Trẻ bị ho lâu ngày không khỏi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Có rất nhiều cách trị ho khác nhau như cho trẻ uống thuốc kháng sinh hay trị ho bằng các phương phương pháp dân gian. Trong đó lê chưng đường phèn trị ho cho bé là cách đơn giản mà hiệu quả lại rất cao. Cùng tìm hiểu chi tiết cách làm trong bài viết dưới đây nhé.
Tác dụng của lê chưng trị cho cho bé
Theo Đông y quả lê có vị ngọt thanh, hơi chua nhẹ, tính mát, có tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, giảm ho, sinh tân dịch, tiêu độc và tiêu đờm.
Do có tính mát nên lê còn đem đến những tác dụng tiêu đờm, sinh tân dịch, cải thiện tình trạng đau rat cổ họng, giảm khát,…
Quả lê là một thực phẩm làm mát, ngăn ngừa tổn thương phổi và thêm độ ẩm cho phổi và ngăn vừa video. Ngoài ra, do tính chất chua nên giúp loại bỏ đờm.
Theo y học tiện đại đưa ra các nghiên cứu, quả lê có chứa các thành phần như canxi, photpho, chất xơ, các axit amin, vitamin, chất chống oxy hóa nên có công dụng tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch, cải thiện chức năng cho hệ hô hấp. Bên cạnh đó, trong quả lê cũng có lượng vitamin C và vitamin K. Cũng như các chất dinh dưỡng và khoáng chất cùng với đặc tính làm mát, chữa lành nhiều bệnh như ho và cảm lạnh.
Với những công dụng như vậy chắc hẳn mẹ sẽ muốn biết những cách chưng lê trị ho cho bé.
Cách làm lê chưng đường phèn trị ho cho bé
Trẻ thường biếng ăn khi ho và cảm lạnh. Vậy nên mẹ cần tìm cách trị ho giúp bé yêu giảm cơn ho và ngủ ngon hơn.
Cách trị ho cho bé bằng quả lê, gừng và đường phèn
Gừng có tính ấm có những tác dụng trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho gió, kho khan, ho có đờm đặc. Việc kết hợp đường phèn sẽ giúp gia tăng hiệu quả trị ho lên gấp nhiều lần.
Đối với cách lê chưng đường phèn trị ho này mẹ làm theo các bước như sau:
Lê chưng đường phèn trị ho
- Gừng mẹ mang đi rửa sạch và cạo lớp vỏ bên ngoài, rồi sau đó thái nhỏ hoặc nghiền nát.
- Lê rửa sạch, gọt vỏ rồi thái miếng nhỏ vừa ăn.
- Tiếp theo cho gừng và lê vào bát nhỏ, trộn với một ít đường phèn vừa đủ.
- Mang hỗn hợp trên đi hấp cách thủy khoảng 20 phút, đợi nguội rồi chắt nước cho bé uống.
- Nếu bé không quá ưa thích gừng, mẹ đừng lo lắng, cách chưng lê trị ho cho bé sau đây sẽ là lựa chọn phù hợp.
Lê chưng đường phèn kỳ tử trị ho cho bé
Nguyên liệu chuẩn bị
Lê: 2 quả
Đường phèn: 1,5 thìa
Kỷ tử: 1 thìa súp
Cách làm:
Lê chưng đường phèn kỷ tử
Bước 1: Lê sau khi rửa sạch, để nguyên vỏ và cắt ngang quản lê (khoảng 1/5 – ¼ chiều cao của quả lê), tiếp theo khoét bỏ phần lõi cứng và hạt bên trong.
Lưu ý: mẹ nên dùng dao mũi nhỏ, lưỡi nhỏ hoặc sắc để khoét bỏ phần ruột lê, tránh dùng lưỡi dao cùn và to vì sẽ dễ làm vỡ lê cũng như chảy mất nước.
Bước 2: Mẹ tiến hành cho ½ số kỷ tử đã rửa sạch vào tỏng quả lên cùng ½ lương đường phèn, dùng tăm ghim phần quả lê lại cho chắc.
Bước 3: Xếp 2 quả lê vào thối, cho kỷ tử cùng với phần đường còn lại vào.
Bước 4: Đặt thố vào xửng hấp hay nồi nước và chưng trong khoảng 40 phút.
Bước 5: Lê sau khi chưng, bạn lấy từng quả bỏ vào chán cho nguội. Nếu bé nhà bạn còn nhỏ thì mẹ nên cắt lê thành từng miếng nhỏ rồi cho bé ăn. Với những bé lớn thì mẹ có thể cho bé ăn ½ quả.
Bước 6: Với cách chưng lê trị ho cho bé này, bạn có thể cho con dùng như một món tráng miệng hay ăn nhẹ để bé mau dứt cơn ho.
Lê chưng mật ong trị ho
Trong các phương pháp dân gian trị ho cho trẻ thì lê chưng mật ong cũng là một cách giúp mẹ bầu và trẻ nhỏ giảm ho. Hai loại thảo dược này có vị ngọt dịu , mùi thơm, rất dễ dùng nên rất phù hợp cho trẻ nhỏ và các mẹ bầu. Ngoài các tác dụng giảm ho thì mật ong còn các tác dụng kháng khẩn, làm dịu cổ họng giúp giảm viêm, giảm tình trạng mất tiếng và khàn tiếng.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Lê: 1 quả
Mật ong: 3 thìa súp
Lê hấp mật ong
Cách làm
Bước 1: Mẹ đem lê đi rửa sạch, dùng dao sắc lưỡi mỏng gọt vỏ rồi cắt phần thịt thành khối vuông vừa phải.
Bước 2: Tiếp theo cho lê vào chén hoặc thố có nắp đậy thêm mật ong vào rồi đem hấp hoặc chưng cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút.
Bước 3: Khi đã chín, mẹ đem ra ngoài để nguội bớt rồi cho trẻ ăn cả lê và uống nước để giảm ho và đau cổ họng.
Bước 4: Nếu trẻ nhà bạn còn nhỏ chưa thể nhai hoặc lười nhai, bạn có thể ép lê tươi lấy nước rồi hòa với 1 ít mật ong và cho trẻ uống trực tiếp.
Cha mẹ cần lưu ý gì khi trị ho cho bé bằng lê chưng
Lê chưng trị ho cho bé được áp dụng nhiều cách khác nhau đặc biệt lê chưng đường phèn trị ho cho bé. Tuy nhiên trong quá trình làm các mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:
- Mẹ không nên cho bé ăn lê cùng với rau dền, thịt vịt
- Khi trẻ bị dị ứng, đau bụng hay tiêu chảy mẹ không nên cho bé ăn lê.
- Không dùng những quả lê bị dập nát, thối hoặc có sâu bên trong
- Trong quá trình sử dụng lê chưng trị ho nếu bé có những triệu chứng dị ứng thì mẹ cần ngưng ngay.
- Không dùng các cách chưng lê trị họ cho bé nêu trên cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
- Mẹ nên bổ sung chất dinh dưỡng và cho bé nghỉ ngơi nhiều để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
- Hiện tượng ho xuất phát từ nhiều nguyên nhân, để quá trình điều trị nhanh và hiệu quả, mẹ cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh từ đó mới lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
- Các bé ít tháng chưa mọc răng hoặc khả năng nhai còn kém, khi thực hiện cách chưng lê trị ho cho bé, bố mẹ cần nghiền lấy nước lê rồi kết hợp với các nguyên liệu khác để bé dễ sử dụng.
- Việc mẹ áp dụng lê chưng đường phèn trị ho cho bé sẽ có tác dụng khá chậm nên mẹ cần kiên trì sử dụng, tránh nôn nóng dẫn đến việc lạm dụng gây ra những phải ứng ngược gây hại cho sức khỏe.
- Sử dụng phương pháp này chỉ có tác dụng khi mới chớm bệnh, tình trạng bệnh nhẹ. Nếu bé ho kèo dài kèm các triệu chứng như chán ăn, sốt, mệt mỏi thì cha mẹ cần đưa con đến thăm khám tại cơ sở y tế để được tư vấn và có phương pháp điều trị kịp thời.
Tổng kết
Vừa rồi chúng tôi đã bật mí đến các cách chưng lê cho bé, đặc biệt là lê chưng đường phèn trị ho cho bé với những nguyên liệu đơn giản và dễ tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu mẹ sử dụng cho bé trong thời gian dài mà không có chuyển biến gì thì cần đưa trẻ đến thăm khám từ bác sĩ.
Chúc các mẹ thành công!