Tổng hợp hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em dễ nhận biết

Tổng hợp hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em dễ nhận biết

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, căn bệnh này lại thường bị bố mẹ nhẫm lẫn với sốt rét, sốt virus hay sốt phát ban. Để giúp bố mẹ biết cách phân biệt căn bệnh này, mời bố mẹ tham khảo những hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em trong bài viết dưới đây.

Sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?

Sốt xuất huyết ở trẻ em là căn bệnh do virus Dengue gây ra, lây nhiễm qua vật chủ trung gian là muỗi vằn Aedes. Sau khi muỗi hút máu của người mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ bị nhiễm virus và lây sang cho người bình thường khi đốt.

Sốt xuất huyết nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên trẻ nhỏ có nguy cơ mắc cao hơn do hệ miễn dịch còn non nớt.

Tính đến hiện nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, cần phát hiện sớm thông qua các triệu chứng để điều trị kịp thời, tránh để những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Muốn vậy, mời bố mẹ tham khảo hình ảnh sốt xuất huyết ở trẻ em sau đây để dễ dàng nhận biết hơn.

Những hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết lần lượt xuất hiện theo 3 giai đoạn. Mời các bạn cùng theo dõi hình ảnh sốt xuất huyết ở trẻ em theo từng giai đoạn cụ thể.

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn khởi phát, các triệu chứng ở trẻ chưa rõ ràng. Tuy nhiên cũng có một số trẻ biểu hiện khá sớm. Ban đầu, trẻ sẽ sốt cao, đau nhức, buồn nôn và nôn, kèm theo đó là hiện tượng xuất huyết dưới da, thường ở các vùng cổ, bụng, ngực, lưng và các chi.

Xem Thêm:   Phương pháp điều trị trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét

Giai đoạn nguy cấp

Sau vài ngày bị sốt; trẻ sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng như: mệt mỏi, đau người, đau bụng, chướng bụng, chán ăn, kèm theo đó là các vết mẩn đỏ ở mặt, lòng bàn tay. Ngoài ra, một số trẻ còn có thể bị đầy bụng, bồn chồn, tay chân lạnh và nhiệt độ giảm.

Giai đoạn nguy cấp

Ở giai đoạn này, bố mẹ cần theo dõi mạch và huyết áp của trẻ thường xuyên. Đồng thời cũng cần kiểm tra lượng nước và lượng nước tiểu.

Giai đoạn phục hồi

Trong giai đoạn này, thân nhiệt trẻ đã giảm xuống.Trẻ sẽ có số lượng tiểu cầu cao hơn, nhịp mạch và huyết áp cũng đã ổn định. Trong quá trình hồi phục, lưu lượng máu tăng đến tất cả các mô trong cơ thể, và các cơ quan bắt đầu hoạt động bình thường trở lại. Sẽ mất khoảng 48-72 giờ để trẻ hoàn toàn hồi phục bình thường.

Giai đoạn hồi phục

Lúc này, trẻ sẽ lấy lại cảm giác thèm ăn và có nhiều năng lượng hơn, bớt đau bụng, chướng bụng. Tuy nhiên, vẫn sẽ còn các nốt mẩn đỏ và ngứa trên lòng bàn tay và lòng bàn chân (không bong tróc da).

Cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt phát ban

Nhiều phụ huynh thường gặp khó khăn trong việc phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết bởi cả hai đều có triệu chứng ban đầu là sốt, sau đó phát ban trên da. Điều này gây trở ngại trong việc chẩn đoán và đưa ra phương án xử lý chính xác. Vậy làm thế nào để phân biệt hình ảnh sốt xuất huyết và sốt phát ban ở trẻ em như thế nào?

Xem Thêm:   Trẻ bị phát ban sau sốt cần kiêng gì để nhanh khỏi bệnh

Cách đơn giản nhất chính là dùng ngón tay trỏ và cái để căng da tại vị trí nổi ban đỏ. Sau khi căng da ra, nếu nốt ban biến mất, buông ra lại hồi phục ngay thì có thể xác định đây là vết ban do sốt phát ban. Ngược lại, nếu sau đó những chấm đỏ li ti này không lặn thì đó là trẻ bị phát ban do sốt xuất huyết.

Các phương pháp điều trị sốt xuất huyết ở trẻ

Tính đến hiện tại, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, đa phần các biện pháp điều trị sốt xuất huyết ở trẻ đều nhằm mục đích giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Một số cách bố mẹ nên áp dụng cho trẻ là:

Phương pháp điều trị sốt xuất huyết

  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Tăng cường uống nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
  • Ăn uống nhiều dưỡng chất.
  • Có thể sử dụng thuốc giảm đau chứa thành phần paracetamol.

Lưu ý là sốt xuất huyết do virus gây ra nên không thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Trong trường hợp sốt xuất huyết nặng, cần đến bệnh viện để được điều trị bằng phương pháp dịch truyền tĩnh mạch hoặc truyền máu nếu chảy máu nghiêm trọng.

Những điều cần tránh khi trẻ bị sốt xuất huyết

Để giúp trẻ hồi phục nhanh hơn và không làm tình trạng của trẻ trở nên trầm trọng hơn, bố mẹ cần lưu ý tránh những điều sau trong quá trình chăm sóc trẻ:

  • Không ăn trứng: Ăn trứng có thể khiến cơ thể tích trữ một lượng nhiệt lớn, khó phát tán ra ngoài nên lâu hạ sốt hơn
  • Không ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ: Đây là những nguy cơ hàng đầu gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Điều này khiến trẻ càng mệt mỏi và bệnh chậm hồi phục hơn.
  • Không ăn uống đồ ngọt: Việc hấp thụ qua nhiều đường vào cơ thể sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của các tế bào bạch cầu, khiến bệnh nhân sốt xuất huyết lâu khỏi hơn.
  • Không được tự ý truyền dịch cho trẻ tại nhà: Đây là điều bố mẹ cần tuyệt đối tránh vì có thể gây hậu quả nghiêm trọng như phù nề, suy tim, thậm chí là tử vong.
Xem Thêm:   Bé bị ho khan từng cơn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Hướng dẫn cách phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để giúp trẻ tránh xa nguy cơ mắc sốt xuất huyết, bố mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau đây:

Phòng tránh sốt xuất huyết

  • Mặc cho trẻ quần áo và mũ che được tay, chân và đầu.
  • Bôi thuốc chống côn trùng.
  • Bôi thuốc diệt côn trùng permethrin lên quần áo và giày dép.
  • Ngủ dưới màn chống muỗi.
  • Sử dụng một số thiết bị đuổi côn trùng.
  • Lắp lưới chắn côn trùng trên cửa sổ và cửa ra vào.

Tổng kết

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em theo từng giai đoạn khác nhau. Đồng thời, Adomir cũng hưỡng dẫn bố mẹ một số cách giúp điều trị và phòng tránh sốt xuất huyết cho con.