Tổng hợp các mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Tổng hợp các mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc cảm cúm bởi hệ thống miễn dịch vẫn còn non yếu. Khi bị cúm, trẻ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu, điều này khiến các bố mẹ không khỏi lo lắng. Vậy lúc này nên làm gì để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục? Hãy cùng Adomir khám phá các mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh dễ thực hiện và hiệu quả ngay tại nhà trong bài viết sau đây nhé!

Các dấu hiệu nhận biết cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Cảm cúm là một loại bệnh lý viêm đường hô hấp do virus cúm gây ra. Bệnh diễn ra quanh năm nhưng thường bùng phát vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là lúc mùa đông chuyển sang mùa xuân. Một số triệu chứng điển hình khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm là:

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị cảm cúm

  • Sốt.
  • Chảy nước mũi.
  • Nghẹt mũi.
  • Ho.
  • Đau rát họng.
  • Mệt mỏi.
  • Quấy khóc, biếng ăn.
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Hầu hết trẻ sơ sinh bị cảm cúm đều khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách và cảm giác mệt mỏi kèm theo ho có thể đeo đuổi theo bé trong khoảng vài ngày tiếp theo. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần chú ý đến sức khỏe của trẻ và tuyệt không được chủ quan. Bởi nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cúm vẫn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.

Mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số mẹo chữa cúm cho trẻ sơ sinh hiệu quả và dễ thực hiện ngay tại nhà. Mời các bạn tham khảo!

Xịt rửa mũi

Trẻ bị cúm thường chảy nước mũi dẫn đến ngẹt mũi. Điều này sẽ cản trở đường thở của trẻ, gây ra cảm giác khó chịu, thậm chí là nghẹt thở. Chính vì vậy, mẹ nên xịt rửa mũi cho trẻ hàng ngày để giúp trẻ “đẩy lùi” triệu chứng đáng ghét này.

Xem Thêm:   Tổng hợp mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Xịt rửa mũi

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Dụng cụ hút mũi, giấy mềm hoặc khăn, nước muối sinh lý.
  • Đặt trẻ nằm ngửa và kê dưới đầu một tấm khăn mềm mỏng.
  • Sau đó, nhỏ 1 – 2 giọt nước mũi vào mỗi bên mũi.
  • Giữ chắc đầu trẻ và thực hiện hút dịch nhầy bên trong mũi bằng dụng cụ hút.
  • Sau khi hút xong, nhỏ thêm vào mỗi bên mũi trẻ 1 giọt nước muối sinh lý nữa để làm sạch lại mũi.

Mỗi ngày, bố mẹ nên thực hiện hút mũi cho trẻ từ 1 – 2 lần và không hút mũi liên tục quá 4 ngày liên tiếp. Lưu ý là trong quá trình thực hiện cần thao tác nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho trẻ.

Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đóng vai trò rất lớn trong việc điều trị cúm ở trẻ sơ sinh. Theo đó, để gúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, bố mẹ cần:

  • Tăng cường cho trẻ bú vì sữa mẹ chứa nhiều kháng thể và chất dinh dưỡng sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn.
  • Mẹ cũng cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin để cung cấp cho con thông qua sữa.
  • Dỗ cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Vệ sinh phòng ở và chăn, ga, gối, đệm của trẻ sạch sẽ.

Áp dụng các phương pháp dân gian

Sử dụng gừng

Gừng không chỉ giúp giữ ấm cơ thể mà còn có khả năng kích thích quá trình lưu thông máu, giảm viêm xoang, khắc phục chứng sổ mũi cho bé. Chính vì vậy, gừng là một loại củ hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm.

Xem Thêm:   Trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt? Lưu ý khi sử dụng

Sử dụng gừng

Cách thực hiện:

Cách 1: Tắm hoặc ngâm chân cho trẻ bằng nước gừng

  • Gừng tươi giã ra, lọc lấy nước.
  • Pha phần nước chắt được này vào nước ấm sạch
  • Lấy nước này tắm cho trẻ mỗi ngày hoặc ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ.

Cách 2: Uống nước gừng ấm

  • Giã nát một nhánh gừng tươi.
  • Đem đi nấu với nước trong khoảng 5 phút.
  • Chờ nguội bớt, cho ra bát và cho bé uống khi còn ấm từ 2 – 3 mỗi ngày.

Sử dụng hỗ hợp lá hẹ, nghệ tươi và chanh

Lá hẹ có tính ấm, vị chua cay nhẹ và được sử dụng phổ biến trong Đông y như một loại thuốc tiêu đờm, thanh nhiệt. Đặc biệt, thành phần kháng sinh trong lá sẽ giúp ức chế phần nào hoạt động của virus cúm.

Hỗn hợp chanh nghệ tươi, lá hẹ

Cách thực hiện:

  • Thái lát mỏng chanh và cắt hẹ thành khúc ngắn.
  • Nướng chín nghệ, cạo sạch vỏ rồi đem giã nát.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào một bát sạch, thêm một chút nước lọc rồi hấp cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Cho trẻ uống hỗn hợp trên mỗi ngày sau các bữa ăn chính khoảng 15 phút cho đến khi khỏi hẳn.

Sử dụng lá tía tô

Tương tự như vậy, lá tía tô cũng có tác dụng ngăn ngừa cảm, điều trị ho và giảm thiểu nghẹt mũi, sổ mũi.

Lá tía tô

Cách thực hiện:

  • Đun cả cành, lá và thân của cây tía tô với khoảng 1 lít nước.
  • Khi sôi, đổ tất cả ra một bát to và cho trẻ xông.
  • Áp dụng cách này 2 ngày 1 lần cho đến khi trẻ hết hẳn sổ mũi.

Lưu ý mà mẹ cần tránh khi điều trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị cúm, các bậc phụ huynh cần lưu ý tránh một số điều sau đây để giúp bệnh tình của con nhanh hồi phục hơn.

  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình uống thuốc, cần tuân thủ theo đúng liều lượng bác sĩ kê và các hướng dẫn sử dụng.
  • Không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc.
  • Cho trẻ tránh xa khỏi khói thuốc lá.
  • Không nên cho trẻ nằm trong phòng điều hòa để tránh gió lạnh làm tình hình của trẻ càng trở nên trầm trọng hơn.
Xem Thêm:   Top 8 lá trị ho cho bé hiệu quả mà an toàn

Cách phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ sơ sinh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bố mẹ nên áp dụng một số biện pháp sau đây để phòng ngừa và bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh cúm trước khi căn bệnh này làm tổn hại đến trẻ:

Phòng ngừa cảm cúm cho trẻ sơ sinh

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang mắc cúm,
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày.
  • Thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn đồ dùng cá nhân của trẻ: chăn, ga, gối, đồ chơi, bình sữa,…
  • Người chăm sóc trẻ cần rửa sạch tay trước tiếp xúc với trẻ để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện những bất thường sức khỏe.

Tổng kết

Bài viết trên đã hướng dẫn bố mẹ các mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh. Hy vọng chúng sẽ giúp ích bố mẹ trong quá trình điều trị cảm cúm cho con. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!