Trẻ khóc đêm là hiện tượng thường gặp đối với những bé dưới 3 tuổi. Nhưng hiện tượng này kéo dài sẽ khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng không biết làm như thế nào để giúp con ngủ ngon. Cùng Adomir tìm hiểu trong bài viết dưới đây về các mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh hiệu quả mà chưa chắc bạn đã biết.
Nguyên nhân hiện tượng trẻ khóc đêm tâm linh
Một trong những nguyên nhân gây hiện tượng trẻ khóc đêm tâm linh có thể kể đến những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân gây hiện tượng khóc đêm tâm linh ở trẻ nhỏ
– Do trẻ tiếp xúc với người đi đám tang về hoặc có người thân trong nhà mới qua đời.
– Trẻ sinh vào giờ xấu, nhất là các giờ như giờ Ngọ mùa xuân, giờ Dần mùa hạ, giờ Tý mùa thu, giờ Mão mùa đông.
– Do mẹ hoặc người thân bế trẻ ra ngoài vào ban đêm khiến ma quỷ trêu chọc, quấy nhiễu.
– Trẻ gặp phải những người vía nặng nên đổi tính đổi nết.
– Hoặc có thể do ngôi nhà hoặc phòng ngủ của bé có phong thủy xấu.
Những hậu quả khi trẻ khóc đêm
Trẻ khóc đêm thường xuyên sẽ gây ra những hậu quả khôn lường ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ:
Ảnh hưởng đến trẻ
Đối với trẻ từ 0 – 3 tuổi thì giấc ngủ đóng vai trò quan trọng, nếu trẻ khóc đêm nhiều sẽ khiến giấc ngủ bị gián đoạn làm suy giảm sự gia tăng hormone tăng trưởng khiến con chậm lớn và suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, trẻ khóc đêm cũng có thể gây ức chế hô hấp, gia tăng nguy cơ đột tử và suy giảm khả năng nhận thức. Vì vậy, nếu bé quấy khóc kèm theo những triệu chứng như hoảng sợ, co giật,… cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý nhanh nhất.
Ảnh hưởng đến người chăm sóc
Trẻ khóc đêm sẽ ảnh hưởng đến người chăm sóc đặc biệt là mẹ phải thức đêm dỗ rành và ru con ngủ. Mọi sinh hoạt của người mẹ bị đảo lộn khiến mẹ bị mệt mỏi, căng thẳng thậm chí còn rơi vào tình trạng trầm cảm.
Trẻ khóc đêm dưới góc nhìn khoa học
Dưới góc nhìn khoa học thì trẻ khóc đêm có thể lý giải do như tâm lý, bệnh lý liên quan.
Trẻ khóc đêm dưới góc nhìn khoa học
– Trẻ đang đói: Trẻ sơ sinh dạ dày rất nhỏ nên cần phải ăn liên lục, do đó trẻ rất hay khóc đêm. Trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi thông thường mỗi đêm sẽ dậy 2 lần để bú. Từ 2 – 4 tháng tuổi thì các bé chỉ cần 1 cữ đêm.
– Tiêu hóa gặp vấn đề: Bệnh lý về đường tiêu hóa như trào ngực, viêm dạ dày,… sẽ khiến bé bị đầy hơi, chướng bụng bé cảm thấy khó chịu sinh ra quấy khóc thường xuyên.
– Hệ thần kinh chưa hoàn thiện: Trong giai đoạn nay hệ thần kinh của bé chưa hoàn thiện, vì vậy chỉ một tác động nhỏ từ bên ngoài sẽ khiến bé bị giật mình tỉnh giấc, quấy khóc giữa đêm.
– Trẻ thiếu canxi: đây được coi là lý do hàng đầu khiến trẻ khóc đêm nhiều lần. Hoặc các dấu hiệu như mọc răng , ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn,…
– Do bé đang mọc răng: Khi bé nhà bạn trong một đêm khóc quá nhiều lần thì ba mẹ cần kiểm tra răng miệng của bé. Theo các chuyên gia, khi trẻ mọc răng các cơn đau vùng nướu sẽ khiến con khó chịu, ngủ không ngon và quấy khóc suốt đêm.
– Ban ngày hoạt động nhiều: Những hoạt động ban ngày phấn khích sẽ dẫn đến tình trạng quá tải cảm xúc, tạo ra những cơn ác mộng khiến con giật mình và khóc đêm.
Trẻ nhỏ từ 12 – 16 tuần tuổi tình trạng khóc đêm được xem là một trong những dấu hiệu bình thường khi con làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Tình trạng này sẽ tự động thuyên giảm khi con được 4 tháng tuổi trở đi. Tuy vậy, nếu bé nhà bạn quấy khóc kèm theo những dấu hiệu bất thường dưới đây thì mẹ cần hết sức lưu ý:
– Trẻ khóc dai, thời gian khóc kém dài 3 – 4 tuần, ngày nào cũng khóc trên 3 tiếng.
– Trẻ hay giật mình tỉnh giấc liên tục giữa đêm.
– Trẻ khóc kèm theo những cơn đau bụng, kéo dài 1 – 2 giờ. Ở trường hợp này mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để kịp thời phát hiện và điều trị.
Mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh hiệu quả
Các mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh hiệu quả
– Đốt phong long (đốt giấy giải vía cho bé)
– Đắp lá trà xanh lên rốn bé
– Đặt tỏi ở cửa sổ hoặc đầu giường
– Đốt lá trầu không quanh rốn bé
– Hơ lửa đốt vía để chữa trẻ khóc đêm tâm linh
– Đặt thân cây trúc ngay chỗ bé ngủ
– Dùng một cành dâu, xương rồng ở đầu giường trẻ
– Để dao kéo dưới nêm hoặc dưới chiếu của bé
– Đốt quả bồ kế hơ phòng
– Khi đưa trẻ sơ sinh đi tiêm mẹ nên dùng sin đánh dấu hoặc mang theo tỏi
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ hay khóc đêm
– Cho bé bú: Trẻ quấy khóc ban đêm có thể do bé bị đói, do vậy mẹ cần cho bé ăn đủ no. Nếu mẹ cho bé ăn no rồi mà vẫn quấy khóc thì mẹ có thể sử dụng đến núm vú giả.
– Trò chuyện, vỗ về: bé giật mình quấy khóc là do cảm thấy bất an, nên mẹ hãy vuốt lưng, hát ru để tạo cảm giác an toàn trấn an bé.
– Thay tã lót khi cần: Mẹ cần phải giữ cơ thể của bé luôn khô ráo sạch sẽ điều này giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và ít quấy khóc hơn.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ hay khóc đêm
– Thiết lập thời gian sinh hoạt cố đinh: Nguyên nhân khiến nhiều bé quấy khóc ban đêm đó là do ban ngày ngủ quá nhiều. Do đó các chuyên gia khuyến cáo các mẹ nên ngủ đúng giờ, ngủ trong phòng có ánh sáng vừa đủ, ít tiếng ồn để tránh ảnh hưởng.
– Tạo môi trường nghỉ ngơi cho bé tốt nhất như ít tiếng ồn, ánh sáng,… để hỗ trợ cho bé có một giấc ngủ ngon.
– Thường xuyên thay ga giường, vỏ gối và chăn của bé thường xuyên. Mẹ nên tránh sử dụng các loại bột giặt hay nước xả vải chứa hóa chất dễ gây kích ứng cho da bé.
Tổng kết
Trên đây là những gợi ý về mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linhcho trẻ hiệu quả mà Adomir đã chỉ ra cho các mẹ. Giai đoạn đầu chăm sóc trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn vất vả, các mẹ hãy thường xuyên ghé đọc tham khảo thêm những kiến thức nuôi con hữu ích từ chúng tôi nhé.