Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi? Lưu ý sử dụng thuốc

Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi? Lưu ý sử dụng thuốc

Trẻ bị cảm cúm có thể điều trị bằng các loại thuốc để đẩy nhanh tiến trình lành bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc gì cần được cân nhắc để tránh gây ra những tác dụng phụ đáng tiếc cho trẻ. Vậy trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì để nhanh khỏi? Hãy cùng Adomir tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.

Bệnh cúm ở trẻ là gì?

Cúm là bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp và có tốc độ lây lan nhanh, dễ bùng phát thành dịch. Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao do hệ thống miễn dịch vẫn còn non yếu.

Khi trẻ mắc cúm thường sẽ có một số triệu chứng sau đây:

Bệnh cúm ở trẻ

  • Sốt chưa rõ nguyên nhân.
  • Ớn lạnh toàn thân, rùng mình.
  • Ho, đau rát họng.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Quấy khóc.
  • Mệt mỏi.
  • Nôn trớ hoặc tiêu chảy.

Cảm cúm diễn ra quanh năm, tuy nhiên thường bùng phát mạnh mẽ vào những thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường.

Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Thông thường, bệnh cúm có thể tự khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng một số loại thuốc có thể sẽ giúp trẻ thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Cùng Adomir tìm hiểu xem đó là những loại nào nhé!

Paracetamol

Paracetamol là loại thuốc đầu tiên mẹ có thể nghĩ tới khi trẻ bị cảm cúm. Thuốc thường được chỉ định để giảm đau và hạ sốt. Liều lượng sử dụng Paracetamol phụ thuộc vào cân nặng của trẻ, theo khuyến cáo là khoảng từ 10-15mg/kg. Mỗi liều sử dụng cách nhau ít nhất 4 giờ và không dùng quá 4 lần/ngày. Mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng quá liều lượng ở trên nếu chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Xem Thêm:   Bật mí cho mẹ 10+ mẹo chữa trẻ khóc đêm cực kỳ hiệu quả

Thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi thường được chỉ định dùng trong các trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi là Decongestant. Thành phần chính của thuốc này bao gồm pseudoephedrine và phenylephrine.

Liều lượng sử dụng Decongestant an toàn là:

  • Đối với trẻ từ 2-5 tuổi: Khoảng 1,6ml/ lần, không sử dụng quá 6 lần/ ngày.
  • Đối với trẻ từ 6-12 tuổi: Có thể sử dụng tăng lên khoảng 10ml, mỗi lần uống cách nhau từ 4-6 giờ.

Thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng sinh Histamin

Đây cũng là một loại thuốc có thể sử dụng cho trẻ bị cúm. Nó sẽ giúp ức chế quá trình giải phóng chất độc trong cơ thể và giảm các triệu chứng của bệnh cúm như ho, sổ mũi,…

Trong thành phần của thuốc kháng histamin bao gồm một số hoạt chất như Brompheniramine, Doxylamine, Chlorpheniramine, Diphenhydramine… Mẹ nên cho trẻ uống thuốc vào buổi tối vì các hoạt chất này thường có tác dụng phụ là gây ra cảm giác buồn ngủ.

Trẻ bị cảm cúm uống nên dùng thuốc nào?

Mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc vì rất dễ khiến trẻ bị ngộ độc. Thay vào đó, việc dùng thuốc gì, liều lượng ra sao nên tuân theo đơn kê từ các bác sĩ. Tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đi khám để được khám và kê đơn phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh.

Ngoài ra, quá trình sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đơn kê và hướng dẫn của các bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho con.

Xem Thêm:   Mách bạn cách hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi an toàn

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc cảm cúm cho trẻ

Lưu ý sử dụng thuốc cảm cúm cho bé

Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thuốc mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc trước khi sử dụng.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu trẻ di ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Trong trường hợp đã sử dụng thuốc theo đúng liều lượng mà bệnh tình của trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp nhất.
  • Khi mua thuốc, mẹ nên nêu rõ độ tuổi của trẻ để tránh mua nhầm các loại thuốc dành cho người lớn.
  • Tuyệt đối tuân thủ liều lượng của nhà sản xuất trên bao bì hoặc đơn kê của bác sĩ để tránh quá liều gây ra những tác dụng phụ đáng tiếc.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị cảm cúm tại nhà hiệu quả

Để quá trình khỏi bệnh của trẻ diễn ra nhanh chóng, mẹ nên áp dụng các hướng dẫn chăm sóc trẻ bị cảm cúm dưới đây:

  • Lựa chọn quần áo rộng và thông thoáng, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Khuyến khích trẻ tăng cường uống nước.
  • Chườm ấm cho trẻ nếu xuất hiện triệu chứng sốt.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Vệ sinh mũi, miệng cho trẻ hàng ngày.
Xem Thêm:   Hướng dẫn cách làm lê chưng đường phèn trị ho cho bé

Khi nào cần đưa trẻ bị cảm cúm đến gặp bác sĩ

Nếu trong quá trình chăm sóc, mẹ thấy trẻ xuất hiệu các biểu hiện sau thì nên đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay để theo dõi và điều trị, tránh những rủi ro không đáng có xảy ra:

Khi nào cần đưa trẻ cảm cúm đi khám

  • Trẻ từ 2 tháng tuổi trở xuống bị sốt.
  • Trẻ sốt trên 39 độ C.
  • Môi tái xanh.
  • Hơi thở nặng nhọc, thấy co kéo lồng ngực.
  • Không ăn uống gì.
  • Có dấu hiệu mất nước.
  • Cáu kỉnh và buồn ngủ.
  • Đau tai.
  • Các cơn ho kéo dài liên tục hơn 3 tuần.

Tổng kết

Đối với câu hỏi “Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì?”, mẹ có thể tham khảo một số loại thuốc như paracetamol, thuốc thông mũi, thuốc kháng Histamin. Tuy nhiên quá trình sử dụng cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ cũng như hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Thông tin bài viết chỉ mang tính mang thảo, tốt nhất mẹ nên đưa con tới thăm khám bác sĩ để được kê đơn chính xác nhất với thể trạng và bệnh tình của trẻ.