Trẻ sơ sinh ngủ ít do đâu và cách cải thiện cho bé |Adomir

Trẻ sơ sinh ngủ ít do đâu và cách cải thiện cho bé |Adomir

Trẻ sơ sinh ngủ ít tưởng chừng như sẽ không gây hậu quả gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, giấc ngủ của trẻ vô cùng quan trọng, đặc biệt là trẻ sơ sinh, do vậy, một giấc ngủ đủ và chất lượng sẽ là điều kiện để bé phát triển toàn diện. Khi thấy con có những biểu hiện khó ngủ, ngủ ít, cha mẹ cần xem xét ngay để kịp thời cải thiện cho con giấc ngủ chất lượng. Cùng làm rõ những vấn đề liên quan đến giấc ngủ của con nhé!

Thời gian ngủ chuẩn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ

Ở giai đoạn sơ sinh, nhiều bé vẫn đang điều chỉnh thói quen ngủ bình thường. Trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng từ 16-18 tiếng một ngày. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh khá ngắn và thức dậy thường xuyên để bú cả ngày và đêm.

Thời gian ngủ theo từng giai đoạn của trẻ

Bạn có thể dựa vào bảng thời gian ngủ chuẩn của trẻ để xem con mình có ngủ đủ thời gian theo đúng độ tuổi hay không. Để từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp giúp trẻ phát triển toàn diện cả về tinh thần cũng như thể chất.

Tình trạng ngủ ít ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại?

Thực tế trẻ sơ sinh thường dành cả ngày lẫn đêm để ngủ và chỉ thức xen kẽ giữa các lần bú. Mỗi trẻ sơ sinh sẽ có thời gian ngủ khác nhau, vì vậy để biết bé ngủ ít hay nhiên bạn chỉ cần nhìn tổng thời gian ngủ của trẻ. Nếu như trẻ sơ sinh ngủ ít hơn so với thời gian ngủ chuẩn mỗi ngày theo từng giai đoạn, thì đó là dấu hiệu cho ba mẹ thấy con trẻ đang gặp phải tình trạng ngủ ít. Khi trẻ ngủ ít kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ và kéo theo nhiều hệ quả.

Trẻ sơ sinh ít ngủ là một trong những tình trạng khiến cho bố mẹ khá lo lắng. Khi trẻ ngủ ít không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển và nhận thức của trẻ mà còn gây ra một số vấn đề đối với những người xung quanh.

Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trong lúc ngủ, các tế bào trong cơ thể sẽ hoạt động và sản sinh giúp cho bé phát triển cả về thể chất lẫn nhận thức. Bé có được một giấc ngủ ngon, sâu với khoảng thời gian phù hợp sẽ có được sức khỏe, chiều cao cùng trí não phát triển tốt hơn. Ngược lại, khi trẻ sơ sinh có thời gian ngủ ít, thường xuyên thức giấc quấy khóc thì dễ bị còi cọc và chậm phát triển hơn bình thường.

Bên cạnh đó, tình trạng ngủ ít ở trẻ sơ sinh còn gây nên một số ảnh hưởng đối với mọi người xung quanh. Khi trẻ ngủ ít, đặc biệt vào ban đêm trẻ sẽ rất dễ quấy khóc. Điều này sẽ kéo theo những người xung quanh mất ngủ, luôn cảm thấy mệt mỏi. Bởi vậy, khi trẻ sơ sinh xuất hiện tình trạng mất ngủ, các bậc phụ huynh cần theo dõi và phát hiện sớm để có phương pháp khắc phục kịp thời, mang đến hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển về mọi mặt của trẻ.

Xem Thêm:   Giải đáp: Bị sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu

Trẻ sơ sinh ngủ ít có đáng lo

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít

Bé ngủ ít do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, một số yếu tố thường xuyên gây ra tình trạng con khó chịu, trằn trọc, hay giật mình tỉnh giấc ảnh hưởng đến thời gian ngủ, được thống kê như:

  • Bé đói hoặc quá no

Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh ngủ ít còn có thể do bé bị đói. Cơn đói khiến bé khó chịu và đánh thức bé dậy để được đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, vì dạ dày của trẻ khá nhỏ nên khi bé được cho bú quá no cũng có thể gây đầy bụng, chướng hơi. Điều này chắc hẳn ba mẹ biết cũng gây khó chịu cho con. Do vậy, con dễ bị thức giấc, quấy khóc và khi đó giấc ngủ con không đủ theo chuẩn từng giai đoạn.

  • Môi trường ngủ không phù hợp

Một nguyên nhân khác khiến cho trẻ sơ sinh ngủ ít đó chính là do môi trường không phù hợp. Tiếng ồn, ánh sáng mạnh hay không gian ngột ngạt, bí bách có thể là những tác nhân khiến cho trẻ sơ sinh khó chịu, khó vào giấc và ngủ không sâu. Điều này ảnh hưởng đến thời gian ngủ của bé, khiến trẻ sơ sinh ngủ ít không sâu giấc hơn thời gian chuẩn cần thiết.

  • Nguyên nhân từ bệnh lý

Một số trường hợp, trẻ ít ngủ không phải do tác nhân bên ngoài mà bắt nguồn từ các bệnh lý. Bởi trẻ sơ sinh vốn rất yếu, từ đó dẫn đến bé rất dễ mắc phải các bệnh lý như ốm, cảm sốt,… Các điều này cũng chính là một nguyên nhân gây nên tình trạng ngủ ít ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần lưu ý.

  • Tã của bé bị bẩn, ẩm ướt

Có nhiều bậc phụ huynh hiện nay có thói quen mặc bỉm cho con khi đang trong giai đoạn sơ sinh. Việc này mang lại nhiều tiện lợi như dọn dẹp nhanh chóng và đảm bảo vệ sinh hơn. Bên cạnh những lợi ích đó thì cũng có một số ảnh hưởng nhất định từ việc dùng bỉm cho trẻ. Nếu trong một khoảng thời gian không thay tã thì tã sẽ dễ bị ẩm ướt, điều này khiến bé khó chịu và thức giấc. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít không sâu giấc.

  • Trẻ thiếu chất

Trẻ nhỏ thường thiếu kẽm, vitamin D, canxi thường dẫn tới tình trạng còi xương, ngủ hat giật mình, trằn trọc, đổ mồ hôi trộm, cơ thể thấy bứt rứt và hay tỉnh giấc giữa đêm.

  • Do cha mẹ không tạo thói quen ngủ cho con

Trẻ sơ sinh ngủ ít có thể là do cha mẹ không tạo thói quen ngủ sớm cho con. Nếu như mẹ thường xuyên cho bé thức khuya sẽ tạo thành thói quen cho trẻ. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ ít ngủ mà bạn nên biết để điều chỉnh lại thời gian ngủ cho con sao cho phù hợp.

Xem Thêm:   Tổng hợp hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em dễ nhận biết

Bên cạnh đó, việc cha mẹ để con thoải mái ngủ suốt thời gian ban ngày, sẽ vô tình ảnh hưởng đến “đồng hồ sinh học” của con. Con sẽ tỉnh táo và có thể mất giấc ngủ đêm. Lâu dần, trẻ sẽ bị rối loạn giấc ngủ.

Những hậu quả khi trẻ sơ sinh ngủ ít

  • Trẻ căng thẳng, stress

Trẻ ngủ ít sẽ cảm thấy khó chịu và quấy khóc thường xuyên. Trẻ có thể bị căng thẳng, stress không thể tăng cân được. Thậm chí nếu như trẻ quấy khóc thường xuyên còn dễ mắc phải một số bệnh lý khác về đường hô hấp.

  • Chậm tư duy, giảm tập trung

Trẻ chậm tư duy giảm tập trung

Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh rất quan trọng cho sự phát triển của não, khả năng nhận thức cũng như ghi nhớ. Vì vậy khi trẻ ít ngủ, ngủ không đủ giấc có thể làm giảm sự phát triển trí não khiến trẻ chậm tư duy và giảm tập trung.

  • Rối loạn giấc ngủ

Trẻ sơ sinh ngủ ít, ngủ không đúng giờ giấc sẽ gây rối loạn giấc ngủ. Từ đó khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi và tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý liên quan đến tim mạch.

  • Lịch sinh hoạt gia đình bị đảo lộn

Một tác hại khác khi trẻ ngủ ít đó chính là lịch sinh hoạt gia đình bị đảo lộn. Đặc biệt là người mẹ phải thức theo con nên thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi và cảm thấy áp lực. Nếu như mẹ sau sinh thường xuyên phải thức khuya, mất ngủ còn có thể bị ít sữa, thậm chí là mất sữa.

Giải pháp giúp trẻ sơ sinh ngủ ít hiệu quả

Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh và cảm xúc đối với trẻ sơ sinh. Nếu như bé sơ sinh ngủ ít bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng một số phương pháp giúp trẻ ngủ ngon và ít giật mình quấy khóc hơn. Dưới đây là một số giải pháp mà bạn có thể áp dụng khi trẻ sơ sinh ngủ ít.

  • Giúp trẻ phân biệt ngày và đêm

Đối với trẻ sơ sinh, các bé khi mới sinh ra các bé hoàn toàn chưa có khái niệm phân biệt sự khác nhau giữa ngày và đêm. Để giúp bé phân biệt được ngày và đêm cũng như tạo thói quen thức nhiều vào ban ngày và ngủ lâu hơn vào ban đêm.

Xem Thêm:   Nguyễn Thị Lệ Kim: Hành Trình Vàng của Vận Động Viên Taekwondo Việt Nam

Vào ban ngày, mẹ hãy kéo rèm che để ánh sáng có thể chiếu rọi vào phòng điều này giúp không gian phòng trở nên thông thoáng, giúp bé ngủ ít hơn. Cùng với đó, mẹ nên dành nhiều thời gian chơi đùa, trò chuyện cùng con vào ban ngày để bé tập làm quen với mọi thứ. Ngược lại vào ban đêm cần giữ không gian xung quanh yên tĩnh để trẻ dễ chìm vào giấc ngủ ngon hơn đồng thời hạn chế việc thức đêm giữa đêm.

  • Tạo thói quen ngủ

Bạn nên tạo cho trẻ một thói quen ngủ sớm, nên ngủ đúng giờ. Bạn nên cho bé ngủ theo giờ đối với ban ngày, đặc biệt là giấc ngủ trưa. Giấc ngủ trưa cũng rất quan trọng. Tuy nhiên không nên ngủ trưa quá dài. Nếu ngủ trưa quá nhiều sẽ khiến đêm bé khó ngủ. Mình cần để ý những dấu hiệu khi bé bắt đầu buồn ngủ để dỗ bé đi ngủ để giúp bé hình thành thói quen.

  • Cho bé ăn no trước khi ngủ

Trẻ bú no trước khi ngủ sẽ giúp cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Mẹ cần chú ý cân bằng và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Chúng sẽ đảm bảo giúp trẻ no lâu và ngủ ngon giấc hơn.

Bên cạnh đó mẹ cũng cần chú ý và quan sát tã của bé, khi tã ướt hoặc bẩn cần thay ngay điều này giúp bé cảm thấy thoải mái và ngủ giấc dài hơn.

  • Tạo không gian thoải mái cho bé

Trẻ sơ sinh khi ngủ cần có một không gian mát mẻ, yên tĩnh giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc hít thở. Ngoài ra sự yên tĩnh cũng giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Ngoài ra để giúp trẻ ngủ ngon hơn bạn có thể tham khảo và sử dụng Adomir. Adomir được chiết xuất từ 2 thảo dược chính là Cây Nữ Lang và Cây Tía Tô đất. Nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Châu Âu. Adomir có tác dụng thỗ trợ trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngon một cách tự nhiên.

Tổng kết

Trẻ sơ sinh ngủ ít có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Vì vậy, khi thấy trẻ ngủ ít hơn so với thời gian ngủ chuẩn bạn hãy tìm hiểu xác định nguyên nhân để có biện pháp khắc phục phù hợp nhất.

Hãy liên hệ Tổng đài 0854.902.902 để được tư vấn trực tiếp từ Chuyên gia, Bác sĩ về vấn đề giấc ngủ của con cũng như sản phẩm Adomir ba mẹ nhé!