Tại sao trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt và cách cải thiện

Tại sao trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt và cách cải thiện

Trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt là hiện tượng sinh lý bình thường trước 2 tháng tuổi và dần sẽ mất đi. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì có thể là biểu hiện của bệnh lý. Vậy nguyên và giải pháp của hiện tượng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt là gì, cùng Adomir đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây tình trạng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt

Có rất nhiều khiến trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt. Trong đó có 2 nguyên nhân chính là do sinh lý và do bệnh lý, cùng tham khảo dưới đây:

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt

Do sinh lý

Đây chính là một trong những lý do đầu tiên gây nên hiện tượng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt do hệ thần kinh của trẻ lúc này chưa được phát triển hoàn thiện và còn non nớt. Do vậy trẻ chưa kịp làm quen với môi trường xung quanh hành động gồng mình của trẻ dể dần làm quen với mọi thứ ở bên ngoài. Đây chính là phản xạ tự nhiên khi trẻ mới chào đời nên mẹ không cần quá lo lắng.

Khi trẻ đi vệ sinh thường vặn mình và gồng mình. Đây cũng là phản xạ tự nhiên để đẩy phân ra ngoài, nhiều bé còn ọ ẹ, rướn mình đến mức mặt đỏ thậm chí còn có bé khóc thét lên.

Nếu trẻ đói cũng hay gồng mình la khóc để thông báo cho bố mẹ cần chú ý. Việc cha mẹ cần làm cho bé bú no thì tình trạng này sẽ giảm bớt.

– Ánh sáng trong phòng ngủ quá sáng, tiếng ồn, đệm quá cứng,… cũng là những yếu tố tác động khiến trẻ gồng mình phản xạ với những hiện tượng đang xảy ra xung quanh mình. Vậy nên trẻ sẽ thường gồng mình, quấy khóc khó chịu khi bị ảnh hưởng của các yếu tố trên.

Xem Thêm:   Trẻ khó ngủ thiếu chất gì? Mẹ cần bổ sung gì cho bé

– Có thể do tã bỉm bị ướt cũng gây cho bé cảm giác khó chịu và gồng mình đỏ mặt. Cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra xem tã, bỉm có ướt không để thay cho con.

Thông thường tình trạng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt sẽ hết sau vài phút nếu là do sinh lý. Nhiều lúc sẽ kéo dài hơn mẹ không chú ý thì trẻ sẽ gào khóc lên.

Do bệnh lý

Trẻ sơ sinh gồng mình bệnh lý

Nếu trẻ sơ sinh gồng mình đỏ mặt liên tục, mẹ cần để ý xem trẻ có những dấu hiệu như: trẻ đổ mồ hôi, trẻ rụng tóc vành khăn, trẻ quấy khóc ban đêm,… thì có thể chắc chắn rằng bé nhà bạn đang bị thiếu canxi hoặc vitamin D. Bởi thiếu canxi sẽ khiến trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt.

Khi trẻ bị tổn thương hệ thần kinh trung ương sẽ không kiểm soát được cơ thể thường gồng mình, đỏ mặt và thậm chí cáu gắt. Lúc này trẻ sẽ gào thét khóc rất to, khiến mẹ không hiểu chuyện gì xảy ra. Mẹ cần chú ý đến những thay đổi của bé để có thể xử lý kịp thời.

Một số bệnh lý khác như trẻ bị ngứa ngáy, đau bụng, hay bị côn trùng chui vào tai… trẻ cũng gây phản ứng vặn mình, gồng mình đỏ mặt.

Cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt

Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt không quá khó nếu mẹ cần chú ý và để ý những thay đổi của trẻ. Dưới đây là những giải pháp giúp chấm dứt tình trạng này.

Đối với bé gồng mình đỏ mặt do sinh lý

Cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh hay gồng mình

Việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm để có thể cải thiện được tình trạng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt chính tạo môi trường ngủ cho bé thật thoải mái. Mẹ hãy chuẩn bị cho bé một không gian yên tĩnh, sạch sẽ, không có tiếng ồn, giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn.

Xem Thêm:   Trẻ mấy tháng ngủ xuyên đêm và cách giúp bé ngủ xuyên đêm

Mẹ lựa chọn cho trẻ những chiếc đệm, đủ ấm vào mùa đông. Có thể dùng gối cho trẻ sơ sinh, tránh dùng gối cao khiến trẻ bị mỏi cổ, đau đầu. Nếu xung quanh phòng ngủ của bé có nhiều tiếng ồn thì bạn có thể cho trẻ nghe tiếng ồn trắng, với các loại âm thanh như tiếng sóng vỗ, tiếng mưa rơi,… giúp loại bỏ những âm thanh khác ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho trẻ cũng là một giải pháp hợp lý tưởng giúp trẻ bớt gồng mình. Đối với trẻ bú mẹ, thì mẹ cần ăn đủ các nhóm dưỡng chất để có thể cung cấp cho con thông qua sữa mẹ. Còn đối với trẻ bú sữa công thức thì bạn cần lựa chọn loại sữa có đây đủ thành phần dinh dưỡng và thích hợp với cơ địa của trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh cũng như trẻ dưới 1 tuổi đi vệ sinh từ 10-16 lần/ngày, còn với những trẻ lớn hơn số lượng đi tiểu sẽ giảm dần còn 12h lần/ngày. Nhưng số lần đi tiểu của trẻ cũng sẽ phụ thuộc vào lượng sữa trẻ uống mỗi ngày, trẻ đổ mồ hôi nhiều hay ít. Cho nên mẹ cần phải để ý và thường xuyên thay bỉm tã cho con đảm bảo con luôn được sạch sẽ giúp bé dễ chịu hơn.

Mẹ nên cho bé tắm nắng thường xuyên giúp bổ sung vitamin D vào các khung giờ 7- 9 giờ sáng và từ 17 giờ chiều. Thời gian ánh nắng vừa phải không quá gắt, không làm ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé.

Thường xuyên kiểm tra vùng da nhạy cảm của bé, bởi trẻ nhỏ thường phải đóng bỉm rất dễ bị hăm, nổi mụn. Điều này khiến cho trẻ đau rát, khó chịu và quấy khóc. Mẹ cần chọn lựa cho bé quần áo thoáng mát, sử dụng kem hăm bôi cho bé. Hoặc có thể tham khảo thêm những mẹo dân gian như sử dụng các loại lá tắm cho bé như lá kế, mướp đắng, sài đất,… mục đích giảm ngứa ngáy, rôm sảy.

Xem Thêm:   Giải đáp: Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú hay không?

Bé gồng mình đỏ mặt do bệnh lý

Gồng mình bệnh lý

Với những trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt do bệnh lý thì đó có thể là trẻ thiếu canxi, kẽm,… Để khắc phục tình trạng này mẹ cần bổ sung canxi thông qua thực đơn hàng ngày. Còn với những trẻ đang còn bú mẹ, thì mẹ cần tăng cường thức ăn các loại thực phẩm như thịt bò, tôm, cua, cá,… để cung cấp dưỡng chất cho bé qua việc bú mẹ mỗi ngày.

Trẻ bú sữa công thức, thì việc lựa chọn loại sữa đầy đủ dưỡng chất và thích hợp với bé là điều cần quan tâm hàng đầu. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu như đi phân táo, trẻ bú ít, phân xanh… bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi loại sữa khác cho bé. Giúp bé được cung cấp dưỡng chất đầy đủ, phù hợp với cơ thể của trẻ.

Một số bệnh lý khác như trẻ bị ngứa do côn trùng cắn, hoặc chui vào tai. Bạn cần để ý hơn đến phòng ngủ của trẻ, sử dụng những loại kem chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh. Bôi lên da của bé để giảm vết sưng tấy, giúp bé không bị ngứa ngáy khó chịu, trẻ ngủ ngon giấc hơn.

Tổng kết

Trên đây là câu trả lời cho những thắc mắc của mẹ tại sao trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt. Chúng tôi mong rằng các mẹ có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc bé phát triển toàn diện mẹ an tâm hơn.

Cảm ơn các mẹ đã theo dõi!