Bật mí cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giúp mẹ nhàn tênh

Giấc ngủ đóng vài trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ và đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Với những trẻ sơ sinh có chất lượng giấc ngủ tốt thì trẻ sẽ phát triển tốt hơn so với những trẻ có giấc ngủ chập chờn. Trong bài viết này, chúng tôi bật mí đến các mẹ những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon mẹ nhàn tệnh mà không phải ai cũng biết, cùng tìm hiểu nhé!

Vai trò của giấc ngủ ngon đối với sức khỏe của bé

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó giúp trẻ phát triển về chiều cao, cân nặng và trí tuệ trong những năm đầu đời:

Vai trò giấc ngủ đối với trẻ nhỏ

  • Giúp trẻ luôn tỉnh táo, duy trì sự tập trung và nâng cao khả năng tư duy. Nếu trẻ thiếu ngủ, trẻ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, phản ứng chậm và không tích cực tương tác.
  • Tinh thần trẻ luôn hoạt bát, nhanh nhẹn và hào hứng với mọi điều xung quanh.
  • Trẻ tăng trưởng tốt về thể chất bởi thời gian ngủ, hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất. Nếu trẻ ngủ muộn, quá trình này bị hạn chế dẫn đến trẻ chậm lớn và thấp còi.
  • Theo các thống kê , trẻ thiếu ngủ có nguy cơ béo phì, mất tập trung và rối loạn hành vi như dễ cáu gắt, bốc đồng, tức giận,…

Đồng thời giấc ngủ ngon sẽ giúp tái tạo năng lượng, hoàn thiện ống thần kinh và tăng khả năng tập trung và ghi nhớ cho trẻ. Từ đó trẻ học hỏi và tiếp thu kiến thức nhanh và thông minh hơn. Dưới đây là thời gian ngủ mỗi ngày đối với trẻ ở các độ tuổi khác nhau:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Khoảng 14-18 giờ/ngày
  • Trẻ 2-5 tuổi: Khoảng 11-13 giờ/ngày
  • Trẻ 6-13 tuổi: Khoảng 9-10 giờ/ngày

Nguyên nhân trẻ ngủ không ngon giấc và hậu quả

Những nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ có thể kể đến như:

Nguyên nhân sinh lý giấc ngủ

Nguyên nhân trẻ ngủ không ngon giấc

Theo các chuyên gia nghiên cứu, giấc ngủ của mỗi người được chia thành 2 loại: giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement) và giấc ngủ Non- REM (Non rapid Eye Movement). Theo đó, trẻ sơ sinh thiên về 50% giấc ngủ REM.

Đặc điểm của giấc ngủ REM là mặc dù đã chìm vào giấc ngủ, song não bộ và cơ quan hô hấp duy trì hoạt động liên tục. Điều này khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, dễ bị tỉnh lại trước tác động từ bên ngoài (ánh sáng mờ, tiếng động nhỏ, mở cửa, nói chuyện).

Môi trường

Môi trường ngủ không thoải mái có thể khiến bé khó ngủ và trằn trọc cả đêm. Những yếu tố môi trường phổ biến gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ phòng, chăn đắp quá mỏng hoặc quá dày, quần áo không thoải mái, tã bỉm ướt, chật,…

Chế độ dinh dưỡng

Trẻ khó ngủ và thức khuya còn có thể là biểu hiện của sự thiếu hụt dinh dưỡng. Theo các chuyên gia bác sĩ Nhi khoa, nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là sự thiếu hụt vitamin D. Để đảm bảo an toàn, bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viên để kiểm tra và có chỉ định cụ thể của bác sĩ, tránh tự ý bổ sung vitamin D cho trẻ tại nhà không theo hướng dẫn.

Xem Thêm:   Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm cha mẹ nên làm gì?

Nguyên nhân bệnh lý

Nếu trẻ sơ sinh không chịu ngủ, kèm theo một số dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên sắp xếp đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp phải tổn thương thực thể tiềm ẩn, dẫn đến sức khỏe và giấc ngủ của con bị ảnh hưởng. Ví dụ, béo phì khiến mô mỡ xung quanh cổ tăng lên, dẫn đến tăng áp lực đường hô hấp và cản trở không khí đến phổi. Hậu quả là trẻ sơ sinh khó thở và không chịu ngủ.

Ngoài ra, các bệnh lý thường gặp ở trẻ như viêm tai giữa, tâm thần, trào ngược dạ dày, viêm phổi,… có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bé, khiến bé khó chịu và dẫn đến mất ngủ.

15+ Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc vào ban đêm

Để con ngủ ngon và sâu giấc, mẹ có thể tham khảo 5 mẹo dân gian hiệu quả sau đây:

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc

Thiết lập đồng hồ sinh học 24 giờ cho trẻ

Với trẻ sơ sinh thì việc thích nghi môi trường bên ngoài bụng mẹ cũng cần thời gian, ban đầu bé rất khó khăn để bắt kịp nhịp. Lúc trong bụng mẹ thường có thói quen thức đêm và tiếp tục duy trì sau khi chào đời. Thông thường, trẻ sẽ mất 2-3 ngày thậm chí có trẻ mất 2 tuần để làm quan. Vậy nên cha mẹ cần thiết lập đồng hồ sinh học cho trẻ ở thời điểm này.

Cụ thể, vào ban ngày cha mẹ nên mở cửa phòng thật sáng, chơi với trẻ nhiều hơn và không cần loại bỏ tiếng ồn. Và ngược lại, vào ban đêm cha mẹ cần giữ phòng yên lặng, hạn chế âm thanh và ánh sáng không cần thiết. Việc này sẽ hình thành dần cho trẻ nhận thức ngày và đêm, khi nào cần ngủ và thức giấc giúp bé ngủ ngon hơn.

Tạo không gian ngủ lý tưởng

Cha mẹ cần tạo cho bé không gian ngủ êm ái, tĩnh lặng, không bị ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đây cũng là cách giúp bé ngủ ngon vào ban đêm mà cha mẹ cần áp dụng. Cha mẹ cần chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ thật thoáng mát và thoải mái. Không nên để đồ chơi, chăn đắp, gấu bông xung quanh chỗ bé nằm.

Bởi khi ngủ sâu giấc chân tay trẻ vô tình gạt vào có thể chèn ép lên mũi khiến trẻ bị ngạt và vô cùng nguy hiểm. Nếu sợ trẻ bị lạnh, mẹ có thể dùng túi ngủ cho con. Cần vệ sinh sạch sẽ chỗ ngủ của bé để tránh trường hợp côn trùng đốt hoặc chui vào tai.

Xem Thêm:   Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên tại sao?

Đặt vỏ cam, chanh, quýt trong phòng ngủ

Tinh dầu từ các loại vỏ cam, chanh, quyét có công dụng điều hoà lưu thông máu, thư giãn tinh thần và giúp trẻ dễ đi sâu vào giấc ngủ. Đây là mẹo vô cùng đơn giản nhưng có thể hiệu quả nhanh chóng mà mẹ không nên bỏ qua.

Không sử dụng thiết bị điện tử trong phòng ngủ

Không sử dụng các thiết bị điện tử

Một trong những cách giúp bé ngủ ngon tiếp theo chính là cha mẹ nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,… ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử phát ra khiến trẻ khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Theo các nghiên cứu thì trẻ nhỏ cứ xem thiết bị điện tử thêm 2,5 phút sẽ mất thêm 5 phút để đi vào giấc ngủ ban đêm.

Vậy nên, không sử dung các thiết bị điện tử chính là cách giúp bé ngủ ngon mà cha mẹ cần thực hiện mỗi ngày khi bước vào phòng ngủ.

Dùng cành dâu tằm

Theo quan niệm dân gian, dâu tằm là loại cây có thể xua đuổi tà khí khi bé ngủ, ba mẹ có thể đặt cành dâu tằm (càng tươi càng tốt) trong phòng ngủ của bé có thể giúp bé không bị quấy nhiễu, xua đuổi tà khí và giúp trẻ ngủ ngoan hơn.

Xông phòng bằng bồ kết hoặc tinh dầu

Xông phòng bằng bồ kết hoặc tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, giúp thanh lọc không khí, giúp bé hết khóc và giật mình nửa đêm, trẻ sẽ ngủ ngon hơn.

Ngoài các mẹo dân gian kể trên, mẹ cũng có thể lưu ý quan sát trẻ để có những phương pháp giúp con ngủ ngon và sâu giấc. Một số phương pháp mẹ có thể áp dụng có thể kể đến như:

Không đùa với bé trước khi đi ngủ

Tránh nô đùa với bé trước khi ngủ vì điều này có thể khiến bé tỉnh táo, không muốn ngủ và dẫn đến tình trạng hay giật mình, thức giấc và quấy khóc khi ngủ đêm.

Vì vậy nếu như muốn bé có một giấc ngủ ngon, sâu hơn thì trước khi bé ngủ cha mẹ hãy tránh nô đùa.

Đừng dỗ nếu bé khóc giữa đêm

Nếu trẻ hay giật mình, la hét và khóc to giữa đêm, mẹ hãy đợi khoảng 1-2 phút để trẻ tự quay trở lại giấc ngủ. Chỉ sau vài lần, trẻ sẽ quen dần và ngủ ngon giấc mà không cần tới sự vỗ về từ cha mẹ. Còn nếu trẻ khóc to và lâu hơn 2 phút thì mẹ mới nên thức dậy và ru cho trẻ ngủ tiếp.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý khi dỗ trẻ khóc thì không nên bật đèn hay bế trẻ lên ngay.

Không nên cho bé ăn no trước khi ngủ

Không nên cho bé ăn no trước khi ngủ

Để bé ngủ sâu giấc, không giật mình thì mẹ không nên cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu của bé khiến con không thể ngon giấc. Những thực phẩm nên hạn chế cho trẻ ăn vào buổi tối như: trứng, phomai, thực phẩm giàu protein… mẹ hãy lưu ý!

Xem Thêm:   Giải đáp nguyên nhân và cách điều trị trẻ sơ sinh ngủ ngáy

Tuân theo đúng giờ sinh học của giấc ngủ

Để bé ngủ ngon giấc, mẹ không nên đánh thức khi bé đang ngủ say. Ở những giai đoạn phát triển khác nhau thì thời gian ngủ của trẻ có sự thay đổi: Trẻ sơ sinh khoảng 3 tháng tuổi thường ngủ 20 giờ/ngày, mỗi lần ngủ khoảng 2 – 3 tiếng một lần, không tính ngày hay đêm, còn với trẻ lớn hơn thì thời gian ngủ sẽ ít đi và ngủ đêm nhiều hơn ngày.

Nên tắt đèn trước khi ngủ

Ánh sáng sẽ khiến ức chế sự sản sinh hormone melatonin (một loại hormone giúp con người ngủ sâu hơn) khiến bé khó ngủ, ngủ hay giật mình. Vì vậy nếu như mẹ muốn bé ngủ ngon và sâu giấc hơn thì mẹ hãy tắt đèn trước khi bé ngủ, chỉ để ánh sáng mờ.

Cho trẻ ngậm vú giả

Ngậm vú giả cũng là mẹo hay giúp trẻ ngủ ngon không bị giật mình. Khi thấy bé đã ngủ say thì mẹ có thể bỏ núm vú giả ra là được. Nếu như chọn cách này thấy phù hợp thì mẹ nên chọn cho bé loại núm vú mềm, chất lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ.

Quấn tã

Quấn tã cho bé

Quấn tã khi ngủ sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và có cảm giác đang trong một môi trường an toàn, trẻ khi ngủ sẽ không bị giật mình tỉnh giấc, ngủ ngon và lâu hơn.

Ngủ ít vào ban ngày

Trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày là lý do khiến trẻ thức vào ban đêm. Vì vậy, vào ban ngày nếu trẻ ngủ quá từ 2 – 2,5 giờ, hãy đánh thức bé dậy cho trẻ ăn và chơi, rồi sau đó ngủ lại tiếp.

Tiếng ồn trắng

Môi trường ngủ của trẻ thật khó để không ảnh hưởng bởi bất kỳ tiếng ồn nào dù cho cha mẹ đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vậy nên, cha mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng như tiếng mưa hay tiếng sóng vỗ, tiếng máy sấy tóc, tiếng suối chảy xuôi dòng, tiếng tivi nhiễu sóng… để xóa đi những tiếng ồn không mong muốn khác nhờ đó trẻ sẽ ngủ ngon giấc hơn.

Đây là cách giúp bé ngủ ngon vào ban đêm đã được rất nhiều bà mẹ trẻ áp dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn tiếng ồn trắng với âm lượng phù hợp để tránh ảnh hưởng tới thính lực của trẻ.

Tổng kết

Trên đây là những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tùy vào tính cách, thời gian biểu của mỗi bé mà mẹ lựa chọn cách phù hợp nhất. Do vậy, cha mẹ không cần lo lắng, thay vào đó hãy cố gắng tìm phương pháp chăm sóc con thật tốt.

Cảm ơn các mẹ đã theo dõi!