Catnap là gì? Phương pháp cải thiện giấc cho trẻ sơ sinh

Catnap là gì? Phương pháp cải thiện giấc cho trẻ sơ sinh

Với những mẹ bỉm nuôi con thời hiện đại thì khái niệm catnap không còn quá xa lạ. Nhưng lại có rất nhiều mẹ còn mơ hồ và hiểu sai về catnap, trong bài viết dưới đây Adomir chia sẻ đến khái niệm catnap là gì cũng như những tác động của catnap tới sự phát triển của bé. Cùng theo dõi nhé!

Catnap là gì?

Trong phương pháp nuôi con Easy, catnap được hiểu là một giấc ngủ ngắn vào ban ngày của bé khoảng 30 – 45 phút sau đó thức dậy, khóc và không ngủ lại được.

Catnap là gì

Vậy nên, các biểu hiện dậy liên tục vào ban đêm hoặc có thể ngủ lại nếu được sử hỗ trợ của bố thì không được gọi catnap, có rất nhiều bố mẹ ngộ nhận bởi khi tìm hiểu về giấc ngủ của bé dẫn đến những sai lầm nối tiếp khi tìm kiếm cách khắc phục

Catnap thường xảy xa tại tuần lễ thứ 6. Khi có những biểu hiện catnap ở trẻ sơ sinh bố m ẹ có thể hiểu rằng giờ giấc sinh hoạt của bé đang có vấn đề và cần được điều chỉnh.

Giấc ngủ ngày quá ngắn

Giấc ngủ ngày quá ngắn

Với các em bé được theo Easy ngay từ đầu thì giấc ngủ ngày cực ngắn thường xuất hiện khi bé ở mốc 6 tuần là mốc bé cần thay đổi lịch sinh hoạt lần đầu tiên từ Easy 3 sang Easy 3,5.

Giấc ngủ ngắn và (hoặc) đêm dậy nhiều lần là tín hiệu rõ nhất của sự thiếu phù hợp về nếp sinh hoạt so với tinh thần, thể chất như lứa tuổi của bé.

Trẻ nhỏ 6 tuần tuổi có khả năng nhận biết nhiều hơn, khả năng tích trữ năng lượng tốt hơn và kỹ năng điều chỉnh với môi trường cũng lâu hơn so với một em bé mới tròn 1 tuổi. Khi đó nếu chỉ để bé thức một khoảng thời gian thức quá ngắn như ở Easy 3 (45-50 phút) thì các mẹ sẽ thấy con vẫn ngủ được nhưng sẽ không chuyển tiếp giấc ngủ chu kỳ REM đầu tiên. Nhiều bé tỉnh dậy sau 20 – 30 phút hoặc có thể là 45 phút.

Thời điểm chuyển dịch Easy thực thế chính là thời điểm mẹ nên kéo dài thời gian thức cho bé. Để bé thức lâu hơn đủ để đảm bảo một giấc ngủ ngày có chất lượng.

Vì thời gian thức dài, thời gian ngủ không đổi 1,5 – 2 giờ. Vậy nên khoảng cách giữa các bữa ăn nên được tăng lên tương ứng với sự tăng lên của thời gian. Ví dụ: thời gian thức là 1,5 giờ thì tương ứng Easy 3,5 giờ mà khi thời gian thức 2 giờ thì tương ứng với Easy là 4.

Nguyên nhân gây ra catnap ở trẻ sơ sinh

Thời gian thức quá ngắn con không đủ mệt

Khi bé lớn lên thì thời gian thức ngày càng dài, theo quan sát thì mỗi tuần con lớn lên sẽ tương ứng với khả năng nhận thức lâu thêm 5 – 10 phút trong từng các chu kỳ Easy. Vì vậy bé 8 tuần nếu chỉ nhận thức thời gian quá ngắn, chưa đủ mệt và trùng với việc rơi vào tuần cáu kỉnh thì hiện tượng ngủ cực ngắn sẽ diễn ra phổ biến.

Xem Thêm:   Trẻ khó ngủ thiếu chất gì? Mẹ cần bổ sung gì cho bé

Thời gian thức quá ngắn

Giải pháp: mẹ cần chủ động tăng thời gian thức của con từ 1,5 giờ (theo easy 5) lên 2 giờ (theo easy 4). Việc giãn thời gian cần được tiến hành từ từ, trì hoãn mỗi ngày một ít cho đến khi bé sẵn sàng thức lâu hơn.

Thời gian thức quá dài con bị quá mệt

Tình trạng này thường xảy ra rải rác với các bé theo Easy nhưng bị đưa ra khỏi môi trường sinh hoạt thông thường. Ngược lại với các bé thức quá lâu hoặc môi trường ngủ không đảm bảo cũng có thể dẫn đến tình trạng thời gian ngủ của bé ngắn.

Tình trạng này thường gặp khi bé mẹ không để ý đến thời gian thức cho con và để con quá giấc ngủ mới cho ngủ, hoặc khi bé đi du lịch với gia đình môi trường không quen sẽ dẫn đến khó ngủ. Nếu chuyển giấc giữa các chu kỳ nhiều bé được ngồi xe đẩy hoặc ghế ô tô ngủ sẽ hay bị giật mình tỉnh giấc. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Giải pháp: Mẹ cần làm dịch các tác động môi trường lạ, cắt ngắn thời gian thức, phủ khăn tối lên xe đẩy khi bé đi du lịch và lên kế hoạch để bé ít bị di chuyển khi đến giấc ngủ của con.

Khoảng cách giữa các bữa ăn chưa hợp lý

Khoảng cách giữa các bữa ăn chưa hợp lý

Trường hợp này khi bé quen dạ ăn các bữa ăn quá gần nhau, như một phản xạ có điều kiện chỉ cách một khoảng thời gian ngắn lại muốn ăn lại và mỗi lần ăn sẽ rất ít, ăn không no hay còn gọi là ăn vặt.

Hiện tượng này thường gặp ở các bé không theo Easy, hoặc dù mẹ cho bé thức đến 2 giờ nhưng lại vẫn cho ăn cách 3 giờ một lần. Do đó bé chỉ ngủ 1 giờ là dậy và quen đòi ăn.

Giải pháp: Khi bé dậy sớm hơn 2 giờ thì thay vì cho bé ăn ngay mẹ hãy giúp bé ngủ lại đủ và tối đa thời gian giữa 2 bữa ăn cách nhau là 4 giờ.

Giai đoạn phát triển tinh thần

Giai đoạn này não bộ của bé nhân bản tế bào nhanh chóng, bé học những kỹ năng cơ bản nhất của động vật như cử động cơ bản lẫy, giãy, ngồi trường. Việc học này diễn ra trong các giai đoạn của giấc ngủ vô thức của bé, do đó cha mẹ cần quan sát thì sẽ thấy ngay cả khi con ngủ mà con vẫn học lẫy, trườn.

Xem Thêm:   Mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh hiệu quả mà mẹ nên biết

Chính việc học vô thức này sẽ khiến bé trằn trọc, đôi khi không dậy nhưng mẹ mẹ hiểu nhầm và can thiệp sớm và bé bị làm phiền. Có

Giải pháp: rất tiếc giai đoạn này không có cách khắc phục bởi đây là quy luật phát triển tự nhiên của bé và cha mẹ cần học cách chấp nhận và kiên trì chờ đợi thời gian này qua đi.

Bé chưa biết tự ngủ

Mẹ có biết cách cho bé ngủ ảnh hưởng rất lớn đến thói quen của bé. Nếu mẹ hay bế bé ru ngủ hoặc phải cho ti con mới ngủ thì đây sẽ vô tình tạo nên thói quen khó bỏ.

Như vậy bé sẽ rất thường khó tự ngủ lại khi chuyển giấc dẫn đến dễ gặp phải tình trạng catnap ở trẻ sơ sinh. Mẹ hãy hướng dẫn cho bé cách tự ngủ ngay khi có thể nhé.

Môi trường ngủ không được đảm bảo

Môi trường ngủ không được đảm bảo

Cơ thể con người có hormone giúp gây cảm giác buồn ngủ gọi là melatonin. Bé nhận được nhiều hormone này thông qua sữa mẹ trong tháng đầu tiên và giảm đi trong thời gian sau thì cơ thể sẽ tự sản sinh để cảm thấy buồn ngủ.

Hormone này sẽ sản sinh kém khi môi trường có quá nhiều ánh sáng, vậy nên phòng ngủ nhiều ánh sáng sẽ khiến bé dễ bị catnap hơn. Cơ thể bé quá nóng sẽ thải nhiệt khiến nhịp tim tăng làm cho bé cảm thấy mệt mỏi và khó chịu dẫn đến dễ tỉnh giấc.

Cùng với thời gian đó cơ thể sẽ phát triển và trong đó thính giác. Trẻ sẽ trở nên nhạy cảm với các loại âm thanh tiếng ồn hơn. Nếu môi trường phòng thường xuyên có nhiều tiếng ồn, tiếng đột ngột thì bé sẽ dễ bị tỉnh giấc và không ngủ lại được điều này rất dễ gây ra hiện tượng catnap

Bé quá đói hoặc quá no

Tình trạng này khi bé bị ăn nhiều bữa thường xảy ra với các mẹ nuôi con theo bản năng hoặc đọc sai tín hiệu của bé. Khi bé quấy khóc là mẹ cho bé bú vì vậy bé nên luôn trong tình trạng nửa no, lâu dần thành thói quen đòi ti mỗi 1 – 2 tiếng. Cho bé ăn đủ no và kéo dài khoảng cách giữa các bữa ăn sẽ giúp giấc ngủ của bé tốt hơn, không bị gián đoạn bởi thói ăn vặt.

Xem Thêm:   Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và cách vượt qua hiệu quả

Đối với các bé háu ăn khi ăn quá no sẽ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, đau bụng. Khi cơ thể khó chịu sẽ phát ra tín hiệu đến não khiến bé tỉnh giấc, khó ngủ. Đây cũng là một những lý do phổ biến dẫn đến hiện tượng catnap ở trẻ sơ sinh.

Giải pháp: Sau mỗi lần bú mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé thật kỹ, hoặc giảm lượng bú cho bé ở lần sau.

Catnap có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé

Ảnh hưởng của catnap đến mẹ và bé

Catnap ảnh hưởng tới bé

  • Bé tỉnh dậy liên tục sẽ ảnh hưởng đến đến chất lượng của giấc ngủ và sự phát triển của trí não của bé.
  • Bé ăn ngủ không đúng kịch sinh hoạt, đồng hồ sinh học bị đảo lộn.
  • Vòng luẩn quẩn ngủ ngắn và ti mẹ dẫn đến bé hay cáu gắt.

Catnap ảnh hưởng tới mẹ

  • Mẹ không có thời gian nghỉ ngơi do con ngủ một chút đã tỉnh.
  • Nhiều lúc mẹ cảm thấy bất lực, mệt mỏi không biết phải làm gì với con.

Phương pháp điều trị catnapcho trẻ sơ sinh

Sử dụng nút chờ

Nghĩa là khi bé tỉnh giấc và khóc thì mẹ hãy cho bé thời gian tự trấn an, mẹ đừng vội vào phòng can thiệp ngay. Thời gian chờ có thể từ 3 – 5 phút hoặc có thể lâu hơn tùy theo mức độ chịu được của mẹ.

Đánh thức để ngủ

Mẹ nên vào phòng trước khi thời điểm bé tỉnh giấc, vỗ nhẹ nhàng cho bé tới khi con thả lỏng người sẽ mất khoảng từ 15 – 20 phút.

Tiếng ồn trắng

Phương pháp điều trị catnap

Hãy bật whitenose từ khi bé bắt đầu ngủ đế khi bé kết thúc NAP.

Ti giả

Việc sử dụng ti giả ban đầu bé sẽ không hợp tác ngay. Vậy nên khi bé khóc mẹ hãy vào phòng đặt ti giả vào miệng bé, hãy giữ ti giả cho bé đến khi bé ngủ lại.

Khóc đi – CIO

Khi con tỉnh dậy và khóc bố mẹ hãy đứng ngoài phòng để theo dõi con, hỗ trợ con nếu cần thiết (nôn trớ, khóc quá to).

Nếu bé vẫn khóc đến 1,5 giờ thì hãy kết thức NAP ngay nhé. Nếu bé có thể ngủ lại vào trước đấy, thì để bé ngủ đến hết NAP (2h – 2h15m). Cách này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tâm lý

Tổng kết

Adomir hy vọng rằng qua bài chia sẻ vừa rồi đã giúp phần nào cha mẹ hiểu đúng về catnap là gì cũng như các phương pháp điều trị catnap hiệu quả nhất.

Cảm ơn mẹ đã theo dõi!