo các chuyên gia nghiên cứu, giấc ngủ của mỗi người được chia thành 2 loại: giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement) và giấc ngủ Non- REM (Non rapid Eye Movement). Theo đó, trẻ sơ sinh thiên về 50% giấc ngủ REM.

Đặc điểm của giấc ngủ REM là mặc dù đã chìm vào giấc ngủ, song não bộ và cơ quan hô hấp duy trì hoạt động liên tục. Điều này khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, dễ bị tỉnh lại trước tác động từ bên ngoài (ánh sáng mờ, tiếng động nhỏ, mở cửa, nói chuyện).

cac-yeu-to-anh-huong-den-giac-ngu

Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ

Môi trường

Môi trường ngủ không thoải mái có thể khiến bé khó ngủ và trằn trọc cả đêm. Nhiệt độ phòng quá sáng hoặc phòng ngủ thiếu yên tĩnh sẽ dẫn đến trẻ thức khuya và thành nếp. Ngoài ra, các yếu tố khác ảnh hưởng đến trẻ như phòng quá nóng hoặc quá lạnh, chăn đắp quá mỏng hoặc dày, quần áo không thoải mái, tã bỉm ướt, chật,…

Xem Thêm:   TOP 10+ bài hát ru cho bé ngủ ngon hơn mỗi tối

Chế độ dinh dưỡng

Trẻ khó ngủ và thức khuya còn có thể là biểu hiện của sự thiếu hụt dinh dưỡng. Theo các chuyên gia bác sĩ Nhi khoa, nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là sự thiếu hụt vitamin D. Tuy nhiên, bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viên để kiểm tra và có chỉ định cụ thể của bác sĩ, tránh tự ý bổ sung vitamin D cho trẻ tại nhà không theo hướng dẫn.

Nguyên nhân bệnh lý

Nếu trẻ sơ sinh không chịu ngủ, kèm theo một số dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên sắp xếp đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp phải tổn thương thực thể tiềm ẩn, dẫn đến sức khỏe và giấc ngủ của con bị ảnh hưởng. Ví dụ, béo phì khiến mô mỡ xung quanh cổ tăng lên, dẫn đến tăng áp lực đường hô hấp và cản trở không khí đến phổi. Hậu quả là trẻ sơ sinh khó thở và không chịu ngủ.

Ngoài ra, các bệnh lý thường gặp ở trẻ như viêm tai giữa, tâm thần, trào ngược dạ dày, viêm phổi,… có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bé, khiến bé khó chịu và dẫn đến mất ngủ.

Trẻ em thức khuya có tốt không?

Trẻ thức khuya kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ, cụ thể:

tre-em-2-tuoi-thuc-khuya-co-tot-khong

Trẻ em thức khuya có tốt?

Hạn chế phát triển chiều cao

Khoa học đã chứng minh, cơ thể của trẻ sẽ sản sinh hormone tăng trưởng trong quá trình ngủ, giúp trẻ phát triển thể chất toàn diện. Do đó, việc trẻ ngủ muộn dẫn đến tình trạng cơ thể không sản sinh đủ hormone tăng trưởng, tầm vóc của trẻ trong tương lai.

Khoa học đã chứng minh, trong quá trình ngủ, cơ thể của trẻ sẽ sản sinh hormone tăng trưởng giúp trẻ phát triển về chiều cao. Do đó, việc trẻ ngủ muộn dẫn đến tình trạng rút ngắn thời gian ngủ của trẻ. Trẻ không ngủ đủ giấc đồng nghĩa với việc cơ thể không sản sinh đủ hormone tăng trưởng, tầm vóc của trẻ trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Ảnh hưởng đến trí não và nhận thức của trẻ

Khả năng tư duy sáng tạo và ghi nhớ của trẻ có thể bị giảm đi rất nhiều nếu trẻ thường xuyên ngủ muộn và thức khuya. Thực tế, ban đêm là khoảng thời gian mà hệ thần kinh trung ương cần được nghỉ ngơi. Nếu trẻ không ngủ, trí não của trẻ sẽ bị yếu đi, từ đó giảm khả năng tư duy và phân tích. Trẻ khó có thể ghi nhớ và tiếp cận cặn kẽ với các kiến thức được học hằng ngày.

Xem Thêm:   Catnap là gì? Phương pháp cải thiện giấc cho trẻ sơ sinh

Giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh vặt

Thời gian ngủ chính là lúc cơ thể của trẻ phục hồi và nâng cao thể lực, tái tạo năng lượng cho ngày hoạt động tiếp theo. Trẻ ngủ muộn vô tình khiến cho việc phục hồi thể lực bị rút ngắn và hệ miễn dịch bị hạn chế. Khi cơ thể thiếu sức đề kháng, trẻ khó chống chọi được với việc vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh tấn công. Từ đó, trẻ dễ nhiễm bệnh vặt như cảm cúm, viêm nhiễm, sốt, ho,…

Ngoài ra, trẻ thức khuya ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá và các tế bào dạ dày do hệ tiêu hoá không được nghỉ ngơi đầy đủ, lâu dần dẫn đến suy yếu.

Ảnh hưởng tới tính cách của trẻ

Trẻ có biểu hiện khó chịu, uể oải, không cóc sức sống và luôn lờ đờ khi thức dậy sau một đêm thức khuya. Trẻ trở nên thiếu linh hoạt và hứng khởi trong các hoạt động hằng ngày và vui chơi.

Vì không thoải mái trong người dẫn đến trẻ thường dễ cáu gắt, quấy khóc và giận hờn. Nếu cha mẹ không có biện pháp khắc phục sớm, điều này sẽ ăn sâu và nét tính cách của trẻ.

Một số giải pháp giúp trẻ ngủ sớm hiệu quả

Sau đây là mẹo chữa bé khó ngủ vô cùng hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng:

phuong-phap-giup-tre-ngu-ngon

Giải pháp giúp trẻ ngủ sớm hiệu quả

Không cho trẻ ăn quá nhiều vào buổi tối

Các mẹ nên hạn chế để trẻ ăn quá nhiều vào buổi tối và sát giờ ngủ vì điều này có thể khiến bé khó đi vào giấc ngủ hơn. Hệ tiêu hoá của bé sẽ chưa kịp tiêu hoá thức ăn, dẫn đến đầy bụng, trào ngược dạ dày và làm trẻ mất ngủ.

Thay vào đó, ba mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn. Mỗi bữa ăn chưa đầy đủ các chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn lượng vừa đủ vào buổi tối và cách giờ ngủ.

Xem Thêm:   Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm cha mẹ nên làm gì?

Tập cho trẻ phân biệt ngày và đêm

Để giúp trẻ phân biệt ngày và đêm, phụ huynh hãy sắp xếp để con ngủ trong một giờ vào ban ngày, còn lại hãy trò chuyện và chơi đùa với con càng nhiều càng tốt. Vào buổi tối, các mẹ cho trẻ ngủ từ 19j và kèm theo một cữ sữa vào buổi khuya để duy trì giấc ngủ sâu hơn đến 7-8 giờ sáng hôm sau. Trong quá trình cho con ngủ, các mẹ cần đảm bảo không gian lý tưởng để trẻ có một giấc ngủ ngon như điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, duy trì không gian yên tĩnh và đảm bảo ánh sáng, loại bỏ tiếng ồn.

Dạy trẻ tự ngủ

Khi trẻ sơ sinh được 6 – 8 tuần tuổi, bố mẹ nên tập thói quen cho trẻ tự ngủ bằng các cách khác nhau như ru ngủ bằng âm nhạc, quấn khăn, vỗ về nhẹ nhàng ở đầu và mông,… Không nên cho trẻ ngủ trên tay, sau đó mới đạt xuống giường vì điều này tạo thói quen phụ thuộc, khiến trẻ không thể tự ngủ khi lớn lên.

Chuẩn bị sẵn sàng cho giấc ngủ của con

  • Bước 1: Cho bé bú sữa vừa đủ trước khi đi ngủ, hạn chế cho bé bú đêm khi không cần thiết.
  • Bước 2: Vệ sinh cá nhân, mặc quần áo giữ ấm và thay tã cho con trước khi ngủ.
  • Bước 3: Một số tín hiệu để trẻ nhận biết đã đến giờ đi ngủ như tắm, thay đồ, hát ru, đọc sách hoặc hôn chúc ngủ ngon.
  • Bước 4: Tạo cảm giác an toàn cho bé bằng cách vỗ về, âu yếm hoặc hát ru.
  • Bước 5: Sắp xếp giường ngủ của trẻ với chăn và gối thật êm.
  • Bước 6: Cho bé ngủ trong không gian yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng mờ, tắt điện thoại, giảm âm lượng tivi và tiếng nói để bé yêu nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
  • Bước 7: Tất cả hoạt động kích thích bé trước giờ ngủ (chơi đùa, nói chuyện) phải kết thúc trước 2 – 3 giờ.

Tổng kết

Như vậy vừa rồi là Adomir đã giúp các mẹ trả lời cho câu hỏi “trẻ em thức khuya có tốt không?” Do đó, để khắc phục tình trạng ngủ muộn, khó ngủ của con, các mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và chuẩn đoán chính xác.

Chúc các mẹ thành công!