Giải đáp: Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì giúp giảm bớt

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy là vấn đề phổ biến nhưng cũng khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Rôm sảy có thể giảm ngứa và khỏi hẳn bằng cách tắm các loại lá thảo dược mà nhiều mẹ đã áp dụng thành công. Vậy trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì? Mời bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây cùng Adomir nhé.

Có nên tắm nước lá để trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh hay không? 

Rôm sảy là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt khi vào mùa hè, thời tiết nóng nực khiến các tuyến mồ hôi tắc nghẽn. Trẻ xuất hiện mụn nước li ti dưới da, sau đó nổi mẩn, gây ngứa. Những vùng thường bị rôm sảy chủ yếu ở vùng cổ, ngực, kẽ nách, vùng đầu, bẹn của con. Tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng để kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển. 

Vì vậy bên cạnh phương pháp điều trị y khoa, dân gian còn truyền tai nhau mẹo dùng nước tắm để trị rôm sảy. Vậy thực hư biện pháp này thế nào, có hiệu quả không? 

co-nen-tam-nuoc-la-khi-tre-bi-rom-say

Có nên tắm nước lá để trị rôm sảy

Trên thực tế, tắm lá cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy không chỉ giúp làm dịu các triệu chứng của rôm sảy mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như:  

– Tăng sức đề kháng cho bé :Các loại lá có tính kháng khuẩn và chống viêm giúp tăng sức đề kháng cho bé và ngăn ngừa nhiễm trùng. 

– Làm dịu da và giảm ngứa cho bé :Các loại lá có tính làm mát, giảm ngứa và làm dịu da giúp bé cảm thấy thoải mái và ít khó chịu hơn. 

– Giúp bé ngủ ngon hơn: Tắm lá có tác dụng thư giãn cho bé và giúp bé ngủ ngon hơn. 

Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì? 

Để tắm lá cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy, mẹ cần lựa chọn các loại lá có tính kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu da. Sau đây là một số loại lá thường được sử dụng để tắm cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy: 

Nước chè xanh

Chè xanh là cái tên đầu tiên chuyên để trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh. Trong Đông y, chè xanh có tính hàn, vị chát, công dụng thanh nhiệt, giải độcvà làm lành vết thương. Không chỉ thế các nhà khoa học còn thấy lớn EGCG trong lá chè có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, tăng cường hệ miễn dịch và tái cấu trúc làn da hiệu quả. Vậy nên với trẻ sơ sinh bị rôm sảy mẹ có thể dùng nước lá chè để tắm cho con

la-che-xanh

Lá chè xanh

Cách thực hiện:

  • Chè xanh rửa sạch cho vào nồi nấu
  • Đợi khoảng 5-10 phút thì tắm cho con

Lá sài đất

Lá sài đất có tính mát, tác dụng giải độc, trị rôm sảy và mụn nhọt. Bên cạnh đó, loại cây này còn chứa các chất chống oxy hóa như tanin, flavonoid, saponin và tinh dầu có tác dụng giảm viêm, làm lành vết thương hiệu quả. Vì thế mà nhiều mẹ bỉm đã dùng sài đất để tắm cho con khi bị mẩn ngứa, mề đay.

Thực hiện:

  • Lấy 150g lá sài đất tươi hoặc 70g lá sài đất khô
  • Rửa sạch với nước, để ráo rồi bỏ vào nồi
  • Đun sôi với 2 lít nước rồi tắm cho con

Nước lá bôm bốp

Loại cây này mọc hoanh được tìm thấy ở nơi có khí hậu nhiệt đối. Theo kinh nghiệm dân gian loại cây này có tính mát, khả năng làm sạch nên thường được sử dụng trị rôm sảy, hăm rã cho trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện:

  • Cây bôm bốp rửa sạch, cắt cả thân, lá
  • Tiếp theo cho vào nồi nấu nước cho con
  • Tắm liên tục vài ngày tình trạng rôm sảy của bé sẽ được cải thiện đáng kể

Lá trầu không

Trẻ bị rôm sảy tắm nên tắm lá gì? Thì lá trầu không là đáp án. Theo các chuyên gia, lá trầu chứa nhiền vitamin có tác dụng cân bằng độ ẩm, làm dịu nhẹ cảm giác ngứa ngáy trên da. Không những vậy trong lá trầu không còn chứa một lương lớn niacin, riboflavin, vitamin C và các khoáng chất giúp kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm hiệu quả. Loại lá này sẽ giúp các vết mẩn đỏ nhanh hết, bé không ngứa ngáy, khó chịu.

la-trau-khong

Lá trầu không

Cách làm:

  • Lấy khoảng 10 lá trầu không
  • Tiếp theo rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi đun sôi 15 phút cho các tinh chất tiết ra
  • Pha nước lá trầu không với nước lã rồi tắm cho con

Lá khế chua

Lá khế là cái tên tiếp theo được các mẹ sử dụng nhiều để trị rôm sảy cho trẻ. Trong Đông y, khế có vị chua, tính lạnh, khả năng tán nhiệt, lợi tiểu rất tốt. Vậy nên từ lâu lá này đã được sử dụng để trị chứng lở loét, mụn nhọt, rôm sảy, mề đay

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch, để ráo
  • Cho lá khế vào nồi đun sôi khoảng 10-15 phút
  • Hoặc mẹ có thể giã nát lá khế, rồi chắt nước cốt, pha nước để tắm cho con

Lá diếp cá

la-diep-ca

Lá diếp cá

Lá diếp cá từ lâu được coi là vị thuốc quý, với đặc tính mát, vị cay và khả năng giải độc, tiêu viêm hiệu quả nên lá này thường dùng trong các bài thuốc điều trị rôm sảy, mụn nhọt.

Cách làm:

  • Mẹ cần chuẩn bị 1 nắm lá rau diếp cá
  • Sau đó rửa sạch rồi cho vào nồi nấu thành nước tắm
  • Ngoài ra mẹ cũng có thể giã rau diếp cá rồi đắp lên những vùng da bị nổi rôm sảy. Để khoảng 10-15 phút thì rửa sạch, lau khô trước khi cho bé mặc quần áo

Tắm lá sài đất

Sài đất thường có vị chua, tính mát nên dùng để thanh nhiệt, giải độc cũng như điều trị mụn nhọt, rôm sảy. Nhờ tính an toàn, lành tính nên loại lá này được nhiều mẹ bỉm yêu thích sử dụng để tắm cho trẻ sơ sinh.

Cách sử dụng:

  • 150g lá sài đất tươi hoặc 70g khô
  • Tiếp theo rửa sạch, để ráo, cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước lọc
  • Đợi nước sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp và tắm cho con

Lá dâu tằm

Lá dâu tằm cũng là những loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh, lá dâu tằm có vị ngọt, tính hàn giúp bổ phổi, thanh lọc gan tốt. Bên cạnh đó, lá này còn được dùng để giải nhiệt trừ phong, cầm máu hiệu quả. Bởi những công dụng này trong dân gian lưu truyền bài thuốc dùng lá dâu tằm để trị rôm sảy cho trẻ.

la-dau-tam

Lá dâu tằm

Cách thực hiện:

  • Mẹ lấy khoảng 10-15 lá dâu tằm
  • Rửa sạch, để cho ráo nước rồi đem nấu cùng 1.5 lít nước
  • Đun sôi 5 phút sau đó tắt bếp, đợi nguội rồi tắm cho con tuần 2-3 lần

Nước lá ngải cứu

Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì? Thì ngải cứu được coi như cứu tinh của trẻ bị rôm sảy. Trong Đông y, lá này có vijd dắng, mùi hăng, thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị rôm sảy, điều hòa kinh nguyệt.

Cách thực hiện:

  • Mẹ chỉ cần lấy một nắm lá ngải cứu, rửa sạch, đun với nước
  • Sau đó pha thêm nước lạnh đến khi đạt được nhiệt độ phù hợp thì tắm cho con
  • Nên duy trì thực hiện ngày 2-3 lần các nốt rôm sảy sẽ biến mất

Nước rau sam

Đây không chỉ là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình, rau sam được còn mệnh danh là thuốc trường tho. Loại cây này có vị chua, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc.

Cách làm:

  • Mẹ nên chọn rau sam loại vừa phải không non, không già
  • Rửa thật sạch sau đó giã lấy nước cốt
  • Pha thêm nước lã rồi tắm cho con

Nước lá kinh giới

Lá kinh giới nằm trong danh sách các loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia, loại cây này chứa nhiều kháng sinh, công dụng để điều trị các bênh da liễu như mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa. Không chit hế, người ta còn thấy lượng lớn tinh dầu trong lá kinh giới. Vậy nên, nếu mẹ chưa biết bé bị rôm sảy nên tắm lá gì thì mẹ có thử dùng loại lá này.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới tươi, rửa sạch, giã lấy nước cốt
  • Pha thêm nước lã và tắm cho con
  • Ngoài ra mẹ cũng có thể phơi khô kinh giới rồi cho vào túi buộc kín, sau đó thả vào nước sôi, đợi cho tinh dầu tiết ra thì dùng để tắm cho bé

Nước cỏ mần trầu

co-man-trau

Cỏ mần trầu

Nếu như chưa biết trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì thì mẹ hãy sử dụng nước cỏ mần trầu. Loại lá này có tính mát, vị ngọt đem đến khả năng giải độc, sát khuẩn cao. Vì thế loại lá này thường được tìm thấy trong các bài thuốc điều trị rôm sảy, hăm tã ở trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 ít cỏ mần trầu sau đó rửa sạch
  • Nấu nước và tắm cho con
  • Mẹ nên kiên trì duy trì liên tục vài ngày tình trạng rôm sảy sẽ được cải thiện

Nước lá rau má

Loại lá này được ví như “nhân sâm xanh” rau má có công dụng đặc biệt với sức khỏe. Là thực phẩm có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tăng cường độ ẩm, làm lành vết thương. Vì thế, nếu trẻ đang bị rôm sảy, mẩn ngứa mẹ hãy tận dụng lá rau má để đun nước tắm cho bé.

Cách làm:

  • Rau má rửa sạch
  • Nấu hoặc giã nát rồi pha nước lã để tắm cho con

Nước lá tía tô

Tía tô còn được biết đén thảo dược quí có tác dụng trị ho, cảm sốt, cúm. Đặc biệt, loại lá này còn được xem như một trong những vị thuốc điển hình điều trị rôm sảy, hăm tã.

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô rửa sạch, nấu nước để tắm
  • Hoặc mẹ có thể giã lấy nước cốt, thấm lên vùng da bị nổi rôm sảy
  • Sau 10-15 phút thì rửa sạch, thấm khô bề mặt của da trước khi mặc quần áo
  • Thực hiện cách này vài ngày tình trạng rôm sảy sẽ được cải thiện

Nước lá nhọ nồi

Nhọ nồi hay có tên gọi khác là cỏ mực mọc hoang dại, lành tính, tác dụng tuyệt vời trong việc trị ho, chảy máu cam. Theo kinh nghiêm dân gian sử dụng nước nhọ nồi để tắm cũng giúp trẻ trị sạch rôm sảy, mẩn ngứa nhiệu quả.

cay-nho-noi

Lá nhọ nồi

 

Cách thực hiện:

  • Lá nhọ nồi rửa sạch, cho vào nồi nấu
  • Đợi khi nước nguội thì tắm cho con tuần 3-4 lần
  • Nhớ tráng lại với nước sạch trước khi cho bé mặc quần áo

Tắm nước khổ qua

Trong Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn có tác dụng làm mát cho da. Ngoài ra, khổ qua chứa nhiều vitamin, giúp tái tạo và dưỡng ẩm cho da hiệu quả. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin C trong khổ qua sẽ giúp tăng đề kháng, ngăn ngừa viêm nhiễm. Tắm nước khổ qua giúp mẹ giải quyết được câu hỏi  trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì?

Cách thực hiện:

  • Mẹ dùng khổ qua để nấu nước tắm
  • Thực hiện liên tục 3-5 ngày, các nốt rôm sảy sẽ dần lặn mất

Cách tắm lá cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy 

Sau khi lựa chọn loại lá phù hợp, chúng ta cần thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh. Sau đây là các bước thực hiện tắm lá cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy: 

tam-cho-tre-bi-rom-say

Tắm cho trẻ bị rôm sảy

Bước 1: Chuẩn bị 

  • Chọn loại lá phù hợp và rửa sạch. 
  • Nấu nước với lá trong khoảng 10 phút để chiết ra chất dinh dưỡng và hương thơm của lá. 

Bước 2: Tắm lá cho bé 

  • Đổ nước lá qua lớp gạch lọc để loại bỏ chất bẩn. 
  • Cho nước lá vào bồn tắm hoặc bình dung dịch. 
  • Khi nước lá đã được trộn đều, đặt bé vào bồn tắm hoặc bình dung dịch. 
  • Dùng miếng bông nhỏ hoặc khăn mềm đểnhúng vào nước lá và lau nhẹ nhàng lên vùng da bị rôm sảy của bé. 
  • Sau khi tắm xong, vắt khô và thoa kem chống rôm sảy cho bé. 

Một số lưu ý khi tắm lá chữa rôm sảy cho trẻ 

Tắm lá là phương pháp trị liệu tự nhiên và an toàn cho bé. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cao, các mẹ cần lưu ý một số điều sau: 

  • Không dùng lá có độc hoặc gây kích ứng da cho bé. 
  • Nếu không biết chắc chắn các loại lá có tính kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu da, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi sử dụng. 
  • Chỉ tắm lá khi rôm sảy nhẹ. 
  • Nếu rôm sảy của bé đã trở nên nặng, khó chịu hoặc xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng, nhiễm trùng, hãy đưa bé đến bác sĩ để được khám và điều trị. 
  • Đảm bảo vệ sinh và sạch sẽ. 
  • Trước khi tắm cho bé, hãy đảm bảo rằng mọi đồ dùng (khăn, miếng bông, bình dung dịch…) đều đã được vệ sinh và sạch sẽ. 

Cách phòng ngừa rôm sảy hiệu quả mà mẹ nên biết

Ngoài tắm lá, mẹ cũng có thể áp dụng một số cách ngăn ngừa rôm sảy cho trẻ sơ sinh như: 

cach-phong-ngua-rom-say

Cách phòng ngừa rôm sảy

  • Thay tã lót cho bé thường xuyên. 
  • Thay tã lót cho bé thường xuyên, đặc biệt là khi bé vừa đi tiểu hoặc đại tiện. 
  • Sử dụng kem chống rôm sảy. 
  • Sử dụng kem chống rôm sảy trên vùng da nhạy cảm của bé để giảm nguy cơ bị rôm sảy. 
  • Để da của bé khô ráo và thoáng mát. 
  • Để bé ở trong môi trường khô ráo và thoáng mát để hạn chế việc da tiếp xúc với nước tiểu và phân. 

Tổng kết 

Như vậy bài viết trên đây Adomir đã trả lời cho bạn câu hỏi trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì? Tắm lá là một trong những phương pháp an toàn và hiệu quả để trị rôm sảy. Tắm lá chỉ phù hợp với tình trạng trẻ mắc rôm sảy nhẹ, do đó, nếu tình trạng của trẻ không tiến triển, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

5/5 - (1 bình chọn)