Bé bị ho khan từng cơn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bé bị ho khan từng cơn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, có biểu hiện ho khan cả ban ngày lẫn ban đêm. Bé bị ho khan từng cơn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Việc tìm hiểu và xác định rõ các nguyên nhân khiến bé bị ho khan từng cơn sẽ giúp cha mẹ có phương pháp điều trị tình trạng bệnh một cách hiệu quả.

Bé bị ho khan từng cơn là gì?

Bé bị ho khan từng cơn là gì?

Ho là một cách thức để cơ thể làm sạch, bảo vệ đường thở khỏi các tác nhân gây kích ứng. Về cơ bản, ho là phản ứng có lợi. Tuy nhiên, ho cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý của trẻ.

Nếu bé bị ho khan từng cơn, nhưng mẹ không thấy tình trạng bé ho ra đờm hoặc dịch nhẩy, tiếng thở khò khè thì rất có thể bé ho do bị kích thích. Cổ họng và đường thở của trẻ được lót bằng các mô nhạy cảm chứa hàng trăm, thậm chí hàng nghìn đầu dây thần kinh và thụ thể ho. Khi những thụ thể ho này được kích hoạt, chúng sẽ phát ra một tín hiệu hóa học và gửi đến não của trẻ, khiến trẻ phát ra những tiếng ho. Trẻ nhỏ khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như khói bụi, cơ thể trẻ sẽ tự động kích hoạt các thụ thể ho đó, khiến bé bị kho khan từng cơn.

Ngoài ra, nếu trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh hoặc cảm cúm, cơ thể trẻ cũng sẽ có những thay đổi trong các mô lót đường thở, từ đó kích hoạt phản xạ ho của trẻ.

Trẻ bị ho khan từng cơn là bệnh gì?

Ho gà

Nếu bé bị ho khan từng cơn thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc bệnh ho gà. Bệnh này có thể được phòng ngừa trước bằng cách tiêm phòng vắc-xin cho trẻ. Tuy nhiên, vắc – xin được tiêm theo liều lượng từ 2 tháng tuổi. Đến giai đoạn trẻ 11-12 tuổi, trẻ sẽ tiêm nhắc lại loại vắc – xin này một lần nữa. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ nhỏ vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh.

Xem Thêm:   Borussia Dortmund: Hành trình huy hoàng của một đội bóng huyền thoại

Để phòng ngừa tình trạng trẻ bị bệnh ho gà, ngoài việc tiêm phòng vắc xin đầy đủ, thì cha mẹ cần tạo môi trường an toàn cho bé. Vào những đợt dịch ho gà bùng phát, cha mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với những nơi có mầm bệnh. Bệnh ho gà rất dễ lây lan, nếu bị bệnh, trẻ có thể sẽ ho kéo dài cả tháng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Nhiễm virus

Sau khi bị nhiễm virus cảm lạnh hoặc cảm cúm, bé bị kho khan từng cơn là tình trạng thường gặp. Cảm lạnh thông thường sẽ gây ra những cơn ho nhẹ cho trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cảm cúm sẽ khiến trẻ bị ho khan kéo dài.

Khi thấy bé bị ho khan từng cơn do nhiễm virus, cha mẹ không nên quá lo lắng, bệnh có thể điều trị dứt điểm và dễ dàng. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Dị ứng

Dị ứng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan từng cơn. Nếu bé bị ho khan, đi kèm với một số triệu chứng như: sổ mũi, hắt hơi,… Tình trạng này lặp đi lặp lại hàng năm, vào một mùa cụ thể nào đó thì nguyên nhân được xác định là do trẻ bị dị ứng. Nếu tình trạng ho kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hen suyễn

Hen suyễn

Trường hợp này thể xuất phát từ nguyên nhân bé bị mắc bệnh hen suyễn. Theo số liệu được thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, trung bình cứ 12 trẻ thì lại có 1 trẻ bị mắc bệnh hen suyễn. Căn bệnh này thường phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến đường thở của trẻ bị hạn chế, gây khó thở và dẫn đến bị ho khan từng cơn.

Xem Thêm:   Ciro Immobile - Hành Trình Vàng của Ngôi Sao Bóng Đá Italia

Thói quen ho

Một số trẻ hiện nay thường có thói quen ho ngay cả khi nó không cần thiết. Thói quen ho có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý ngay từ đầu, tuy nhiên, nó vẫn tiếp tục kể cả khi trẻ đã khỏe lại. Ho khan do thói quen sẽ không xuất hiện khi trẻ đang ngủ hoặc mất tập trung

Hít hoặc nuốt phải vật lạ

Trẻ bị ho khan từng cơn, diễn ra trong một thời gian dài thì rất có thể trẻ đã hít hoặc nuốt phải dị vật. Bởi về cơ bản, ho cũng là một phản ứng của cơ thể để phóng một vật lạ ra khỏi đường thở. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời.

Bí quyết trị dứt điểm bé bị ho khan từng cơn

Phát hiện sớm, điều trị kịp thời

Về cơ bản, ho là một phản ứng sinh lý có lợi. Tuy nhiên, nếu bé bị ho khan từng cơn đi kèm với các triệu chứng dưới đây thì cha mẹ cần cho trẻ đi thăm khám để được tư vấn hướng điều trị kịp thời:

Điều trị ho khan dứt điểm

  • Ho kéo dài liên tục, tần suất tái phát tăng
  • Có biểu hiện đau tức ngực, chán ăn, mệt mỏi, bị sút cân
  • Khi ho, mặt đỏ bừng, cổ nổi tĩnh mạch
  • Khó thở, thở khò khè

Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ

Đây là một trong những lưu ý quan trọng mà cha mẹ cần nắm rõ khi điều trị bệnh cho trẻ bị ho khan từng cơn. Khi chưa xác định rõ nguyên nhân của bệnh, cha mẹ tuyệt đối không dùng kháng sinh cho con. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Nếu dùng cho trẻ, cha mẹ cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ.

Xem Thêm:   Tổng hợp mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Chăm sóc bé đúng cách

Để quá trình điều trị cho trẻ ho khan từng cơn hiệu quả, nhanh chóng, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:

Cho trẻ uống nhiều nước

  • Xông hơi: giúp giảm tắc nghẽn chất nhầy, mũi và ngực cho trẻ. Mẹ có thể nấu nước lá để cho bé xông hơi. Thời gian xông mỗi lần khoảng 5-10 phút, sau đó nhắc mẹ cố gắng khạc để thải hết các chất nhầy dư thừa ra khỏi cơ thể
  • Bổ sung nước đầy đủ cho bé: chất lỏng sẽ giúp giữ ấm đường thở, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Để giảm thiểu triệu chứng của bệnh, cha mẹ cần bổ sung nước, sữa cho bé đầy đủ.
  • Cho uống mật ong và chanh: Một cốc chanh mật ong ấm sẽ giúp chống nhiễm độc, nhiễm khuẩn cho trẻ nhờ đặc tính ngăn ngừa vi khuẩn. Ngoài ra, thức uống này sẽ giúp làm dịu cơn đau và phục hồi niêm mạc một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên bổ sung nước chanh mật ong cho trẻ trên 1 tuổi để tránh gây ngộ độc.
  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối là dung dịch có tính sát khuẩn cao, giúp loại bỏ bụi bẩn và các chất nhầy trong cổ họng. Khi trẻ bị ho khan từng cơn, mẹ nên duy trì cho trẻ súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, giúp bé nhanh khỏi bệnh

Tổng kết

Trên đây là những nguyên nhân khiến bé bị ho khan từng cơn và gợi ý một số phương pháp giúp điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp cha mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con.