Trẻ mọc răng sốt mấy ngày thì hết? Cách chăm sóc trẻ tại nhà

Trẻ mọc răng sốt mấy ngày thì hết? Cách chăm sóc trẻ tại nhà

Trẻ mọc răng sốt mấy ngày đây là câu hỏi của nhiều bậc cha mẹ đang nuôi con trong độ tuổi từ 1 – 3 tuổi. Trẻ bắt đầu mọc răng từ khi được 6 tháng tuổi và hoàn thành việc mọc trong vòng 30 tháng sẽ hoàn thành 20 chiếc răng. Trong giai đoạn này trẻ sẽ mọc răng kèm theo các triệu chứng sốt ho,… Để giải đáp vấn đề này, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ thông tin đến các mẹ nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng hiệu quả tại nhà. Cùng theo dõi nhé.

Trẻ mọc răng sốt mấy ngày thì hết?

Bé sốt mọc răng khiến nhiều cha mẹ lo lắng và điều này cũng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc hơn thường ngày. Sốt là cơ chế miễn dịch tự nhiên nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus gây hại. Tuy vậy, sốt có thể gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Trẻ mọc răng sốt bao nhiêu ngày

Trẻ sốt mọc răng là hiện tượng phổ biến và sẽ chấm dứt tuỳ theo từng cơ địa. Thông thường, ở mức độ nhẹ, khoảng 38 – 38.5 độ C, cơn sốt có thể kéo dài trong thời gian ngắn, khoảng 1 – 2 ngày. Với trẻ đề kháng yếu, ngoài biểu hiện sốt, trẻ còn kèm theo các biểu hiện biếng ăn, quấy khóc, cáu kỉnh và mất ngủ. Thời gian sốt có thể kéo dài tới 3 – 4 ngày.

Trẻ mọc răng sốt cao trên 39 độ C, kèm theo các dấu hiệu bất thường như chảy nước mũi, ho, tiểu ít, nôn mửa,… thì đây có thể là cảnh báo bệnh lý của cơ thể. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

Biểu hiện của trẻ sốt mọc răng

Bé mọc răng sốt mấy ngày có thể gây ra một số triệu chứng rất khó chịu. Tùy thuộc vào thể trạng của trẻ, các triệu chứng này có thể khác nhau.

Xem Thêm:   Mẹo dân gian chữa sốt phát ban hiệu quả cho trẻ nhỏ tại nhà

Một số triệu chứng phổ biến khi trẻ mọc răng bao gồm:

  • Sốt: Nhiệt độ cơ thể có thể tăng khoảng 38°C – 39°C
  • Đau răng: Đau răng là một triệu chứng phổ biến khi trẻ mọc răng. Trẻ em có thể bị đau hoặc khó chịu nhiều hơn khi nhai hoặc ăn uống
  • Chảy nước mắt: Một số trẻ em có thể bị chảy nước mắt khi mọc răng.
  • Ho: triêu chứng này có thể có hoặc không. Nếu trẻ ho kèm đờm thì tốt nhất mẹ đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và được điều trị kịp thời
  • Tiêu chảy: Việc mọc răng có thể làm cho đường ruột của trẻ em bị kích thích và gây tiêu chảy.
  • Khó ngủ: Trẻ em có thể khó ngủ hoặc hay thức dậy vào ban đêm trong giai đoạn mọc răng.
  • Trẻ hay đưa tay lên miệng và cắn gặm đồ cứng: khi mầm răng nhú lên khiến lợi bé ngứa và khó chịu. Tại thời điểm này trẻ có xu hướng đưa tay vào miệng và thường xuyên cắn gặm. Thói quen này cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ sốt mọc răng.

Trẻ bị sốt mọc răng nên ăn gì?

Trẻ khi bị sốt mọc răng có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống, vì vậy cha mẹ nên đảm bảo cho trẻ có chế độ ăn uống phù hợp như:

Trẻ bị sốt mọc răng nên ăn gì

  • Thực phẩm mềm: Cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm mềm như súp, bánh mì mềm, bánh quy mềm, cái này giúp tránh làm tổn thương nướu và răng của trẻ.
  • Thực phẩm dễ nhai: Nếu muốn cho bé ăn các thực phẩm cứng hơn, cha mẹ nên chọn những thực phẩm dễ nhai và ít dính vào răng như chuối, táo, lê, bắp, khoai tây,…
  • Đảm bảo thời gian ăn uống: Trẻ khi mọc răng có thể khó chịu và không muốn ăn, cha mẹ nên cho bé ăn nhỏ dần và thường xuyên để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ dinh dưỡng.
  • Khi trẻ sốt là lúc cơ thể cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Một chế độ khoa học, hợp lý khi bị sốt sẽ giúp trẻ duy trì được sức khỏe và tăng cường sức đề kháng chống viêm
  • Mẹ nên cho bé uống thêm sữa, nước trái cây áp,… những loại thức uống này sẽ giúp bổ sung vitamin
Xem Thêm:   Giải đáp: Trẻ 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ mà mẹ nên biết

Cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng

Sau khi đã biết trẻ mọc răng sốt mấy ngày, mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng để giúp dấu mốc phát triển này của con dễ dàng hơn.

Chăm sóc trước khi mọc răng

Để chuẩn bị cho quá trình mọc răng của trẻ, cha mẹ có thể làm những điều sau:

Chăm sóc trẻ trước khi mọc răng

  • Massage nướu: Cha mẹ có thể massage nhẹ nhàng nướu của trẻ bằng đầu ngón tay hoặc khăn lạnh để làm giảm đau và khó chịu.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi chà lợi, lưỡi cho bé.
  • Cho trẻ ăn uống đủ chất, ưu tiên các thực phẩm mềm và dễ nhai như lòng đỏ trứng, súp tôm, cá,… Bên cạnh đó, mẹ cũng cần cho bé uống thêm sữa, nước ép trái cây để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.
  • Giảm sự khó chịu bằng cách sử dụng các đồ chơi để trẻ có thể ngậm và nhai, hoặc sử dụng các sản phẩm vô trùng dành cho trẻ để giảm sự ngứa nướu.
  • Đi khám nha khoa: Cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra nha khoa định kỳ để đảm bảo răng của bé được phát triển và mọc đúng cách.

Chăm sóc sau khi mọc răng

Sau khi trẻ đã mọc răng, cha mẹ có thể thực hiện các bước sau để giảm đau và khó chịu cho bé:

  • Sử dụng bàn chải răng mềm: Cha mẹ nên sử dụng bàn chải răng mềm để làm sạch răng của trẻ.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau bữa ăn để đảm bảo khoang miệng trẻ luôn sạch vi khuẩn.
  • Cho trẻ làm quen với chỉ nha qua từ sớm để tránh làm tổn thương men răng và giúp làm sạch các kẽ răng hơn
  • Sử dụng thuốc tê nướu: Thuốc tê nướu có thể giúp giảm đau và khó chịu cho trẻ khi răng mới mọc. Tuy nhiên, cha mẹ cần đảm bảo có chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Cha mẹ có thể cho trẻ ăn đồ ăn nguội và chườm khăn lạnh lên vùng miệng, vùng má của trẻ để giảm đau và khó chịu.
  • Điều chỉnh lượng đường trong khẩu phần ăn uống: Thức ăn có nhiều đường có thể gây ra viêm nhiễm nếu không được chăm sóc kĩ càng.
  • Tránh sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau: Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Xem Thêm:   Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ sốt mọc răng 39 độ tại nhà

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Ngoài thắc mắc “ trẻ mọc răng sốt mấy ngày”, cha mẹ cũng rất lo ngại không biết khi nào nên đưa trẻ đi thăm khám và điều trị. Dưới đây là những dấu hiệu bất thường mà cha mẹ có thể lưu ý:

Khi nào cần đưa trẻ gặp bác sĩ

  • Trẻ dưới 3 tháng sốt trên 38 độ C
  • Trẻ trên 3 tháng sốt trên 39 độ C
  • Trẻ sốt liên tục và kéo dài hơn 24h
  • Trẻ sốt ban đêm, kèm theo tiêu chảy, nôn
  • Trẻ mất ngủ, nhìn uể oải, mệt mỏi
  • Mặc dù đã áp dụng tất cả các phương pháp nhưng cũng không thể làm dịu sự khó chịu của trẻ

Tổng kết

Chắc rằng các bậc phụ huynh đã có câu trả lời cho thắc mắc “trẻ mọc răng sốt mấy ngày” và cách chăm sóc hiệu quả khi trẻ sốt mọc răng. Mọc răng là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Do vậy, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách để giảm đau và khó chịu cho bé, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm và sốt.