Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Để giải đáp thắc mắc này và cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngáy, mời các mẹ tìm hiểu trong bài viết này với Adomir các mẹ nhé.
Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh ngủ ngáy
Ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh là âm thanh tạo ra do tắc nghẽn phía trong đường thở khiến không khí hít vào làm rung mô các mô ở khu vực này.
Trẻ sơ sinh ngủ ngáy là kết quả của việc tắc nghẽn phía trong đường thở khiến cho không khí hít vào làm rung mô các mô ở khu vực này. Từ đó tạo ra âm thanh. Dưới đây là những lý do khiến trẻ sơ sinh bị ngáy khi ngủ.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ngáy
Nghẹt mũi
Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh. Theo chuyên gia, tình trạng này có thể cải thiện hoàn toàn bằng vài biện pháp đơn giản tại nhà như nhỏ nước muối sinh lý.
Viêm amidan
Khi hệ hô hấp của trẻ nhiễm trùng con sẽ có thể ngủ ngáy do bị khó thở, thở hổn hển,… Tuy nhiên tình trạng này sẽ được cải thiện khi các ổ viêm chấm dứt.
Vách ngăn mũi bị lệch
Vách ngăn mũi bị lệch là dị tật của đường hô hấp. Tình trạng này khiến một bên hốc mũi của trẻ bị tắc, trong khi đó bên còn lại có xu hướng bù trừ. Từ đó lượng không khí thở nhiều và mạnh hơn dẫn đến tiếng ngáy.
Trẻ sinh non
Sinh non có thể là nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy. Điều này được lý giải bởi việc trẻ sinh non khiến cho hệ thống hô hấp chưa hoàn thiện nên khi thở thường phát ra âm thanh.
Trẻ bị mềm sụn thanh quản
Trẻ bị mềm sụn thanh quản
Trẻ sơ sinh ngủ ngáy do trẻ bị mềm thanh quản – hiện tượng cấu trúc thanh quản dị dạng khiến các mô rơi xuống cửa thông và bị chặn lại ở vị trí đó. Theo các chuyên gia, có đến 90% trường hợp trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng này, tuy nhiên sẽ tự khỏi sau 18-20 tháng tuổi mà không cần điều trị.
Trẻ sơ sinh ngủ hay ngáy có nguy hiểm không?
Ngủ ngáy là hiện tượng phổ biến và thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu bé thỉnh thoảng ngủ ngáy và vẫn thở bằng đường miệng thì đây là hiện tượng bình thường. Có thể lúc này trẻ bị ngạt do gỉ mũi khiến đường thở bị tắc nghẽn và gây ra hiện tượng ngủ ngáy. Tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất khi trẻ lớn lên hoặc bước vào giai đoạn tiếp theo của giấc ngủ.
Trẻ sơ sinh ngủ hay ngáy có nguy hiểm không
Tuy nhiên nếu trẻ ngủ ngáy với âm lượng lớn và kéo dài từ 3 ngày đến nhiều tuần, kèm theo tình trạng ngừng thở thì đây được xem là dấu hiệu cảnh báo hệ hô hấp đang gặp vấn đề. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí não của trẻ do thiếu oxy. Không chỉ thế, chỉ số thông minh cũng sẽ thấp hơn bé khác, con không tập trung hoặc hiếu động quá.
Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng trẻ sơ sinh ngủ ngáy có thể sẽ khiến khuôn mặt biến dạng với các biểu hiện điển hình như da xanh, chóp mũi nhỏ, môi tều, mặt dài, cằm nhô,… Nguy hiểm hơn, trẻ còn có thể đối mặt với nguy cơ bị ngừng thở khi ngủ do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí.
Các cách cải thiện tình trạng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có thể khắc phục bằng các biện pháp tại nhà dưới đây.
Cải thiện tình trạng ngủ ngáy
Xông mũi cho con
Xông mũi rất hiệu quả nếu trẻ ngủ ngáy do nghẹt mũi hoặc mắc gỉ mũi. Với cách này, mẹ chỉ cần ôm bé đứng vào phòng tắm, sau đó bật vòi hoa sen ở chế độ ấm rồi để hơi nước bốc lên. Hơi nước đưa vào đường thở sẽ giúp con thoát tình trạng nghẽn mũi, từ đó ngủ ngon và không bị ngáy. Tránh tình trạng phỏng, mẹ có thể sử dụng máy xông để thông thoáng mũi cho trẻ và đảm bảo an toàn.
Dùng nước muối sinh lý
Cách tốt nhất để vệ sinh đường mũi cho trẻ sơ sinh là hãy sử dụng nước muối sinh lý. Mẹ hãy thử nhỏ 2-3 giọt mỗi bên của mũi, ngày 2-3 lần. Nước muối sinh lý sẽ giúp làm loãng dịch tiết, thông thoáng đường thở để trẻ dễ dàng ngủ hơn.
Thay đổi tư thế ngủ
Thay đổi tư thế ngủ của trẻ
Mẹ có thể giúp con hết ngủ ngáy bằng cách thay đổi tư thế ngủ. Theo các chuyên gia, nhiều trẻ nhỏ có xu hướng ngáy khi nằm ngửa hoặc sấp. Do đó, nằm nghiêng là tư thế tốt nhất để con cải thiện tình trạng ngáy khi ngủ.
Trường hợp bé thích nằm ngửa, mẹ hãy nghiêng đầu con sang một bên.
Giữ độ ẩm phòng hợp lý
Việc giữ độ ẩm trong phòng cũng là cách để các bé sơ sinh bớt ngáy khi ngủ. Lý do là bởi nếu không khí khô dịch tiết của trẻ sẽ bị đặc lại. Từ đó khiến con bị ngạt và khó thở hơn. Do đó cách tốt nhất là mẹ hãy sử dụng thêm thiết bị tạo ẩm, đồng thời tránh dùng máy lạnh quá nhiều.
Ngăn tác nhân dị ứng
Ngăn tác nhân dị ứng
Để tránh các dị vật và tình trạng dị dứng, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của con luôn sạch sẽ, không có bụi bẩn để tránh cảm lạnh, nghẹt mũi và các vấn đề hô hấp. Ngoài ra, mẹ cần hạn chế trang trí phòng bằng những chiếc thảm dày hoặc màn cửa nặng bởi chúng sẽ bám bụi nhiều.
Phẫu thuật trẻ ngủ ngáy
Trường hợp trẻ sơ sinh ngủ ngáy do cấu trúc bất thường tại vòm mũi mẹ có thể xem xét phẫu thuật cho con. Tùy vào vị trí các mô gây ngáy mà bác sĩ sẽ chỉ định loại hình phẫu thuật như mũi, hàm, cổ, lưỡi,…
Trẻ sơ sinh ngủ có tiếng ngáy khi nào thì cần đến gặp bác sĩ
Để biết được khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ do trẻ ngủ ngáy, mẹ cần quan sát kỹ và phát hiện những dấu hiệu bất thường sau đây:
Khi nào cần gặp bác sĩ
- Tiếng rít hoặc khịt mũi quá lớn: Các trường hợp này cho thấy tình trạng nghẹt thở bất thường ở bé. Vì vậy cần đến bác sĩ sớm hơn để có biện pháp cải thiện
- Hơi thở thất thường: Trường hợp trẻ sơ sinh ngừng thở khi ngáy, ngay cả khi chỉ kéo dài khoảng 1-2s mẹ cũng cần đưa con đi khám. Bởi đây có thể là vấn đề nghiêm trọng và việc ngừng thở như vậy sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến các cơ quan nội tạng
- Giấc ngủ gián đoạn: Nếu tiếng ngáy liên tục đánh thức thiên thần khiến bé không thể ngủ ngon mẹ nên tìm đến giúp đỡ từ phía bác sĩ. Việc thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển của trẻ sơ sinh
Tổng kết
Trẻ sơ sinh ngủ ngáy là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, để đảm bảo con không gặp vấn đề về sức khoẻ, mẹ hãy quan sát nếu có những dấu hiệu bất thường mẹ cần để ý và cho con đến bác sĩ để có phương pháp điều trị chính xác nhất.
Chúc các mẹ thành công!