Bật mí các giai đoạn của giấc ngủ mà mẹ nên biết

thoi-luong-giac-ngu

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với con người đặc biệt đối với trẻ nhỏ, mỗi giai đoạn giấc ngủ sẽ có những chuyển biến khác nhau. Vậy mẹ đã biết các giai đoạn của giấc ngủ hay chưa? Các nguyên tắc để có một giấc ngủ ngon. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thời lượng giấc ngủ bao lâu để bé luôn khỏe mạnh

Theo các khuyến nghị thì mỗi người sẽ có thời lượng giấc ngủ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi cụ thể như sau:

thoi-luong-giac-ngu

Thời lượng giấc ngủ

– Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ 16 tiếng/ngày.

– Trẻ em và thanh niên cần ngủ đủ 9 tiếng mỗi ngày.

– Người trưởng thành sẽ cần ngủ từ 7 – 8 tiếng/ngày.

– Phụ nữa mang thai cần ngủ nhiều hơn vài tiếng so với bình thường trong vòng 3 tháng đầu khi mang thai.

Các giai đoạn của giấc ngủ

Theo các nghiên cứu và phân tích thì giấc ngủ sẽ được chia thành các giai đoạn khác nhau như sau:

cac-giai-doan-cua-giac-ngu

Các giai đoạn của giấc ngủ

Giai đoạn ru ngủ

Đây là giai đoạn bé chuẩn bị bước vào giấc ngủ, thường diễn ra trong khoảng 3 – 15 phút. Lúc này cơ thể của bé sẽ dần chuyển sang trạng thái ngủ nông nên mẹ có thể dễ dàng đánh thức bé.

Những trẻ thức giấc ở giai đoạn này thường có biểu hiện như co giật đột ngột, nhớ những hình ảnh không rõ ràng,… hay còn gọi đây là hiện tượng hypnic myoclonus, xảy ra tương tự như việc giật mình khi đã tập trung suy nghĩ.

Giai đoạn ngủ nông

Giai đoạn ngủ nông chiếm khoảng 50% trong tổng thời gian ngủ hay còn gọi là Catnap. Ở giai đoạn này, mắt sẽ ngừng chuyển động và não sẽ hoạt động chậm hơn. Không những vậy, bên trong não bộ sẽ bắt đầu xảy ra các đợt sóng mạnh có tên gọi là sleep spindle. Các đợt sóng này sẽ thưa dần khi bé chuyển sang giai đoạn ngủ tiếp theo.

Giai đoạn ngủ sâu

Giai đoạn của giấc ngủ sâu chiếm tủ lệ khá ít chỉ dưới 10% tổng thời gian ngủ. Đây được coi là giai đoạn chuyển tiếp giữa ngủ nông và ngủ rất sâu.

Lúc này sóng não diễn ra rất chậm, thỉnh thoảng sẽ được xen kẽ bởi đợt sóng nhanh. Bên cạnh đó, khi cơ thể đang trong giai đoạn ngủ sâu, nhiệt độ, nhịp tim, huyết áp cơ thể đều giảm. Đồng thời hệ thống cơ xương cũng bị giãn ra hơn so với bình thường.

Xem Thêm:   TOP 10+ bài hát ru cho bé ngủ ngon hơn mỗi tối

Giai đoạn ngủ rất sâu

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của giấc ngủ, chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ.

Ở giai đoạn này nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp đều giảm xuống ở mức thấp. Không những vậy mắt, cơ tay, cơ chân cũng sẽ không có chuyển động. Và sóng não bộ lúc này hầu hết sẽ là sóng chậm theta. Tức là cá đợt hoạt động diện sẽ được tạo ra liên tục trong não.

Nếu bị trẻ có phản xạ Moro thức giấc ở giai đoạn này, trẻ thường sẽ có cảm giác mất phương hướng. Sau khoảng vài phút não bộ mới trở thành bình thường.

Giai đoạn ngủ mơ

Khác với các giai đoạn trước, khi bước vào chu kỳ ngủ cơ thì nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, huyết áp của bé sẽ tăng lên mặc dù cơ thể đang ngủ và không hoạt động.

Đây chính là lúc mà giấc ngủ mơ xuất hiện, vậy nên nếu bạn bất chợt tỉnh giác sẽ thường nhớ lại câu chuyện vô lý trong giấc mơ của mình.

6 nguyên tắc để có một giấc ngủ ngon

Việc hiểu rõ hơn về 4 giai đoạn của giấc ngủ sẽ giúp bạn tính được khung thời gian đi ngủ hợp lý nhất sao cho vừa có thể đảm bảo cả thời lượng và chất lượng của giấc ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp cùng những bí kíp ngủ ngon được các chuyên gia khuyến nghị như:

nguyen-tac-de-co-giac-ngu-ngon

Nguyên tắc đẻ có một giấc ngủ ngon

  • Ngủ đúng khung giờ tốt nhất: Đi ngủ trong khung giờ tốt nhất được chuyên gia khuyến nghị giúp bạn cải thiện sức khỏe và thể chất nhờ đó sẽ mang đến giấc ngủ ngon hơn.
  • Tham khảo cách tính chu kỳ giấc ngủ: Việc tính toán thời lượng chu kỳ ngủ sẽ giúp bạn thức giấc vào đúng thời điểm kết thúc của giai đoạn, hạn chế tình trạng thức dậy vào giai đoạn ngủ rất sâu hay giai đoạn ngủ mơ gây ra tình trạng mệt mỏi.
  • Duy trì thói quen đi ngủ đều đặn vào 1 khung giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em cố định mỗi ngày. Bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ đúng giờ và không cần dành quá nhiều thời gian cho giai đoạn ru ngủ. Việc vào giấc ngủ nhanh chóng sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ và duy trì trạng thái tỉnh táo trong ngày.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích sẽ làm rối loạn giấc ngủ, gây khó ngủ và làm giảm thời lượng giấc ngủ REM. Do đó sẽ khiến cho cơ thể của bạn trở nên mệt mỏi, thiếu tập trung, khó kiểm soát cảm xúc và suy giảm trí nhớ.
  • Không nên sử dụng thiết bi có ánh sáng xanh trước khi đi ngủ 2 tiếng: Sử dụng các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh sẽ làm ức chế sản sinh melatonin, đây là một loại hormone tạo cảm giác buồn ngủ. Bạn sẽ cảm thấy rất khó ngủ, thiếu ngủ và chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Tạo môi trường ngủ lý tưởng: những yếu tố cấu thành lên môi trường ngủ lý tưởng bao gồm điều kiện ánh sáng yếu hoặc tối, không gian yên tĩnh, nhiệt độ mát mẻ, phòng ngủ thông thoáng, chăn gối, nệm êm ái sạch sẽ. Vậy nên bạn cần lựa chọn sản phẩm nệm và gối có khả năng nên đỡ cơ thể điều này giúp bạn có thể nghỉ ngơi thoải mái và bảo vệ sức khỏe cũng như khớp xương.
Xem Thêm:   Giải đáp: Trẻ 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ mà mẹ nên biết

Một số câu hỏi về các giai đoạn của giấc ngủ

Giai đoạn nào quan trọng nhất đối với giấc ngủ?

Trả lời: Giai đoạn 3 và giai đoạn 4 là 2 giai đoạn quan trọng nhất đối với giấc ngủ. Những lợi ích của việc ngủ đủ và đúng giấc không bị gián đoạn trong giai đoạn ngủ sâu và ngủ mơ sẽ bao gồm:

cau-hoi-lien-quan-den-giac-ngu

Câu hỏi liên quan đến giấc ngủ

Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này cơ thể sẽ thực hiện quy trình thải độc và phục hồi chức năng đồng thời góp phần phát triển khả năng sáng tạo giúp trí óc minh mẫn hơn. Đây chính là thời điểm “vàng” phát triển xương và cơ bắp, ổn định trong quá trình tăng trưởng nhờ sản sinh các hormone cần thiết, tái tạo các mô và tăng cường hệ miễn dịch.

Giai đoạn 4: Cơ thể sau khi trả qua trọn vẹn giai đoạn 4 sẽ có thể phát triển khả năng sáng tạp, tăng khả năng ghi nhớ, não bộ tự động sàng lọc các thông tin trong ngày, củng cố các ký tức ngắn hạn quan trọng để trở thành ký ức dài hạn.

Mỗi khi ngủ, cơ thể bạn sẽ trải qua nhiều chu kỳ ngủ với 4 giai đoạn của giấc ngủ lặp lại. Để có thể có thể dậy sảng khoái về tinh thần và thể chất thì bạn không nên tỉnh giấc vào giữa các giai đoạn đặt biệt là giai đoạn ngủ sâu và ngủ mơ.

Xem Thêm:   Bật mí 6 tư thế ngủ của trẻ thông minh mà mẹ cần biết

Các yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến các giai đoạn ngủ?

Hiện tại sẽ có 4 yếu tốt chính ảnh hưởng đến các giai đoạn ngủ gồm:

Độ tuổi: trẻ nhỏ thường dành phần lớn giấc ngủ ở giai đoạn 4 – ngủ mơ, nhiều hơn so với thời lượng 20% ở người trưởng thành và người lớn tuổi sẽ dành thời lượng cho giai đoạn ngủ mơ ít hơn.

Chứng rối loạn mất ngủ: chứng mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ ở trẻ sẽ dẫn đến thời lượng chu kỳ ngủ giảm, khiến cho các giấc ngủ chập chờn, dễ gián đoạn gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Chất kích thích: cồn và các thức uống chứa cafein có thể làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ. Như cồn có thể làm giảm thời lượng giấc ngủ REM dẫn tới cơ thể không được phục hồi toàn diện và giảm năng suất làm việc mỗi ngày.

Thói quen sinh hoạt không điều độ: mỗi người sinh hoạt không điều độ đặc biệt là giờ đi ngủ và giờ thức dậy thường xuyên thay đổi sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp sinh học khiến các giai đoạn của giấc ngủ trở nên bất thường và giảm chất lượng nghỉ ngơi.

Tổng kết

Trên đây chúng tôi đã thông tin đến bạn đọc các giai đoạn của giấc ngủ không phải cũng nắm rõ. Hy vọng rằng những thông tin này mang đến cho mẹ kiến thức về giấc ngủ giúp bé ngủ ngon mẹ an tâm hơn.

Cảm ơn chúc mẹ thành công!