Thời điểm giao mùa, hiện tượng ho xảy ra với nhiều người trong đó có cả trẻ nhỏ. Tình trạng này sẽ kéo dài rất lâu khiến bản thân người bệnh khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và nhất đối với trẻ nhỏ. Để giúp bé giảm ho hiệu quả, cha mẹ có thể áp dụng cách giảm ho cho trẻ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nhanh chóng dưới đây cùng Adomir nhé!
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị ho
Ho là hiện tượng cơ thể phản ứng lại các tác động từ môi trường xung quanh, hạn chế sự xâm nhập của dị vật hoặc tham gia vào việc tống xuất bài tiết ra ngoài. Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn kém và sức đề kháng không cao nên các cơn ho sẽ thường xuyên và giai dẳng khiến trẻ mất ngủ cả đêm.
Các loại ho phổ biến
Để biết cách giảm ho cho bé nhanh chóng thì cha mẹ cần phải biết bé nhà mình đang gặp phải loại ho nào:
Các loại ho phổ biến
Ho có đờm
Nguyên nhân thường gặp ở cơn ho này là do viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hen,… Ho có đờm là hiện tượng tống xuất dị vật (đờm) ra ngoài. Các cơn ho đờm còn kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng và biếng ăn. Tình trạng này thường kéo dài 1 đến 3 tuần, vào những ngày đầu cơn ho sẽ rất tồi tệ. Trung bình, trẻ sẽ thường bị cảm từ 5 đến 10 lần mỗi năm.
Ho khan vào đêm
Cha mẹ nếu thấy trẻ bắt đầu ho khan thì cần đưa bé đi thăm khám, bởi ho khan bắt nguồn từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như vùng mũi và cổ họng. Ngoài ra, ho khan là dấu hiệu sớm của bênh viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Ho khan bắt đầu nặng hơn vào buổi tối và khi trẻ vận động.
Ho gà
Ho gà là căn bệnh ngày càng phổ biến, nguyên nhân bắt nguồn từ “cuộc tấn công của các con vi khuẩn” tấn công vào lớp lót đường thở, gây viêm trầm trọng, làm hẹp đường thở, nguy hiểm nhất là có nguy cơ chặn đường thở ở bé. Bé có thể bị thiếu oxy do hiện tượng khó thở và mặt bé trở nên tím tái.
Ho gà tình trạng tương tự như cảm cúm, nhưng các cơn ho ở trẻ càng lúc càng nặng hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Trẻ ho rất nhiều, thậm chí còn ho hơn 25 lần mỗi lần thở. Giữa các lần ho, trẻ khó thở và tạo ra âm thanh giống tiếng gà khi trẻ hít vào.
Ho trầm trọng
Nguyên nhân của cơn ho này là do một loại virus gây bệnh ở đường hô hấp và bắt đầu ủ bệnh trong thời gian dài ở bé. Trong những ngày đầu bị nhiễm virus, con của bạn sẽ không có biểu hiện triệu chứng và dễ lây nhiễm cho người khác, đặc biệt là những người thường tiếp xúc với trẻ.
Ho ông ổng
Nguyên nhân bắt nguồn từ viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ, bệnh này thường xuất hiện vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau với độ tuổi ở trẻ từ 6 tháng đến trẻ 3 tuổi.
Âm thanh của tiếng ho như tiếng hải cẩu, cơn ho thường diễn ra vào ban ngày và càng trở nên tệ hơn vào ban đêm. Một số trẻ rất nhạy cảm nên thường dễ mắc bệnh viêm thanh khí quản khi bị cúm.
Cách giảm ho cho trẻ bằng phương pháp dân gian
Cùng Adomir tìm hiểu các cách giảm ho cho trẻ tại nhà hiệu quả:
Chữa ho với quả lê
Theo y học hiện đại, quả lê có chứa các thành phần như canxi, phốt pho, chất xơ, các axit amin, vitamin, chất chống oxy hóa nên có công dụng tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch, cải thiện chức năng hệ hô hấp.
Chữa ho cho bé bằng quả lê
Chuẩn bị: 2 quả lên, 1,5 thìa đường phèn, 1 thìa kỷ tử, 6-8 quả táo tàu khô, 1,5 cốc nước
Cách làm:
- Rửa lê dưới vòi nước sạch, sau đó gọt vỏ, cắt lê thành lát mỏng hoặc cắt quân cờ tùy thích
- Táo Tàu và kỷ tử xả dưới vòi nước cho sạch bụi.
- Cho lê đã thái, táo tàu, kỷ tử vào nồi, đổ nước và đường phèn vào nấu trên lửa lớn. Nếu đường phèn có kích thước lớn, mẹ nên dùng chày đập nhỏ đường ra.
- Khi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa, canh chừng để nước không trào ra ngoài.
- Tiếp tục nấu trong khoảng 15 – 20 phút.
- Lê sau khi hầm, bạn đổ ra chén nhỏ cho nguội. Bạn có thể cho bé ăn khi lê đã nguội hẳn hoặc cất trong ngăn mát cho bé dùng dần trong 1 – 2 ngày.
Bạn có thể dùng cách chưng lê trị ho cho bé này như một món tráng miệng hay ăn nhẹ cho bé.
Chanh đào mật ong
Theo Đông y, chanh đào có vị chua, tính mát, vào ba kinh tì, vị và can, có tác dụng thanh nhiệt, giảm cân, tiêu mỡ, trừ ho, viêm họng, lợi tiểu tiện, kháng viêm, tiêu độc. Chanh thường được thu hoạch vào tháng 8, 9. Khi chín, chanh đào có vỏ mỏng, ruột màu hồng đào, rất nhiều nước.
Chanh đào mật ong
Cách ngâm:
Chuẩn bị: chanh đào 1kg, mật ong 1 lít, đường phèn 0.5 kg, tốt nhất là bạn dùng mật ong rừng, hiệu quả sẽ tốt hơn.
Dùng bình thuỷ tinh, rửa sạch chanh đào rồi ngâm 30 phút với nước muối, để ráo nước. Sau đó, cắt bỏ cuống, thái lát mỏng, xếp từng lát vào bình thuỷ tinh. Cứ 1 lớp mỏng chanh đào thì bạn rắc 1 lớp đường phèn, sau đó đổ mật ong, làm tuần tự tới khi đầy bình. Phần trên cùng dùng vỉ nén đè lên, tránh tình trạng mốc. Sau cùng đậy nắp kín và để nơi thoáng mát.
Giảm ho cho bé với gừng
Theo đông y gừng có vị cay, tính ấm và có tác dụng giải hàn, giải độc,… nhờ công dụng này mà gừng là một bài thuốc dân gian trong việc trị hô hấp, viêm họng, viêm phế quản,… chứa nhiều gingerol, được sử dụng để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, giúp chống lại cảm cúm cũng như cảm lạnh thông thường.
Giảm ho cho trẻ bằng gừng
Cách làm như sau:
– Chuẩn bị một củ gừng nhỏ và hai muỗng đường phèn
– Gừng đem gọt bỏ vỏ, rửa sách sau đó thái sợi
– Đặt gừng và đường phèn vào chén
– Đêm đi cách thủy trong vòng 15 – 20 phút
– Sau đó để nguội, loại bỏ phần rắn, chắt phần nước cho bé uống từ 2-3 lần/ngày.
Giảm ho cho bé với tỏi
Tỏi có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt thích hợp chữa trị các bệnh liên quan tới nhiễm khuẩn đường hô hấp. Đặc biệt trong tỏi chức hàm lượng germanium rất cao. Tỏi giúp nâng cao sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.
Chữa ho cho bé bằng tỏi
Cách thực hiện:
– Lấy 2 – 3 tép tỏi, đập dập cho vào bát và thêm nửa bát nước
– Lấy 1 viên đường phèn và hấp cách thủy 15 phút
– Để ấm, lấy nước tỏi cho bé uống, ngày 2 – 3 lần
Sử dụng lá húng chanh để chữa ho
Theo y học cổ truyền húng quế có vị cay, tính ấm, mùi thơm có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn dùng để chữa viêm họng, giải cản và chữa ho, cảm cúm,… là phương thuốc dùng để sắc uống.
Cách làm như sau:
– Rửa sạch lá 15 – 16 lá húng chanh, 4 – 5 quả quất xanh và sử dụng máy say say nhuyễn.
– Tiếp theo cho thêm đường phèn, đem hỗn hợp hấp cách thủy trong vòng 20 phút, lấy nước cốt đã loại bỏ xác cho bé uống liên tục 1 – 2 lần mỗi ngày đến khi hết ho.
– Mẹ nên cho bé sử dụng khi còn ấn hay nóng nhẹ, tránh uống khi lạnh, hạn chế để nguội để đường thở không bị kích thích
Cách giảm ho cho bé bằng lá hẹ
Rau hẹ có nhiều tác dụng như có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay,… có tác dụng ôn trùng, hành khó, tán hàn và giải độc. Thông thường được sử dụng trong các bàu thuốc đau tức, ngã chấn thương, ho.
Giảm ho bằng lá hẹ
Các bước thực hiện:
– Chuẩn bị 10g lá hẹ và 3 thìa cà phê mật ong
– Sơ chế phần lá hẹ rồi cắt khúc
– Cho lá hẹ vào bát nhỏ và thêm mật ong
– Chưng cách thủy trong nồi khoảng 15 phút
– Chắt lấy nước cốt, loại bỏ xóc, rồi cho bé uống
Giảm ho cho bé bằng hoa hồng trắng
Hoa hồng trắng vó vị ngọt, tính bình, mùi nhẹ, không độc. Công dụng phổ biến trong y học là giúp hỗ trợ giảm ho cho trẻ nhỏ.
Trị ho cho bé bằng hoa hồng trắng
Cách thực hiện:
– Lấy cách hoa hồng trắng rửa sạch trộn với một lượng đường phèn vừa đủ.
– Đổ một ít nước lọc, đem hấp cách thuỷ rồi cho bé uống.
– Cho bé sử dụng 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.
Trị ho bằng củ cải trắng
Củ cải trắng là phương thuốc giảm ho cho bé được nhiều người sử dụng vì nó tự nhiên và an toàn. Củ cải trắng có thính thanh mát và giải độc cơ thể,…
Trị ho bằng củ cải trắng
Các bước thực hiện:
– Rửa sạch củ cải trắng với nhiều lần nước, gọt vỏ rồi cắt nhỏ hình hạt lựu
– Ép lấy nước bằng máy ép sinh tố
– Gừng rửa sạch, thái miếng nhỏ
– Cho hỗn hợp gừng và nước của cải với nhau và đun sôi
– Đun trong khoảng 10 phút thì cho mật ong vào, khuấy đều xong rồi tắt bếp
– Cho bé uống khi còn ấm.
Cách giảm ho cho bé bằng rau cải cúc
Theo các nghiên cứu đông y rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, thơm, tính hơi mát, không độc, thanh đàm hỏa, yên tâm khí. Có tác dụng trị ho lâu ngày, chữa đau mắt, làm tán phong nhiệt
Thường sử dụng trị các bệnh như: ăn kém tiêu, viêm họng, viêm phế quản,… Thời xưa thường sử dụng loại rau này để giúp giảm ho cho bé rất công hiệu.
Cách thực hiện:
– Lấy 150g rau cải cúc tươi, rửa sạch và để ráo nước.
– Cho vào tô, nấu cùng cháo, đổ cháo lên tô cải cúc.
– Để 5-10 phút cho chín rồi trộn đều lên.
– Mỗi ngày ăn 2-3 lần
Trị ho bằng nghệ tươi
Theo nghiên cứu cho biết chất curcumin trong nghệ tươi có đặc tính kháng viêm, chất chống oxy hóa cao giúp cho niêm mạc dạ dày tạo một lớp màng bảo vệ,… Với các đặc tính như vật nghệ còn dùng để giảm ho nên được nhiều cha mẹ tin dùng.
Cách giảm ho bằng nghệ
Sau đây là cách thực hiện:
– Rửa sạch, cạo vỏ, rồi đem đi nghiền nhỏ.
– Cho nghệ đã nghiền vào bát, thêm 1-2 viên đường phèn, thêm một ít nước.
– Đem chưng cách thủy khoảng 15-20 phút.
Lá diếp cá giúp giảm ho
Trong lá diếp cá có chứa thành phần quercetin và isoquercitrin nên có khả năng loại bỏ độc tố trong cơ thể rất tốt và các hợp chất flavonoid được tìm thấy trong rau diếp cá có khả năng chữa lành vết thương.
Một số công dụng khác của rau diếp cá: làm chắc thành mao mạch, lợi tiểu, sát khuẩn, chống viêm, thanh nhiệt. Đây là một bài thuốc giảm ho cho bé hiệu quả.
Sau đây là cách thực hiện:
– Nhặt bỏ những lá diếp cá bị vàng và héo.
– Rửa sạch với nước, rồi cho vào máy sinh tố để xay nhuyễn.
– Chế biến với một chút nước lọc, khuấy đều rồi lọc lấy nước.
– Cho khoảng 1-2 thìa mật ong vào hỗn hợp nước rau diếp cá rồi, khuấy đều rồi cho bé uống.
Lá xương sông
Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khản tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông có thể kết hợp cùng lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày. Bài thuốc này rất là hiệu quả nhưng hơi khó uống và trẻ nhỏ uống thường sợ và dễ bị trớ.
Bài thuốc như sau: búp non của lá xương sông, hấp cách thủy lên, nếu khó uống mẹ có thể cho chút đường, và đạt hiệu quả tốt hơn thì cho cả lá hẹ vào hấp cùng, mỗi lần uống 1 chén khoảng 100ml và ngày uống 3 lần, triệu chứng ho của trẻ sẽ giảm
Quýt hấp đường phèn
Quýt không chỉ là loại quả giàu vitamin, ngon miệng mà đặc biệt còn có tác dụng chữa ho cho trẻ nhỏ và cả người lớn.
Chuẩn bị: 3-4 quả quýt chín, 20g Hẹ, 10g đường phèn.
Cách làm: Quýt rửa sạch, cắt ngang bỏ hạt. Cho quýt vào chén sứ, hoặc chén sành, cho đường phèn và hẹ vào trộn chung (có thể không dùng Hẹ), chưng cách thủy khoảng 15 – 20 phút. Sau đó lấy ra dầm nhuyễn, vắt lấy nước uống, có thể pha loãng với ít nước đun sôi để nguội cho dễ uông. Mỗi ngày uống 2 lần, trong 3 – 5 ngày, có thể tới 7 ngày.
Sử dụng quýt hấp đường phèn 2 lần mỗi ngày
Trên đây là tổng hợp 10+cách giảm ho cho trẻ hiệu quả, nhanh chóng cho bé được nhiều mẹ áp dụng nhất hiện nay. Còn rất nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe của bé sẽ được Adomir tiếp tục cập nhật trong những bài viết tiếp theo.
Chúc các mẹ thành công!