Trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt? Lưu ý khi sử dụng

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt? Lưu ý khi sử dụng

Dán miếng dán hạ sốt là một trong nhiều cách các mẹ thường nghĩ đến mỗi khi con bị sốt. Tuy vậy, không phải trường hợp nào trẻ cũng có thể sử dụng miếng dán hạ sốt, ngược lại nếu lạm dụng bừa bãi còn có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Trẻ sốt bao nhiêu độ thì daán miếng hạ sốt? Hãy cùng Adomir tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Miếng dán hạ sốt là gì? Công dụng

Miếng dán hạ sốt là gì?

Miếng dán hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh với thành phần chính là hydrogel. Khi dán lên trán trẻ, miếng dán sẽ hút một lượng lớn nước tại vùng được dán, từ đó hấp thụ và phân tán nhiệt ra ngoài.

Theo các chuyên gia, miếng dán hạ sốt không có tác dụng làm mát toàn thân và chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, vùng da đó sẽ trở lại nhiệt độ ban đầu, tức là trẻ vẫn sẽ bị sốt nếu không có các biện pháp giảm nhiệt kèm theo.

Tính đến hiện tại, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh miếng dán hạ nhiệt có thể thay thế được thuốc điều trị bởi theo WHO, việc hạ sốt phải được thực hiện toàn thân chứ không riêng gì một bộ phận. Chính vì vậy, bố mẹ không nên quá phụ thuộc hay sử dụng miếng hạ sốt bừa bãi cho con.

Những tác hại khi mẹ lạm dụng miếng dán hạ sốt bừa bãi

Như đã nói ở trên, bố mẹ không nên sử dụng miếng dán hạ sốt bừa bãi cho con. Nếu không sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tác hại khôn lường sau đây:

  • Không hạ sốt được:Miếng dán hạ sốt chỉ có tác dụng nhất thời và đạt hiệu quả tại chỗ được dán, vì vậy không mang lại hiệu quả hạ sốt triệt để. Thêm vào đó, phần lớn miếng dán hạ nhiệt đều là chườm lạnh. Trong khi đó, Tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo rằng không nên sử dụng chườm lạnh cho trẻ đang sốt.
  • Kích ứng da:Làn da của trẻ vốn rất mỏng manh và nhạy cảm. Việc lạm dụng quá mức miếng dán có thể gây ra tình trạng kích ứng với những thành phần có trong miếng dán.
  • Ảnh hưởng hệ hô hấp:Hệ hô hấp của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa thực sự hoàn thiện. Trong miếng dán hạ nhiệt chứa thành phần Menthol, nếu dùng miếng dán hạ sốt với những trẻ bị sốt do viêm phổi sẽ chỉ càng khiến cho hệ hô hấp của trẻ bị tổn thương do phải làm việc nhiều hơn.
Xem Thêm:   Chứng hoảng sợ ban đêm là gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các mẹ. Theo các chuyên gia, sử dụng miếng dán hạ sốt là biện pháp hỗ trợ giảm nhiệt cho trẻ tức thì, vì vậy mẹ có thể sử dụng miếng dán kết hợp với việc bổ sung nước và mặc quần áo thoáng mát cho con trong những trường hợp sốt dưới 38 độ C.

Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra trong thời gian chờ thuốc phát huy tác dụng, mẹ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ để hỗ trợ hạ nhiệt vùng trán.

Để miếng dán hạ sốt phát huy tác dụng tốt nhất, các mẹ cần tuân thủ cách dùng sau:

  • Bước 1: Lựa chọn miếng dán chất lượng

Để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ nên chọn miếng dán hạ sốt của những thương hiệu lớn và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

  • Bước 2: Bóc miếng dán hạ sốt và dán cho trẻ

Trên mỗi miếng dán hạ sốt đều có hướng dẫn sử dụng. Theo đó, mẹ chỉ cần bóc bỏ lớp vỏ nilon và dán lên da cho trẻ. Đa số các mẹ thường dán hạ sốt lên trán. Tuy nhiên trên thực tế, đây lại không phải vị trí cho hiệu quả cao. Thay vào đó, mẹ nên dán miếng hạ sốt vào nách hoặc bẹn cho trẻ sẽ giúp tản nhiệt nhanh hơn.

  • Bước 3: Theo dõi thời gian dán miếng hạ sốt
Xem Thêm:   Phương pháp điều trị trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét

Tùy vào thương hiệu mà thời gian sử dụng miếng hạ sốt sẽ khác nhau, thông thường sẽ kéo dài từ 2 – 3 giờ hoặc 3 – 4 giờ. Do đó, các mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng sản phẩm cho con hợp lý nhất.

Một số lưu ý khi sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé

Ngoài việc tìm hiểu trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán hạ sốt, bố mẹ cũng cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng miếng dán cho con.

Lưu ý khi chăm trẻ bị sốt

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng in trên bao bì, đặc biệt là thời gian và đối tượng sử dụng.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa về việc sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ.
  • Mua sản phẩm tại các kênh phân phối uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
  • Tuyệt đối không dùng miếng dán hạ sốt tại những vị trí bị tổn thương hoặc vừa tiêm chủng.
  • Nếu bé đã có tiền sử dị ứng hoặc đang gặp các vấn đề về hô hấp thì không nên sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ.
  • Trong quá trình dùng miếng dán này cần theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra, cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
  • Ngoài miếng dán hạ nhiệt, mẹ nên áp dụng các biện pháp khác như cho trẻ uống thuốc, chườm ấm,… để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Xem Thêm:   Nguyên nhân & cách điều trị trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt

Khi trẻ bị sốt, các chuyên gia y tế khuyến cáo bố mẹ nên thực hiện một số cách sau đây để giúp trẻ cải thiện bệnh tình một cách nhanh chóng:

  • Cần theo dõi thân nhiệt của trẻ sát sao.
  • Dùng nước ấm thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 2 độ C để lau qua người cho trẻ.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng.
  • Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không dùng cùng lúc nhiều thuốc hạ sốt khác nhau vì có thể gây ra phản ứng phụ.
  • Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu rơi vào một trong các trường hợp: Sốt trên 38 độ C, sốt kéo dài 24 tiếng với trẻ dưới 2 tuổi hoặc trên 72 tiếng với trẻ trên 2 tuổi. Đặc biệt nguy hiểm hơn nếu trẻ kèm theo các biểu hiện ngủ li bì, đau họng, phát ban,trẻ bị sốt co giật, tím tái.

Tổng kết

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của các mẹ về vấn đề: “Trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt” Tuy nhiên trên thực tế, miếng dán hạ sốt không có tác dụng hạ nhiệt lâu dài. Khi trẻ bị sốt, mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để nhận được chỉ dẫn tốt nhất.