Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ sốt mọc răng 39 độ tại nhà

Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ sốt mọc răng 39 độ tại nhà

Trẻ sốt mọc răng 39 độ là tình trạng khá phổ biến ở các bé. Điều này không chỉ khiến bé khó chịu, mà còn khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng về sức khỏe của bé. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách giúp bé vượt qua tình trạng trẻ sốt mọc răng 39 độ.

Nguyên nhân gây tình trạng trẻ sốt mọc răng 39 độ

Mọc răng là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển thể chất của bé. Trẻ em thường bắt đầu mọc răng từ 4-7 tháng tuổi, và quá trình này kéo dài đến khi bé được khoảng 2-3 tuổi. Khi răng sắp mọc, lớp da trong miệng bé sẽ bị xé toạc, kích thích dây thần kinh và gây đau. Điều này khiến bé khó chịu và gây ra tình trạng sốt mọc răng 39 độ.

Nguyên nhân trẻ sốt 39 độ

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây sốt mọc răng 39 độ:

  • Nhiễm trùng: Khi lớp da trong miệng bị xé toạc để tạo đường cho việc mọc răng, nó trở thành điểm tiếp xúc dễ dàng với vi khuẩn và virus. Điều này có thể gây nhiễm trùng và làm tình trạng sốt của bé trở nên nặng hơn.
  • Viêm nướu: Viêm nướu là tình trạng phổ biến khi bé sắp mọc răng. Nó có thể làm cho lợi bé sưng đau và dễ chảy máu. Điều này khiến bé khó chịu và có thể gây ra tình trạng sốt.
  • Bệnh truyền nhiễm: Một số bệnh truyền nhiễm như quai bị, sởi, hoặc cảm lạnh có thể gây sốt và các triệu chứng khác giống như khi bé sắp mọc răng nên mẹ cần lưu ý.

Trẻ sốt mọc răng 39 độ có nguy hiểm hay không?

Để xác định trẻ sốt mọc răng 39 độ C có nguy hiểm không, ba mẹ cần nắm được các mức độ sốt của trẻ:

Xem Thêm:   Bật mí nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn vọt

Trẻ sốt 39 độ có nguy hiểm không

  • Sốt nhẹ: 37.5 – 38.5 độ C
  • Sốt vừa: 38.5 – 39 độ C
  • Sốt cao: 39 – 39.5 độ C
  • Sốt rất cao: Từ 40 độ C trở lên

Tình trạng sốt mọc răng 39 độ có thể làm cho bé cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Nếu bé không được ngủ đủ giấc, sức đề kháng của bé có thể giảm sút và dẫn đến các tình trạng bệnh tật khác như tiêu chảy, nôn trớ, phát ban, ho, lừ đừ,,… và gây ra hậu quả nghiêm trọng như sau:

  • Co giật, ảnh hưởng đến não bộ và thần kinh, cũng như để lại các di chứng khác trên cơ thể.
  • Nguy hiểm hơn, nếu bé co giật không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.
  • Gây biến chứng về tim mạch, hô hấp, vận động, mất nước.

Ngoài ra, nếu bé bị nhiễm trùng hoặc viêm nướu do quá trình mọc răng, điều này có thể dẫn đến các biến chứng như hở hàm, tổn thương dây thần kinh hay viêm xoang.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sốt mọc răng 39 độ

Khi bé của bạn bị sốt mọc răng 39 độ, có một số cách để giúp bé vượt qua tình trạng này:

  • Đưa bé đi thăm khám: Nếu tình trạng sốt và khó chịu của bé không giảm trong vòng 2-3 ngày, mẹ hãy đưa bé đi thăm khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Trẻ số 39 độ không kèm những biểu hiện nguy hiểm

Trong trường hợp bé sốt nhưng không kèm theo triệu chứng bất thường (nôn trớ, ho, mệt mỏi, lờ đờ,…), ba mẹ có thể tự chăm sóc bé tại nhà theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Dưới đây là một số biện pháp kiểm soát nhiệt độ để cơn sốt của bé nhanh chóng biến mất:

Xem Thêm:   Bật mí cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng cách

Trẻ số 39 độ không kèm theo những biểu hiện nguy hiểm

Cho bé uống đủ nước

Uống đủ nước giúp cơ thể trẻ kiểm soát cơn sốt, đặc biệt là sốt mọc răng 39 độ C dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Do đó, mẹ hãy thường xuyên cung cấp nước cho bé. Với các bé đang còn bú mẹ, hãy duy trì tần suất bú để đảm bảo nhu cầu nước và chất dinh dưỡng cho trẻ.

Hạ nhiệt, giảm sốt an toàn cho bé

Dùng khăn ấm để chườm và lau người liên tục có thể giúp trẻ hạ thân nhiên và giảm sốt. Mẹ nên tập trung vào các vị trí nhiều mạch máu đi qua như cổ, bẹn, nách,… Bên cạnh đó, mẹ nên chú ý tới trang phục của bé. Cho bé mặc đồ thoáng mát, thoải mái để tránh tích nhiệt khiến tình trạng sốt trầm trọng thêm.

Dùng kem giảm đau nướu

Kem giảm đau nướu là một lựa chọn khác để giúp bé giảm đau và khó chịu khi sắp mọc răng. Mẹ có thể mát-xa kem lên vùng nướu bị sưng đau của bé.

Massage nướu cho bé

Điều này có thể làm giảm đau và khó chịu cho bé. Bạn có thể sử dụng ngón tay hoặc một miếng gạc nhỏ để massage nhẹ nhàng các vùng nướu bị sưng đau.

Vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên

Vệ sinh nướu

Vấn đề vệ sinh răng miệng không đảm bảo có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ngày một nghiêm trọng. Với những bé lần đầu mọc răng, mẹ nên vệ sinh nướu, lợi cho bé bằng cách sử dụng miếng gạc hoặc vải mềm, nhúng nước muối sinh lý rồi lau nhẹ nhàng. Với bé trên 1 tuổi, mẹ hãy hướng dẫn bé cách dùng bàn chải. Bàn chai lông mềm có thể giúp bé giảm đau khi vệ sinh. Nếu bé chưa biết cầm nắm, mẹ có thể giữ bàn chải và vệ sinh nhẹ nhàng.

Xem Thêm:   7 cách chữa rối loạn giấc ngủ ở trẻ bằng phương pháp dân gian

Đảm bảo bé được nghỉ ngơi

Trẻ sốt mọc răng 39 độ thường rất mệt mỏi và khó chịu, vậy nên cần được nghỉ ngơi tuyệt đối giúp cơ thể hồi phục. Có một số trẻ vẫn thích vân động nhưng cha mẹ hãy cố gắng khuyên nhủ trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

Bé bị sốt 39 độ có biểu hiện nguy hiểm

Nếu bé bị sốt 39 độ kèm theo các triệu chứng sau đây, các bậc phụ huynh nên đưa bé đi thăm khám ngay lập tức:

  • Bé bị đau hoặc khó chịu khi tiểu tiện.
  • Bé khó thở hoặc hơi thở nhanh hơn bình thường.
  • Bé ăn không ngon và có dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Bé có các triệu chứng về tai như ù tai, đau tai, hay ra mủ từ tai.
  • Bé có các triệu chứng của bệnh viêm phổi như ho, khò khè hoặc khó thở.

Tổng kết

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ biết được vì sao trẻ sốt mọc răng 39 độ C, cũng như cách chăm sóc và xử lý phù hợp. Để giúp bé vượt qua tình trạng trẻ sốt mọc răng 39 độ một cách hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa như giữ vệ sinh miệng, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cho bé ngủ đủ giấc. Điều này có thể giúp bé có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và vượt qua giai đoạn mọc răng một cách dễ dàng.