Khóc dạ đề là gì? Nguyên nhân, cách khắc phục hội chứng Colic

Khóc dạ đề là gì? Nguyên nhân, cách khắc phục hội chứng Colic

Trẻ khóc dạ đề hay còn gọi là hội chứng Colic là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ sơ sinh và gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh. Vậy thực hư chứng khóc dạ đề là gì, nguyên nhân và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Khóc dạ đề là gì?

Khóc dạ đề là gì?

Khóc dạ đề là từ dân gian dùng để chỉ hiện tượng trẻ sơ sinh quấy khóc dai dẳng liên tục trong giai đoạn 2,3 tuần đến 3 tháng tuổi, đặc biệt diễn ra thường xuyên vào chiều tối và ban đêm.

Biểu hiện của chứng khóc dạ đề

Trẻ em quấy khóc là chuyện thông thường. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ chuyển thành hội chứng colic ở trẻ sơ sinh khi tổng thời gian trẻ quấy khóc nhiều thì cha mẹ cần phải lưu ý. Thông thường khóc dạ đề sẽ có các dấu hiệu như sau:

  • Trẻ khóc thét dữ dội, mặt và toàn thân ửng đỏ
  • Khi khóc trẻ thường nắm chặt hai tay, bụng căng cứng, đầu gối co lên, lưng cong, người oằn nhìn rất đáng sợ.
  • Bé luôn quấy khóc vào một thời điểm nhất định trong ngày thường là chiều tối hoặc ban đêm.
  • Trẻ ngủ không sâu, thường xuyên khóc ré.
  • Việc bú mớm có thể sẽ bị đứt quãng bởi cơn quấy khóc của con, thậm chí có trẻ còn bỏ bú trong khoảng thời gian quấy khóc này.
  • Trẻ nhỏ khóc thét từng cơn với cường độ khác nhau không thể dỗ dành.
  • Thời gian khóc kéo dài hơn 3 giờ/ngày hoặc nhiều hơn trong tuần, 3 ngày/tuần, hoặc 3 tuần/ tháng.
  • Tần suất cơn khóc giảm dần khi con 4 – 6 tháng tuổi.

Nguyên nhân gây ra khóc dạ đề ở trẻ

Chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, bố mẹ nên kiểm tra một số nguyên nhân phổ biến thường gặp sau đây:

Mẹ bầu căng thẳng, stress trong thời gian mang thai

Mẹ bầu căng thẳng trong thời gian mang thai

Dù chưa có các nghiên cứu chính thức nhưng nhiều giả thuyết cho rằng trạng thái tinh thần của mẹ khi mang bầu chính là một trong những nguyên nhân gây ra chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, các mẹ nên cố gắng giữ tinh thần thoải mái, thư giãn và hạn chế căng thẳng lo âu để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho em bé khi chào đời.

Xem Thêm:   Bật mí 5 mẹo chữa sốt siêu vi cho trẻ tại nhà hiệu quả nhất

Trẻ bị đau hoặc đang mắc bệnh lý

Khi bị đau hoặc mệt mỏi bởi bệnh lý, quấy khóc là phản ứng thông thường ở trẻ. Cơn đau có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như loét miệng, đau họng, dị ứng,… Bố mẹ nên kiểm tra sớm để phát hiện chính xác cơn đau hoặc bệnh lý mà con đang mắc phải.

Cảm thấy không thoải mái với môi trường xung quanh

Đôi khi chứng khóc dạ đề của trẻ xuất phát từ chính trạng thái không thoải mái với môi trường xung quanh của trẻ. Ví dụ như trẻ bị đói hoặc khát, quần áo không thoải mái, thân nhiệt quá nóng hoặc quá lạnh,… do đó nếu không làm sạch trẻ sẽ bị đau và quấy khóc

Hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh

Hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu vẫn còn non nớt và khó hấp thụ được hết lượng dưỡng chất dồi dào từ nguồn sữa mẹ. Chính vì vậy ở giai đoạn này, trẻ thường xuất hiện các dấu hiệu ợ hơi, kém ăn và đặc biệt là trào ngược dạ dày. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ khó chịu và quấy khóc về đêm.

Trẻ bị đói, khát

Thông thường trẻ sơ sinh sẽ phải bú liên tục, thời gian các cữ ăn cách nhau tương đối gần để đáp ứng cho quá trình tăng trưởng. Do đó bé thường xuyên quấy khóc trong đêm có thể do bé đang bị đói.

Khóc dạ đề có nguy hiểm không?

Nhiều người vẫn cho rằng hội chứng Colic ở trẻ chỉ là một triệu chứng lành tính. Tuy nhiên khi đã chuyển biến thành khóc dạ đề, tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Khóc dạ đề có nguy hiểm không

  • Biếng ăn, giảm cảm giác thèm ăn: Trẻ quấy khóc, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng tới khẩu vị, làm mất cảm giác ngon miệng khi ăn và dần dà gây ra chứng biếng ăn ở trẻ.
  • Chậm phát triển chiều cao, cân nặng: Trong những năm tháng đầu đời, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Khi giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi khóc dạ đề, cân nặng và chiều cao của trẻ không thể tăng trưởng một cách bình thường trong lúc ngủ như những đứa trẻ khác.
  • Suy giảm trí tuệ và khả năng nhận thức: Trí tuệ và năng lực nhận thức của trẻ nhỏ được phát triển trong khi ngủ, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Khi giấc ngủ trẻ kém vì khóc dạ đề, trí tuệ của trẻ cũng vì thế mà chậm phát triển theo.
  • Trạng thái tinh thần bất ổn: Khi trẻ ngủ không được yên giấc, tình trạng cáu gắt, bực bội và không hòa đồng là điều không thể tránh khỏi. Tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của trẻ về lâu dài.
  • Gia tăng nguy cơ đột tử: Tình trạng khóc và giật mình diễn ra liên tục trong thời gian dài tiềm ẩn nguy cơ gây ức chế hô hấp, ngừng thở, thậm chí là đột tử ở trẻ.
Xem Thêm:   Sepp van den Berg: Tài năng trẻ triển vọng của Liverpool FC

Cách điều trị chứng khóc dạ đề ở trẻ hiệu quả

Bố mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ gặp tình trạng khóc dạ đề. Trong trường hợp này, gia đình nên bình tĩnh và áp dụng một số biện pháp sau đây để giảm bớt cũng như điều trị dứt điểm chứng khóc dạ đề ở trẻ:

Massage bụng cho bé

Việc mẹ massage bụng cho bé không chỉ gia tăng liên kết giữa mẹ và bé mà còn củng cố hệ xương phát triển, đồng thời giúp trẻ thư giãn giảm quấy khóc và đầy hơi.

Mẹ làm theo các bước sau:

Chụm ngón tay lại và vuốt xung quanh bụng bé theo chiều chuyển động mái chèo.

Massage bụng bằng các đầu ngón tay theo hình tròn và di chuyển theo chiều quay của kim đồng hồ.

Khi massage bụng cho bé mẹ nên tránh lúc ăn no hoặc khi rốn của bé mới rụng và ngày.

Vỗ về, quan tâm bé

Vỗ về bé yêu

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia thì khóc dạ đề ở trẻ nhỏ thì cha mẹ cần điều chỉnh cảm xúc của mình theo hướng tích cực. Trẻ nhỏ vốn nhạy cảm, bé sẽ có thể phản ứng theo cách mà mẹ đối xử với con. Do đó điều quan trọng lúc này là mẹ cần bình tĩnh, nhẹ nhàng, quan tâm vỗ về con. Cụ thể như:

Mẹ ôm bé vào lòng một cách âu yếm, nhẹ nhàng để bé có thể cảm nhận được nhịp tim và hơi ấm của mình.

Xem Thêm:   Giải đáp: Trẻ bị ho có ăn được thịt gà không?

Hát ru cho bé bằng lời hát nhẹ nhàng để con chìm vào giấc ngủ

Mẹ không nên ép bé bú nhiều, bơi việc bú no sẽ khiến con khó chịu và quấy khóc.

Chữa khóc dạ đề cho bé bằng búp chè non

Nếu mẹ áp dụng hai cách trên không hiệu quả thì mẹ có thể nghĩ ngay đến việc sử dụng mẹo dân gian mà cụ thể là dùng búp chè non. Mẹ cần thực hiện như sau:

Búp chè non mua về rửa sạch, để khô.

Sau đó đặt vào rốn bé rồi dùng băng y tế băng lại.

Tuy nhiên, mẹ cần tự tay đặt nhúm trà vào rốn trẻ. Sau một vài ngày thực hiện thì thực trạng quấy khóc về đêm của bé sẽ được cải thiện.

Sử dụng lá trầu không chữa khóc dạ đề

Lá trầu không chữa khóc dạ đề

Đây là cách được ông cha ta áp dụng để chữa khóc dạ đề cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Bởi loại lá này có tính chất sát khuẩn, kháng viêm và làm lành tính.

Cách thực hiện:

Mẹ lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch để ráo nước rồi êm hơ qua với lửa.

Sau đó đặt lên rốn của bé và băng lại.

Lưu ý mẹ chỉ cần hơ ấm và kiểm tra lại nhiệt độ bằng cách đặt vào mặt trong cánh tay. Tuyệt đối không hơ nóng vì có thể gây bỏng da con. Cách làm này chỉ áp dụng với những trẻ đã rụng rốn và không có dấu hiệu nhiễm trùng.

Chữa khóc dạ đề bằng thân cây trúc

Trúc là loại cây dân gian dùng để chữa dạ đề cho bé.

Cách làm như sau: Mẹ lấy 3 đoạn thân trúc và lén đặt vào chỗ ngủ, lúc làm việc này không để bất cứ ai biết kể cả bé. Sau 1 – 2 lần áp dụng thì tình trạng khóc dạ đề sẽ được cải thiện.

Tổng kết

Qua bài viết trên Adomir đã chi tiết đến bạn đọc các thông tin về khóc dạ đề là gì, dấu hiệu, nguyên nhân và các cách điều trị khóc dạ đề giúp bé ngủ ngon mẹ an tâm. Trong trường hợp nếu trẻ đang trong tình trạng này, bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp mà bài viết đã giới thiệu để giúp trẻ ngủ ngon và cảm thấy dễ chịu hơn.

Chúc các bạn thành công!