Bật mí nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn vọt

Nôn vọt là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng liệu rằng bé có đang gặp vấn đề sức khoẻ hay không. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây những tác hại như thế nào? Vậy mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nộn vọt tại nhà trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn vọt

Nôn vọt là kiểu nôn mửa dữ dội, trong đó các chất có trong dạ dày có thể bị đẩy ra ngoài một cách rất mạnh và xa. Nôn vọt thường xảy ra ngắn và dữ dội hơn so với các kiểu nôn khác. Trẻ sơ sinh bị nôn vọt thường xảy ra khá đột ngột và không có dấu hiệu báo trước. Điều này cũng khiến bố mẹ rất hoang mang, hoảng hốt và không biết xử lý thế nào. Một số trường hợp nôn vọt không có cảnh báo trước.

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt thường do một trong các nguyên nhân chính sau:

nguyen-nhan-gay-non-vot-o-tre-so-sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh nôn vọt

Trẻ nôn vọt do bị hẹp môn vị

Môn vị có vai trò giữ thức ăn ở dạ dày trong quá trình nhào trộn cho đến khi nhuyễn để sẵn sàng tiêu hoá tiếp ở ruột non.

Hẹp môn vị là tình trạng thức ăn ( sữa ) và dịch vị dạ dày di chuyển xuống tá tràng bị cản trở hoặc tắc nghẽn. Thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không xuống được ruột hoặc xuống rất ít.

Hẹp môn vị thường xảy ra trong ba đến năm tuần sau khi sinh. Các triệu chứng đặc trưng có thể kể đến như trẻ nôn vọt, bụng căng tức, đau quặn, hay quấy khóc, dễ bị táo bón…

Nếu như không được xử lý kịp thời, hẹp môn vị có thể khiến trẻ bị mất nước, suy dinh dưỡng và rối loạn hệ tiêu hóa nghiêm trọng.

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt do trào ngược

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị nôn vọt. Ở trẻ sơ sinh, dạ dày chưa tạo thành góc cong rõ ràng với thực quản. Do đó, thức ăn rất dễ bị trào ngược lên và đẩy mạnh ra ngoài dẫn đến tình trạng trẻ nôn vọt.

Xem Thêm:   Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả

Hơn nữa, dạ dày của trẻ dễ bị kích thích gây co bóp mạnh. Nếu bé vui đùa quá mức, vận động mạnh khi ăn hoặc bố mẹ bế xốc trẻ lên cũng sẽ khiến trẻ sơ sinh bị nôn vọt sữa.

Tình trạng trào ngược có thể giảm dần dần khi trẻ lớn lên. Nhưng nếu tình trạng này kèm theo một số biểu hiện nghiêm trọng sau thì mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ để được tư vấn:

  • Trẻ sơ sinh bị nôn vọt ra chất nôn màu vàng hoặc xanh lá cây.
  • Khó thở, quấy khóc.
  • Viêm hầu họng do trào ngược dạ dày thực quản nhiều lần.

Viêm dạ dày – ruột gây nôn vọt ở trẻ nhỏ

tre-bi-viem-da-day

Trẻ bị viêm dạ dày

Viêm dạ dày thường là hậu quả của việc trẻ ngậm ngón tay bẩn hoặc ăn thức ăn bị nhiễm trùng. Virus gây ra tình trạng này là virus Rota. Đây là loại virus thường gặp nhất, rất dễ lây lan và có số lượng nhiều trong mẫu phân của trẻ bị bệnh.

Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi khiến cho các bé rất khó chịu. Tình trạng này có những dấu hiệu đặc trưng bao gồm:

  • Nôn vọt ở trẻ nhỏ, chất nôn thường màu trắng đục và có bọt.
  • Tiêu chảy liên tục
  • Sốt hoặc đau bụng

Vì vậy, khi bố mẹ thấy dấu hiệu trẻ nôn vọt cần đi khám ngay ở các cơ sở y tế uy tín để có chẩn đoán chính xác nhất.

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt do lồng ruột

Nôn vọt do bị lồng ruột là tình trạng khá phổ biến ở một số trẻ do một đoạn ruột phía trên trong quá trình nhu động di chuyển, chui vào lòng đoạn ruột phía dưới hoặc ngược lại. Điều nãy dẫn đến tắc nghẽn sự lưu thông của ruột.

Lồng ruột thường gặp nhiều nhất ở trẻ sơ sinh giai đoạn 3- 6 tháng tuổi. Các bé trai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2- 3 lần so với các bé gái. Triệu chứng phổ biến khi trẻ bị lồng ruột bao gồm:

  • Khóc thét đột ngột.
  • Co gối lên ngực do đau bụng từng cơn.
  • Dạ dày co thắt.
  • Nôn vọt, ngay cả khi không còn thức ăn vẫn nôn.
Xem Thêm:   Trẻ mọc răng sốt mấy ngày thì hết? Cách chăm sóc trẻ tại nhà

Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị nôn vọt sữa liên tục, đi ngoài phân nhầy, máu, mệt lả và sốt cao. Bệnh lồng ruột ở trẻ em diễn biến rất nhanh và nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trẻ ăn quá nhiều

tre-an-qua-nhieu

Bé ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều có thể gây ra nôn vọt ở trẻ sơ sinh. Trẻ bú quá nhiều hoặc bú không đúng cách dẫn đến đầy hơi, vô tình dẫn đến quá tải thức ăn trong dạ dày. Thức ăn tích tụ trong dạ dày tạo điều kiện cho các hại khuẩn phát triển, đồng thời khiến dạ dày tăng co bóp để đẩy tống chất độc và thức ăn ra ngoài khiến trẻ bị nôn vọt đột ngột.

Hậu quả khôn lường khi trẻ sơ sinh bị nôn vọt

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt thường xuyên khiến cơ thể bị mất nước, biểu hiện thường thấy đó là:

  • Môi và lưỡi bị khô, đỏ rát.
  • Trẻ quấy khóc nhưng không có nước mắt.
  • Táo bón, mệt mỏi và hay ngủ chìm giấc.

Trường hợp trẻ mất nước nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy thận hoặc ảnh hưởng đến chức năng não bộ. Trẻ bị nôn vọt khiến thức ăn bị tống xuất ra khỏi hệ tiêu hóa thay vì hấp thu. Nếu điều này diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm tăng cân và thậm chí là sụt cân.

Trẻ nôn vọt với lực phun khá mạnh, điều này có thể khiến cho dạ dày và thực quản của trẻ bị tổn thương. Thậm chí là rách thực quản nếu tình trạng này lặp đi lặp lại. Mẹ có thể phát hiện tình trạng này khi thấy trong chất nôn của trẻ xuất hiện vệt máu hoặc chất nôn có màu đỏ/ hồng.

Khi thấy dấu hiệu này, bố mẹ nên bình tĩnh để xử trí tình huống của trẻ, sau đó đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để có chẩn đoán chính xác nhất.

Xem Thêm:   Tình trạng đáng báo động của dịch sốt xuất huyết ở trẻ hiện nay

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn vọt

cach-cham-soc-tre-so-sinh-bi-non-vot

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn vọt

Khi trẻ sơ sinh nôn vọt, mẹ cần nghiêng đầu trẻ sang một bên ngay lập tức để trẻ không bị sặc. Đồng thời hút các chất nôn trong mũi, miệng, họng của trẻ bằng khăn ước hoặc gạc y tế.

Mẹ nên vỗ nhẹ 2 bên lưng của trẻ để trấn an tinh thần và để trẻ tránh hoảng hốt, quấy khóc dẫn đến sặc chất nôn lên mũi gây nguy hiểm.

Tiếp theo, mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm và xoa dịu dạ dày của trẻ.

Khi trẻ đã hết cơn nôn vọt, mẹ nên bù đủ lượng dịch cho trẻ để tránh tình trạng trẻ bị mất nước quá nhiều. Cách phổ biến và hiệu quả nhất là sử dụng dung dịch Oresol để có thể cung cấp đầy đủ cả nước và điện giải cho trẻ.

  • Số lượng: Công thức khuyến nghị là 50ml/ 1kg cân nặng. Ví dụ trẻ nặng 9kg thì cần bổ sung 450ml Oresol tương đương với 100 muỗng cà phê.
  • Cách sử dụng: Trẻ sơ sinh bị nôn vọt thường sẽ rất khát nên có xu hướng uống nhiều nước hoặc uống một ngụm nước đầy. Điều này lại vô tình gây nên sặc và nôn. Vì vậy mẹ cần kiểm soát lượng nước trẻ uống bằng cách cho trẻ uống từng muỗng nhỏ (khoảng 5 mL) và cách nhau 5 phút.
  • Thời điểm uống: Mẹ nên cho bé uống sau khi trẻ đã bớt nôn và bình tĩnh trở lại, thường vuốt ngực cho bé khoảng 5 phút sau cơn nôn vọt rồi mới cho uống. Duy trì cho trẻ uống trong khoảng 8 giờ sau khi nôn hoặc đến khi tình trạng nôn ổn định hơn.

Tổng kết

Nôn vọt thường không nguy hiểm như các loại nôn mửa khác, nhưng đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh về đường tiêu hoá và hô hấp. Nếu trẻ sơ sinh bị nôn vọt và đau bụng dữ dội, có máu trong chất nôn hoặc phân và kéo dài hơn 24 giờ, bạn nên nhận sự trợ giúp y tế ngay lập tức.