Giải thích tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è các mẹ chưa biết

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è đây là câu hỏi mà Adomir nhận được nhiều hiện nay. Trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh khi ngủ thường phát hay rặn è è điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng và chưa biết khắc phục tình trạng này như thế nào. Để khắc phục tình trạng này, mời các mẹ cùng tìm hiểu về trong bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è?

Rặn è è khi ngủ là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra thường xuyên có thể là cảnh báo về vấn đề sức khoẻ ở bé mà mẹ không nên chủ quan.

Theo các chuyên gia, trẻ hay vặn mình, rặn è è và đỏ mặt là hiện tượng sinh lý bình thường. Điều này được giải thích bởi các bé chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ. Do đó, khi mới sinh, tế bào thần kinh của trẻ vẫn chưa biệt hoá vỏ não khiến con hay ngọ nguậy và vặn mình.

Ngoài ra một số yếu tố bên ngoài cũng dẫn đến việc trẻ sơ sinh vặn mình và rặn è è như:

tai-sao-tre-so-sinh-ngu-hay-ran-e-e

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è

  • Không gian ngủ chưa đảm bảo như quá ồn hoặc quá sáng. Chỗ ngủ không thoải mái khiến bé khó chịu như quá nóng hoặc lạnh, chăn gối chưa phù hợp với làn da non nớt của con.
  • Trẻ bị đói hoặc ăn chưa no. Trẻ sơ sinh có dung tích dạ dày rất nhỏ, chỉ khoảng 30ml. Vì vậy, một ngày con sẽ bú rất nhiều cữ, trung bình là khoảng 2-3h. Do đó, nếu mẹ không bổ sung đủ, trẻ sẽ đói bụng, vặn mình, ọ ẹ giữa đêm.
  • Trẻ ọ ẹ đòi đi tiểu hoặc đại tiện. Trẻ sơ sinh khi tiểu hoặc đại tiện thường có thói quen vặn mình hoặc rặn è ẹ.
  • Các yếu tố khác như tã bị ướt, mẹ quấn khăn quá chật, quần áo gây ngứa cũng là lý do tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è.
Xem Thêm:   Tổng hợp các thực phẩm giúp bé ngủ ngon sâu giấc hiệu quả

Bên cạnh yếu tố sinh lý thì mẹ cần lưu ý đến các nguyên nhân bệnh lý khiến bé hay rặn è è như:

  • Do thiếu canxi: Một số bé sinh non, chế độ dinh dưỡng kém có thể bị thiếu canxi. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng này bao gồm: bé rặn è è, bị kích thích và ảnh hưởng bởi tiếng ồn, chậm lớn, thấp còi,…
  • Do trào ngược: Việc mắc hội chứng trào ngược cũng sẽ khiến trẻ ngủ hay giật mình và rặn è è. Ngoài ra, con còn có các dấu hiệu như nôn ói, khó chịu, quấy khóc về đêm.
  • Một số bệnh lý khác như bé bị ngứa do côn trùng đốt hoặc chui vào tai cũng là lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è.

Trẻ sơ sinh ngủ rặn è è có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh vặn mình và rặn è è là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ chấm dứt khi trẻ được 2-3 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bé có các biểu hiện đi kèm như ra mồ hôi trộm, ngủ không sâu giấc, quấy khóc và hay giật mình thì mẹ cần đưa con đi khám. Bởi đây có thể là dấu hiệu của việc trẻ thiếu canxi hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hoá, hệ thần kinh,…

Việc trẻ ngủ rặn è è có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ như

tre-so-sinh-ran-e-e-co-nguy-hiem-khong

Trẻ sơ sinh rặn è è có nguy hiểm không

  • Chậm tăng cân
  • Thấp còi
  • Mất khả năng tập trung
  • Trí nhớ bị giảm sút
  • Miễn dịch kém.

Nếu như trẻ sơ sinh vặn mình và rặn è è do các hiện tượng sinh lý thì mẹ không cần lo lắng. Đến khi con được 2-3 tháng tuổi tình trạng này sẽ tự hết.

Xem Thêm:   Mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh hiệu quả mà mẹ nên biết

Cách phát hiện trẻ ngủ rặn è è sinh lý hay bệnh lý

Để phân biệt trẻ sơ sinh ngủ rặn è è do sinh lý hay bệnh lý, các mẹ hãy dựa vào những yếu tố sau đây:

Trẻ sơ sinh ngủ rặn è è sinh lý hay bệnh lý

Biểu hiện rặn è è do sinh lý

  • Bé vặn mình, rặn è è khoảng 2-3 phút trong 2 hoặc 3 tháng đầu
  • Con vẫn tăng cân bình thường

Biểu hiện rặn è è do bệnh lý

  • Ngoài rặn è è nếu mẹ thấy bé có các dấu hiệu như sau thì cần để ý vì rất có thể ảnh hưởng sức khỏe của con.
  • Bé ngủ không yên giấc, giật mình, nôn trớ, đổ mồ hôi trộm, quấy khóc, suy dinh dưỡng có thể do thiếu canxi
  • Bé bị tổn thương, nóng ngứa có thể do bệnh lý về da

Trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è khi nào cần gặp bác sĩ?

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è? Ngoài sinh lý còn có thể do các bệnh lý liên quan. Vì vậy khi trẻ có các biểu hiện dưới đây, mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ.

  • Kích thích thần kinh cơ
  • Trẻ gồng mình
  • Rụng tóc
  • Quấy khóc
  • Chậm tăng cân
  • Hệ miễn dịch giảm
  • Khó tập trung
  • Biếng ăn
  • Bỏ bú

Khi trẻ sơ sinh rặn è è đỏ mặt cha mẹ nên làm gì?

Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è nếu để kéo dài sẽ gây cản trở đến sự phát triển. Vì vậy khi có dấu hiệu mẹ nên tìm cách khắc phục cho con. Dưới đây là những giải pháp mà mẹ có thể áp dụng:

cha-me-can-lam-gi-khi-tre-so-sinh-ngu-ran-e-e

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh rặn è è đỏ mặt

Đối với biểu hiện bệnh lý

Bổ sung canxi

Thiếu canxi có thể gây ra hiện tượng ọ ẹ và vặn mình ở trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ hãy bổ sung đầy đủ canxi cho con theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên mông sau khi thăm khám. Mẹ tuyệt đối không tự ý mua và bổ sung canxi cho con. Các mẹ hãy bổ sung canxi bằng những thực phẩm giàu canxi cho trẻ. Ngoài ra mẹ có thể cho trẻ tắm nắng từ 6- 9 giờ sáng hoặc sau 5 giờ chiều để tăng khả năng hấp thu canxi.

Xem Thêm:   Trẻ mấy tháng ngủ xuyên đêm và cách giúp bé ngủ xuyên đêm

Khắc phục tổn thương

Với những tổn thương ngoài da như nóng rát, ngứa ngáy hoặc bị côn trùng cắn giấc ngủ của con cũng sẽ ảnh hưởng. Vì vậy mẹ nhớ kiểm tra tã bỉm và da của bé thường xuyên. Nếu có viêm đỏ, lở loét thì cần cho con đi gặp bác sĩ.

Đối với biểu hiện sinh lý

Nếu trẻ vặn mình và rặn è è do sinh lý thì mẹ có thể lưu ý:

  • Thay tã và bỉm thường xuyên.
  • Lựa chọn những bộ quần áo thoải mái, dễ chịu.
  • Nhiệt độ phòng không để quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, mẹ hãy tạo một không gian yên tĩnh, tránh để bé bị giật mình. Chăn màn và gối nệm cần phải giữ sạch sẽ, tránh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Âu yếm, hát ru cho con để tạo cho bé cảm giác thoải mái khi ngủ.
  • Bổ sung các loại dưỡng chất, vitamin cần thiết. Đồng thời mẹ cũng cần phải chú ý đến các thực. phẩm giàu dinh dưỡng để bé được hưởng từ nguồn sữa mẹ

Tổng kết

Như vậy bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è mà các cha mẹ đang quan tâm. Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh vặn mình và hay rặn è è khiến mẹ quá lo lắng và bất an, mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chuẩn đoán chính xác.

Chúc các mẹ thành công!