KẾT HỢP CÂY NỮ LANG VÀ TÍA TÔ ĐẤT CÓ HIỆU QUẢ TRONG ĐIỀU TRỊ CHỨNG BỒN CHỒN VÀ KHÓ NGỦ Ở TRẺ EM

KẾT HỢP CÂY NỮ LANG VÀ TÍA TÔ ĐẤT CÓ HIỆU QUẢ TRONG ĐIỀU TRỊ CHỨNG BỒN CHỒN VÀ KHÓ NGỦ Ở TRẺ EM

Nghiên cứu đã được đăng trên Tạp chí Y khoa Hoa Kỳ

//pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16487692/

Tổ chức Y tế Thế giới WTO (1992) cho biết, tình trạng bồn chồn và rối loạn thần kinh giấc ngủ (khó ngủ) được xem là rối loạn tâm thần. Có khoảng 30% đối tượng trẻ em gặp phải chứng mất ngủ, thể hiện như việc trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, rối loạn nhịp tim, tiểu đêm, mộng du.

Trong nghiên cứu điều trị chứng bồn chồn, khó ngủ ở trẻ em, các nhà khoa học đã chứng minh được cây Nữ Lang và tía Tô đất có hiệu quả tích cực. Dưới đây chúng tôi xin dẫn lại một nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí Y Khoa Mỹ để bố mẹ hiểu rõ về tính hiệu quả của cây Nữ Lang và Tía Tô Đất trong sản phẩm Euvegal với tác dụng trị chứng bồn chồn, khó ngủ của trẻ em.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Mô tả nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng trẻ dưới 12 tuổi bị bồn chồn và khó ngủ, số lượng 938 ở Đức. Thời gian bị triệu chứng trung bình khoảng 10,5 tháng.

Thời gian nghiên cứu trung bình: 31,9 ngày.

Liều trung bình: 3,5 viên/ngày

Liều chuẩn: 4 viên/ngày dùng cho 75,6% bé.

Phương pháp đánh giá

  • Đánh giá tần suất thông qua 4 mức độ (từ mỗi ngày cho đến nhiều ngày trên 1 tháng)
  • Mức độ nghiêm trọng được phân loại từ khi xuất hiện (0) đến rất nghiêm trọng (4).
  • Các triệu chứng bao gồm: bồn chồn, khó ngủ, suy nhược cơ thể, thiếu tập trung, nhanh mệt mỏi, tăng động thái quá, hiếu chiến, chán ăn, buồn ngủ quá mức, bơ phờ/chán nản,…
  • Sự cải thiện của bệnh cũng như sự hiệu quả của thuốc đã được phân tích bằng các câu hỏi khác nhau (điểm cải thiện dao động từ 1 (Cải thiện rất tốt) đến 5 (Cải thiện rất kém).
Xem Thêm:   Sốt siêu vi ở trẻ em kéo dài mấy ngày? Cách chăm sóc

Kết quả nghiên cứu

Trên các bé

Mức độ nghiêm trọng đã giảm rõ rệt trong tất cả các triệu chứng cần đánh giá.

Các triệu chứng cơ bản về mất ngủ và bồn chồn cũng giảm từ “trung bình/nặng” đến nhẹ/biến mất trên hầu hết bệnh nhân, trong đó:

  • 80,9% trẻ em đã được cải thiện triệu chứng bồn chồn, khó ngủ
  • 70,4% trẻ em mắc chứng bồn chồn được cải thiện rõ ràng.
  • 37,8% trẻ em có triệu chứng khó ngủ khác cũng được cải thiện tương đối.

Cả cha mẹ và các nhà nghiên cứu đều đánh giá hiệu quả là rất tốt/tốt (tương ứng 60,5% và 67,7%). Khả năng dung nạp của Euvegal cũng được cho là rất tốt/tốt với 96,7% đối tượng đánh giá. Đặc biệt, không có tác dụng phụ nào liên quan đến thuốc nghiên cứu.

>> Xem thêm: L–Theanine là gì? Tác dụng của L–Theanine đối với cơ thể

Đánh giá tính hiệu quả

Ở lần thăm khám đầu tiên, 566 bé (61,7%) được ghi nhận có các triệu chứng xảy ra hàng ngày. Ở lần thăm khám cuối cùng chỉ có 115 bé (12,5%) phải chịu đựng các triệu chứng bồn chồn và mất ngủ hàng ngày.

Triệu chứng bồn chồn: 65,2% thay đổi từ trung bình đến nặng sang hiếm gặp và nhẹ (75,2%), chứng mất ngủ cải thiện từ trung bình đến nặng (77,1%) sang hiếm gặp và nhẹ (76,6%).

Trong quá trình nghiên cứu, sự “cải thiện toàn diện” được xác định là cải thiện ít nhất 1 hoặc 2 điểm của điểm triệu chứng, đối với triệu chứng bồn chồn và trẻ khó ngủ tương ứng là 70,4% và 80,9%.

Xem Thêm:   Bé bị ho khan từng cơn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tất cả các triệu chứng khác được liệt kê ở trên cũng được cải thiện như vậy. Tác dụng cải thiện chứng mất ngủ và triệu chứng khác được cải thiện rõ rệt nhất với giá trị trên 80%.

Để đánh giá hiệu quả chủ quan, cha mẹ của bệnh nhân được yêu cầu điền vào bằng câu hỏi với 5 thang điểm (cải thiện rất rõ rệt (1) đến ảnh hưởng xấu đi (5). Nhà nghiên cứu sẽ đánh giá hiệu quả bằng thang điểm từ rất tốt (1) đến rất kém (5). Kết quả sự đánh giá ở cha mẹ và nhà nghiên cứu đều rất tốt.

Đánh giá tính an toàn

96,7% đối tượng được đánh giá có hiệu quả dung nạp tốt hoặc rất tốt.

Một số lý do bé tạm dừng nghiên cứu sớm như: không đáp ứng được thời gian điều trị lâu dài (74 bé chiếm 47,1%), cha mẹ yêu cầu (64 bé chiếm 40,8%), dung nạp kém (0 bé) và một số lý do khác.

Tổng kết

Nghiên cứu đã cho thấy sự kết hợp giữa cây Nữ Lang và Tía Tô Đất có hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng bồn chồn, mất ngủ ở 918 trẻ em với thời gian điều trị 4 tuần.

Cũng trong nghiên cứu cho thấy không có tác dụng bất lợi của thuốc, do đó có thể nhận định rằng sự kết hợp nữ lang và tía tô đất trong chế phẩm Euvegal forte có dung nạp tốt. Điều quan trọng đó là cây Nữ Lang và Tía Tô Đất cũng được đánh giá là an toàn trên đối tượng trẻ em dưới 12 tuổi. Sự kết hợp này trong Euvegal giúp trẻ em ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn và không còn bị rối loạn giấc ngủ.

Xem Thêm:   Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm

Xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam, Adomir với thành phần chính là sự kết hợp giữa Tía tô đất và Nữ lang, giúp bé ngủ ngon, sâu giấc tự nhiên. Để được tư vấn về tình trạng ngủ của bé và sản phẩm, hãy liên hệ tổng đài 0854.902.902 các mẹ nhé!