Trẻ khóc đêm là một vấn đề được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Nhưng hiện tượng “Trẻ cứ 12h đêm la khóc là gì” thì nhiều người vẫn chưa hiểu được. Mời bạn đọc cùng Adomir tìm hiểu chi tiết tình trạng này cũng như những lời khuyên cho cha mẹ giúp bé ngủ ngon hơn.
Trẻ cứ 12h đêm la khóc là gì?
Trẻ khóc đêm là một trong những ác mộng kinh hoàng của các mẹ bỉm sữa. Thông thường, tình trạng này sẽ diên ra vào các buổi chiều hoặc tối, giai đoạn 2-3 tháng đầu đời. Theo dân gian trẻ cứ 12h đêm la khóc là có thể do yếu tố tâm linh. Cho tằng việc trẻ tiếp xúc với những người đi đám tang, sinh ra vào khung giờ xấu hoặc trong nhà có nhiều âm khí thì trẻ sẽ rất hay gặp phải tình trạng quấy khóc ban đêm.
Tuy nhiên, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác hiện tượng trẻ cứ 12h đêm la khóc. Có một số giả thuyết các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này như bệnh lý, tâm lý, môi trường,… Cùng tham khảo những đặc điểm khi trẻ 12h đêm la khóc.
Trẻ cứ 12h đêm la khóc là gì
– Khóc thét dữ dội, mặt và toàn thân ửng đỏ
– Trẻ sẽ quấy khóc vào một thời điểm nhất định trong ngày, thông thường sẽ là chiều tối hoặc cứ 12h đêm la khóc.
– Biểu hiện: hai bàn tay rẻ nắm rất chặt, bụng căng cứng, đầu gối co lên, lưng còng, oằn mình đáng sợ.
– Bé ngủ không sâu giấc, thường xuyên khóc ré lên
– Trẻ khóc đêm nhiều nên các cữ bú chiều tối thường bị đứt đoạn hoặc bỏ qua điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển.
Tại sao trẻ cứ 12h đêm la khóc
Những lý do khiến trẻ cứ 12h đêm la khóc có thể vì những nguyên nhân sau:
Tại sao trẻ cứ 12h đêm la khóc
Theo tâm linh
Theo quan điểm dân gian, khóc dạ đề tâm linh xảy ra với trẻ khi có những yếu tố như:
– Người trong nhà mới đi đám tang về.
– Con chào dời vào những giờ xấu như giờ Mão mùa đông, giờ Ngọ mùa xuân, giờ Dậu mùa hè và giờ Tý mùa thu.
– Nhà có nhiều âm khí, phong thủy yếu kém.
Theo khoa học
Mặc dù chưa thể xác định nguyên nhân chính xác khiến trẻ cứ 12h đêm la khóc nhưng các nhà khoa học thì hiện tưởng này xảy ra do những yếu tố sau đây:
– Trẻ gặp vấn đề về thần kinh: hệ thần kinh của trẻ trong những tháng đầu đời chưa hoàn thiện nên rất dễ nhạy cảm với môi trường xung quanh. Đôi khi chỉ một tiếng động nhỏ cũng khiến con giật mình tỉnh giấc giữa đêm. Bên cạnh đó, việc quấy khóc do căng thẳng và gặp ác mộng.
– Nguyên nhân tiêu hóa: một số trẻ có bệnh lý về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, đầy hơi, chướng bụng cũng gây khó chịu và khiến trẻ bị giật mình nửa đêm. Những bé như này, nếu trào ngược không được bố mẹ chú ý sẽ rất dễ sặc. Vậy nên mẹ sau khi cho bé bú nên bế thưởng và cho nghỉ ngơi khoảng 15 phút trước khi đặt bé trở về nôi. Ngoài ra, mẹ cũng có thể vỗ ợ hơi cho bé, tránh làm cho khí dư làm con ọc ạch khó vào giấc hơn.
– Bỉm ướt hoặc đói: đây cũng là một nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ 12h đêm la khóc. Vậy nên thế khi trẻ đang ngủ bỗng nhiên giật mình, khóc thét mẹ cần kiểm tra bỉm của con có bị ướt hay không hoặc đã đến giờ con cần ăn chưa.
– Do bị còi xương: trẻ còi xương do thiếu canxi có những dấu hiệu như chậm mọc răng, ra mồ hôi, rụng tóc vành khăn, ngủ hay giật mình,… Vậy nên cách tốt nhất để bé có thể ngủ ngon bằng cách tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D.
Ngoài ra, còn có các yếu tố bên ngoài như ánh sáng phòng ngủ, âm thanh hoặc các bệnh lý như viêm họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp,… cũng là lý do khiến trẻ cứ 12h đêm la khóc.
Hiện tượng trẻ 12h đêm la khóc có ảnh hưởng gì không?
Hiện tượng trẻ 12h đêm la khóc có ảnh hưởng
Trẻ nhỏ mới sinh ra thường hay khóc vào ban đêm. Điều này hoàn toàn bình thường bơi vì con vẫn có những thói quen khi còn trong bụng mẹ. Việc khóc đêm là một trong những dấu hiệu cho trẻ bắt đầu thích nghi với môi trường bên ngoài.
Nhưng nếu tình trạng này kéo dài và kèm theo những dấu hiệu bất thường như bỏ bú, tăng cân chậm,… mẹ cần đưa con đến thăm khám tại cơ sở ý tế để có phương pháp điều trị kịp thời.
Chán ăn: trẻ quấy khóc liên tục có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ con, khiến trẻ không còn hứng thú với việc ăn uống.
Trẻ chậm phát triển: giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ đặc biệt trong những năm tháng đầu đời. Theo các chuyên gia khuyến cáo, khi ngủ não vẫn hoạt động và các cơ quan trong cơ thể vẫn tiếp tục hoàn thiện hơn như tăng cân, tăng chiều cao. Nếu mẹ để bé khóc đêm sẽ khiến chất lương giấc ngủ không được đảm bảo, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của con.
Rủi ro đột tử: Trẻ khó lâu không được dỗ dành có thể gây ức chế hô hấp. Gây khó thở và tăng nguy cơ đột tử.
Ngoài ra, việc bé khóc đêm còn làm bố mẹ mất ngủ, chán nản, mệt mỏi mỗi khi phải dỗ dành con.
Một số lời khuyên cho mẹ khi trẻ cứ 12h đêm la khóc
Trẻ nhỏ khóc đếm có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như phát triển của trẻ. Vậy mẹ đã biết cách nào giúp bé ngủ ngon hay chưa hay cách làm giảm tần suất khóc đêm của trẻ giảm xuống thì có thể tham khảo thêm những gợi ý sau đây:
Lời khuyên cho mẹ cứ 12h đêm la khóc
Thiết lập giờ ngủ cho con
Đây chính là cách giúp trẻ ngủ ngon bằng cách thiết lập khung giờ đi ngủ cố định. Cách làm này sẽ giúp cho trẻ biết thời gian nào là giờ đi ngủ, tránh được tình trạng khóc đêm. Bên cạnh đó mẹ áp dụng một số mẹo như:
– Giảm dần các hoạt động trước khi đi ngủ
– Tắm, mát xa cho bé.
– Âu yếm, thủ thỉ trò chuyện
– Hát ru hoặc cho bé nghe nhạc êm dịu
– Đọc sách, kể chuyện cho con
Thay đổi không gian ngủ cho bé
Không gian ngủ là một trong những yếu tốt hàng đầu giúp bé có thể ngủ ngon và sâu giấc hơn. Vậy nên, mẹ thử áp dụng theo những cách đơn giản như:
– Cho bé nghe nhạc: âm nhạc chính là một cách giúp trẻ ngủ nhanh hữu hiệu mà không phải mẹ nào cũng biết. Mẹ cần mở cho bé một bản hòa tấu có giai điệu nhẹ nhàng, du dương điều này sẽ giúp bé đi vào giấc ngủ nhanh và dễ dàng hơn.
– Hạn chế các yếu tốc kích thích: âm thanh, ánh sáng quá lớn sẽ khiến trẻ hay bị giật mình và khóc thét. Mẹ cần điều chỉnh sao cho phù hợp để trẻ có giấc ngủ ngon hơn.
– Môi trường xung quanh: mẹ cần thường xuyên lau chùi, vệ sinh chỗ ngủ và đặt giường nôi ở vị trí thoáng mát để con đỡ giật mình.
Cho trẻ bú no
Giấc ngủ của trẻ chỉ thực sự sâu và không bị gián đoạn nếu như con được bú no trước khi ngủ. Vậy nên, tốt nhất mẹ hãy đảm bảo con bú đúng cữ. Bên cạnh đó để tránh trường hợp vì bú quá no mà bé bị đầy hơi, chướng bụng thì mẹ nên để con nghỉ ngơi tầm 15 phút trước khi cho bé quay trở lại giường đi ngủ.
Bổ sung canxi và vitamin D
Bổ sung vitamin D
Trẻ nhỏ rất dễ xảy ra tình trạng thiếu canxi và vitamin D đây chính là nguyên nhân khiến trẻ còi xương, suy dinh dưỡng và hay giật mình tỉnh giấc ngủ 12h. Vì vậy, trẻ sơ sinh ngoài bú bé thì các mẹ cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và canxi như thịt đỏ, hải sản, rau xanh. Hoặc cho bé tắm nắng để tăng cường khả năng hấp thụ.
Đối với những gia đình tâm linh, mẹ có thể thử một số mẹo vặt dưới đây như:
– Treo tỏi đầu giường
– Làm gối đinh lăng
– Dùng cành dâu tằm
– Xông phòng bằng tinh dầu
– Đặt dao cùn đầu giường
Tổng kết
Adomir mong rằng những thông tin chúng tôi mang đến cho các mẹ đã giúp trả lời câu hỏi “trẻ cứ 12h đêm la khóc”. Nếu đã áp dụng những cách trên mà tình trạng không thuyên giảm thì mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám tại cơ sở y tế để có cách chữa trị tốt nhất.
Chúc các mẹ thành công!