Thông thường, trẻ bị sốt phổ biến nhất là liên quan tới viêm đường hô hấp với các triệu chứng ho và sổ mũi đi kèm. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi. Lúc này, nguyên nhân trẻ bị sốt là gì? Cách xử trí trong trường hợp này thế nào. Hãy cùng Adomir đi tìm lời giải đáp trong bài viết sau.
Nguyên nhân trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi
Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt có thể do một số nguyên nhân sau đây:
Nguyên nhân trẻ bị sốt nhưng không bị sổ mũi
Sốt do mọc răng
Sốt là một phản ứng thông thường khi trẻ mọc răng. Ngoài triệu chứng sốt nhẹ, lúc này trẻ còn đi kèm với một số biểu hiện như: biếng ăn, lợi sưng đỏ, quấy khóc nhiều, thậm chí là đi ngoài. Tình trạng này thường sẽ không kéo dài quá lâu và trẻ sẽ không bị ho, sổ mũi.
Sốt do tiêm vắc xin
Trẻ có thể sẽ bị sốt khi tiêm xong các mũi vacxin như bạch hầu, uốn ván, quai bị,… Lúc này, trẻ cũng bị sốt nhưng không ho sổ mũi. Triệu chứng này thường sẽ hết sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao trên 3 .5 độ C hoặc xuất hiện những biểu hiện như mệt lả, ngủ triền miên thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
Sốt phát ban
Trẻ sốt phát ban sẽ sốt cao liên tục trong vòng 3 – 7 ngày, sau đó giảm dần và bắt đầu mọc các vết phát ban, nốt ban có thể mưng mủ nhưng trẻ không ho sổ mũi. Bố mẹ cũng cần đưa trẻ đến cơ sở ý tế gần nhất nếu trẻ bị sốt phát ban không lặn sau 5 – 7 ngày.
Sốt do viêm màng não
Sốt do viêm màng não thường đi kèm với một số triệu chứng như cổ cứng không cử động được, phía sau thóp bị phồng, bị mê man li bì, có thể sẽ kèm theo nôn mửa. Trong trường hợp này mẹ cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay lập tức để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, đặc biệt khi trẻ có dấu hiệu rối loạn ý thức hoặc liệt từ nửa mặt đến nửa thân.
Sốt rét
Sốt rét cũng là một loại sốt mà trẻ không ho không sổ mũi. Các biểu hiện thường thấy ở trẻ sốt rét là sốt kéo dài liên tục, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu. Nếu trẻ bị sốt rét ác tính thì còn đi kèm với rối loạn ý thức, rối loạn tiêu hoá. Với trường hợp này, trẻ cần được tiếp nhận theo dõi và điều trị y tế ngay lập tức để tránh biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Cách điều trị trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi
Khi trẻ bị sốt nhưng không ho không sổ mũi, bố mẹ nên áp dụng một số cách sau để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước
Cho trẻ uống nhiều nước
Khi bị sốt trẻ sẽ đổ nhiều mồ hôi và mất nhiều nước. Vì vậy, bố mẹ cần phải bổ sung nước kịp thời cho bé. Ngoài nước lọc, mẹ có thể cho con uống thêm nước hoa quả để bổ sung vitamin, khoáng chất giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Nếu trẻ còn đang bú mẹ, mẹ hãy cho trẻ bú nhiều để bù lượng nước đã mất do sốt cao và tăng cường sức đề kháng.
Cho trẻ mặc trang phục thoáng mát
Mẹ không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp nhiều chăn khi trẻ bị sốt vì sẽ khiến trẻ khó thoát nhiệt dẫn đến sốt nặng hơn. Thay vào đó, nên chọn những bộ quần áo thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh hơn.
Ngoài ra, cũng nên cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và kín gió để hạn chế việc trẻ bị trúng gió.
Chườm ấm cho trẻ
Mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng khăn chườm ấm cơ thể, đặc biệt tại các vị trí lòng bàn tay, lòng bàn chân, trán, nách, bẹn. Mẹ hãy lau và chườm liên tục cho đến khi trẻ hạ nhiệt. Lưu ý là tuyệt đối không được chườm lạnh vì khi đó, các mạch máu và lỗ chân lông sẽ bị co lại khiến nhiệt không thoát ra được.
Sử dụng thuốc hạ sốt
Cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt
Trẻ sốt từ 38.5 độ C nếu sau khi chườm liên tục mà không thấy thuyên giảm thì có thể dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên không được lạm dụng vì có thể làm trẻ bị ngộ độc. Mỗi lần uống thuốc hạ sốt cần cách nhau tối thiểu 4 – 6 tiếng.
Những trường hợp trẻ sốt cha mẹ cần lưu ý
Nếu trẻ sốt nhưng không ho không sổ mũi mà rơi vào các trường hợp sau đây thì bố cần cảnh giác
- Trẻ sốt tái đi tái lại nhiều lần trong ngày: Những cơn sốt lặp đi lặp lại nhiều lần trong một ngày có thể là cảnh báo nguy hiểm đối với sức khoẻ của bé.
- Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng: Tình trạng sốt này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như: viêm màng não, thủy đậu, sốt xuyết huyết,… Nếu không được điều trị sớm sẽ mang đến những biến chứng nguy hiểm như co giật, biến chứng về đường hô hấp, nghiêm trọng hơn có thể để lại di chứng về não, thậm chí là tử vong.
- Trẻ bị sốt lòng bàn tay, chân nóng: Đa số trẻ bị sốt cao lòng bàn tay, chân nóng đều xuất phát từ các loại virus hay vi khuẩn tấn công. Một số loại vi khuẩn hay virus có thể kể đến như: chân tay miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu,…
Tổng kết
Trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi có thể đến từ nhiều nguyên nhân như mọc răng, sốt sau tiêm phòng, sốt phát ban, sốt rét, viêm màng não,… Khi trẻ gặp tình trạng này, mẹ cần chú ý thực hiện các biện pháp chăm sóc phù hợp để trẻ nhanh chóng lành bệnh.