10+ Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon mà mẹ chưa biết

Thiết lập giấc ngủ cho bé là giải pháp giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ cho trẻ về lâu về dài. Nhằm giúp bố mẹ nắm bắt được cách thiết lập giấc ngủ hiệu quả cho con, bài viết sau đây sẽ bật mí đến các mẹ các cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc hơn. Cùng theo dõi nhé!

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe của trẻ

tam-quan-trong-cua-giac-ngu-voi-tre-so-sinh

Tầm quan trọng của giấc ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người trong đó có cả trẻ nhỏ. Với trẻ nhỏ thì giấc ngủ ảnh hưởng mạnh mẽ tới phát triển trí tuệ của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Không phải thời gian giấc ngủ ngắn hay dài mà chính là việc trẻ có ngủ ngon giấc hay không mới là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Trẻ ngủ đủ giấc có tinh thần thoải mái, phấn khởi vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát hơn. Đặc biệt lượng hormone tăng trưởng tiết ra trong thời gian ngủ cụ thể từ 22 giờ đến 1 giờ sáng giúp trẻ cao lớn và phát triển toàn diện. Trẻ càng nhỏ thì cần thời gian ngủ càng nhiều.

Đồng thời giấc ngủ ngon sẽ tái tạo năng lượng, hoàn thiện ống thần kinh và tăng khả năng tập trung ghi nhớ cho trẻ. Nhờ đó việc học hỏi tiếp thu các kiến thức sẽ nhanh hơn. Dưới đây là thời gian ngủ mỗi ngày tối đa tùy theo từng độ tuổi khác nhau:

– Trẻ dưới 1 tuổi: Khoảng 14-18 giờ/ngày
– Trẻ 2-5 tuổi: Khoảng 11-13 giờ/ngày
– Trẻ 6-13 tuổi: Khoảng 9-10 giờ/ngày

Cha mẹ hãy luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất giúp con ngủ tròn giấc mỗi ngày – Đây chính là nền tảng cốt lõi để trẻ phát triển tối ưu.

10+ cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon mỗi ngày

Thiết lập đồng hồ sinh học cho trẻ

Với trẻ sơ sinh việc thích nghi với môi trường bên ngoài sau khi sinh ra là điều rất khó khăn. Thời điểm trong bụng mẹ trẻ có thói quen thức đêm và tiếp tục duy trì sau khi chào đời. Thông thường, trẻ sẽ mất 2 – 3 ngày thậm chí có trẻ lên đến 2 tuần để có thể làm quen. Vậy nên cha mẹ cần thiết lập đồng hồ sinh học cho trẻ ở thời điểm này, đây chính là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon mà mẹ cần biết.

Cụ thể như, ban ngày cha mẹ nên mở cửa phòng ngủ thật sáng, chơi với trẻ nhiều hơn và không cần loại bỏ tiếng ồn,… ngược lại tới giờ đi ngủ cần giữ phòng yên lặng, hạn chế âm thanh và ánh sáng không cần thiết. Điều này sẽ hình thành dần cho trẻ về nhận thức ngày và đêm, khi nào cần ngủ và thức giấc giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Hạn chế ngủ trưa dài

han-che-ngu-trua-dai

Hạn chế ngủ trưa dài

Nếu trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày thì giấc đêm sẽ thường bị trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thậm chí là quấy khóc liên tục. Trong trường hợp khác một số mẹ cố để con ngủ ít vào ban ngày với mong muốn đêm con sẽ ngủ ngon hơn cũng là một quan điểm sai lầm.  

Các mẹ cần hiểu rằng trẻ nhỏ không thể thức quá lâu như người lớn, ví dụ trẻ trong giai đoạn 6 đến 8 tuần tuổi không thể thức được quá 2 tiếng. Nếu mẹ để con quá mệt thì sẽ gây tác dụng ngược khiến con càng khó ngủ hơn, hơn thế nữa còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con. Vậy nên, chìa khóa ở đây chính là cho con ngủ vừa đúng đủ vào ban ngày, không quá nhiều cũng không quá ít. 

Giúp trẻ thoải mái và vui vẻ trước khi ngủ

Cách giúp bé ngủ ngon tiếp theo là giữ tinh thần thoải mái, thư giãn trước khi ngủ sẽ giúp bé ngủ dễ dàng hơn. Đối với trẻ sơ sinh bạn có thể ôm ấp, vuốt ve hoặc vui đùa nhẹ nhàng còn với những bé lớn hơn thì các mẹ có thể đọc sách thư giãn. Nếu trẻ mất 30 phút để đi vào giấc ngủ thì bạn hãy đảm bảo trước khi tắt đần con cần thời gian nghỉ ngơi lâu hơn.

Không ép con ngủ nếu con không muốn

Trẻ nhỏ sẽ không cảm thấy thoải mái bị bị bắt ép đi ngủ, vì vậy chan mẹ cần hiểu nhu cầu và mong muốn của con. Nếu trẻ chưa muốn đi ngủ thì cha mẹ đừng cố ép hoặc quát mắng trẻ. Bởi tất cả sẽ tạo hiệu ứng ngược lại khiến trẻ phản kháng và càng khó ngủ hơn.

Thay vì vậy cha mẹ nên nhẹ nhàng tắt điện, ôm ấp và nói những lời yêu thương với con. Chỉ sau một thời gian ngắn thì cơn buồn ngủ tự nhiên sẽ nhanh chóng đến với trẻ.

Đặt bé vào giường ngủ dù vẫn tỉnh táo

Mẹ hãy đặt bé vào giường khi tỉnh táo việc làm như này sẽ tạo thói quen giúp trẻ biết đã đến giờ đi ngủ. Điều này giúp trẻ liên tưởng đến giường ngủ với quá trình đi vào giấc ngủ. Mặt khác, trẻ cũng cần một khoảng thời gian nhất định để ổn định. Trẻ có thể quấy khóc trong một thời gian để tìm được cho mình vị trí thoải mái và chìm vào giấc ngủ, đồng thời đây cũng là bước khởi đầu trong cách dạy trẻ học cách ngủ độc lập. Tuy nhiên nếu trẻ không ngừng khóc thì bạn có thể âu yếm vỗ về, chấn an bé để bé an tâm đi vào giấc ngủ.

Thiết lập thói quen tốt cho trẻ trước khi đi ngủ

thiet-lap-thoi-quen-truoc-khi-ngu

Thiết lập thói quen tốt trước khi ngủ

Mẹ có biết thói quen tốt chính là công cụ hữu hiệu giúp trẻ sơ sinh ổn định trước khi ngủ vào ban đêm. Việc tạo thói quen hàng ngày sẽ giúp duy trì trật tự sinh hoạt khoa học và tập bé sơ sinh ngủ ngoan.

Các thói quen trước khi đi ngủ như: đưa trẻ về phòng, kéo rèm kín, đeo bao tay, để bé nằm trong nôi, hát một bài hát yêu thích, âu yến và nói lời yêu thương,… Còn đối với thói quen trước khi ngủ ban đêm thì có thể lâu hơn như tắm, mát xa, đọc truyện, cho trẻ bú đủ no, quấn khăn, nói lời âu yếm,… Việc thực hiện các thói quen này một cách chính xác và theo thứ tự chính là lời nhắn nhủ tới trẻ là đến giờ đi ngủ. Từ đó trẻ sẽ tuân thủ một cách tự nhiên mà không cần gượng ép và ngủ ngon giấc hơn.

Tạo môi trường ngủ lý tưởng cho trẻ 

Để được ngon giấc mỗi đêm, trẻ cần có một không gian ngủ tốt và phù hợp. Nếu không, trẻ sẽ bị khó chịu, trằn trọc, rất dễ giật mình tỉnh giấc và khó để ngủ lại. Muốn con có một không gian ngủ lý tưởng, sau đây là những yếu tố cơ bản nhất mà bố mẹ cần lưu ý: 

Nhiệt độ phòng 

Đối với trẻ nhỏ, nhiệt độ phòng thích hợp nhất để ngủ là trong khoảng 24 – 25 độ C với các điều kiện sau: 

  • Mặc áo, quấn tả, mặc quần dài, mang găng tay, vớ chân, đội mũ.  
  • Đắp mền nhẹ, ấm.  
  • Thay tã khi trẻ bị ướt.  
  • Không nằm ngay nơi hơi lạnh được thổi ra từ máy điều hòa.  
  • Không để quạt máy trong phòng có điều hòa.  
  • Phòng thoáng, sạch, không để quá nhiều đồ vật trong phòng (vì dễ phát sinh nấm mốc). 

Độ ẩm  

Độ ẩm thích hợp nhất cho trẻ là dao động trong khoảng 40 – 60%. Đây là độ ẩm lý tưởng nhất  để các loại vi khuẩn khó có thể phát triển nhưng vẫn đảm bảo đủ độ ẩm cho trẻ phát triển tốt. 

Ánh sáng 

Ánh sáng chói có thể là tín hiệu sai khiến cơ thể trẻ “lầm tưởng” và tiết ra Hormone làm trẻ tỉnh táo thay vì Hormone thúc đẩy giấc ngủ. Bố mẹ nên điều chỉnh ánh sáng phù hợp như một dấu hiệu giúp trẻ phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm. Cụ thể là: 

  • Giấc ngủ ban ngày: kéo rèm và để ánh sáng dịu nhẹ. 
  • Giấc ngủ ban đêm: tắt hết đèn hoặc bật đèn ngủ với ánh sáng nhẹ nhàng. 
  • Đặc biệt, không để trẻ tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử trong lúc ngủ. 

Xác định giờ ngủ cố định 

Cho bé đi ngủ vào một khung giờ cố định hàng ngày là cách thiết lập đồng hồ sinh học cho trẻ. Khi trẻ đã quen với đồng hồ sinh học này, bé sẽ nhận biết được lúc nào là sắp đến giờ đi ngủ và sẵn sàng vào giấc khi đến đúng thời điểm đó.  

Cho trẻ đi ngủ vào đúng giờ cố định là một bước thiết lập giấc ngủ cho trẻ

Mẹ nên cho con đi ngủ vào đúng khung giờ cố định mỗi ngày

Thời gian đầu mẹ sẽ khá vất vả để rèn luyện được cho con đi ngủ vào đúng khung giờ đó. Tuy nhiên nếu cố gắng kiên trì thì sẽ rất có lợi cho chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của con sau này. Để làm điều này thành công, ngay cả khi con vẫn còn hào hứng nô đùa, hãy bế con lên giường và tắc điện để con dễ vào giấc ngủ. 

Không sử dụng thiết bị điện tử trong phòng ngủ

Các thiết bị điện tử như tivi, máy tính bảng, điện thoại,… có ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ đặc biệt là trẻ nhỏ. Ánh sáng nhân tạo sẽ khiến cho trẻ khó ngủ và không ngủ sâu giấc. Theo một nghiên cứu thì trẻ nhỉ cứ xem thiết bị điện tử thêm 2,5 phút thì sẽ mất thêm 5 phút để đi vào giấc ngủ ban đêm.

Vì vậy không sử dụng tivi, điện thoại, máy tính chính là cách cho bé ngủ ngon cần thực hiện mỗi ngày khi bước vào phòng ngủ mà cha mẹ cần làm.

Quấn tã cho bé

Với trẻ nhỏ đặc biệt trẻ sơ sinh thì cảm giác an toàn luôn cần thiết để có một giấc ngủ ngon. Đặc biệt là khi trẻ đã quen khi trong bụng mẹ được bao bọc và quấn chặt, do đó việc áp dụng phương pháp quấn tã sẽ giúp bé cảm thấy an tâm hơn và cũng là cách tập cho trẻ sơ sinh ngủ ngon. Mẹ cần quấn tã đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất, đồng thời cũng là phương pháp giữ ấm cho trẻ.

Sử dụng ti giả

Có nhiều mẹ hiện nay sử dụng ti giả là mẹo giúp bé ngủ ngon cực đơn giản, bởi bản năng luôn tìm kiếm ti mẹ để bú, khi ngậm ti giả trẻ sẽ thấy an tâm và ngủ ngon hơn. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc sử dụng di giả sẽ làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ.

Tôn trọng sở thích của trẻ

Mẹ có biết ngay từ những tháng đầu đời trẻ đã bộc lộ những sở thích riêng biệt của mình. Nếu con yêu của bạn là một “cú đêm” thì cũng đừng nóng nảy, bắt ép con theo nếp sinh hoạt cha mẹ mong muốn. Để thay đổi, trẻ luôn cần thời gian thì cha mẹ nên từ từ hình thành thói quen phù hợp với con.

Nếu con yêu thích và luôn muốn gấu bông hoặc đồ chơi khác ở cạnh khi ngủ thì cha mẹ hãy để chúng đảm bảo bên cạnh trẻ có thể an tâm và đi vào giấc ngủ. Đây chính là một cách để trẻ sơ sinh ngủ ngon mà mẹ có thể áp dụng.

Thay tã cho trẻ thật “chuyên nghiệp”

thay-ta-cho-be

Thay tã cho bé thật khéo léo

Vào ban đêm mẹ nên thay tã hoặc bỉm cho trẻ trước khi bé bú vào ban đêm tránh việc con phải thức dậy nhiều lần. Ngay cả lúc trẻ thức dậy thì mẹ nên thay tã, quấn lại chon để con chuẩn bị sẵn sàng cho một giấc ngủ sau khi bú no. Trong trường hợp phải thay tã, bỉm thì mẹ cần thay cho con thật nhẹ nhàng và cẩn thận tránh làm trẻ thức giấc.

Hãy kiên nhẫn

Trong giai đoạn phát triển cha mẹ sẽ chứng kiến những sự thay đổi khác nhau của con. Nếu em bé đang ngủ ngon giấc suốt đêm mà ngừng lại, thường xuyên thức đêm thì đó sẽ có sự thay đổi trong quá trình tăng trưởng của bé. Các giai đoạn này thường kéo dài vài ngày hoặc 1 – 4 tuần rồi trở lại quỹ đạo cũ. Do vậy mẹ cần kiên nhẫn và không cần lo lắng quá.

Bổ sung sản phẩm giúp bé ngủ ngon giấc

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm giúp hỗ trợ trẻ ngủ con và có thành phần từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả lâu dài đó chính là sản phẩm siro Adomir. Mẹ chỉ cần duy trì dùng trong một thời gian ngủ thì nếp ngủ của con sẽ được hình thành và trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Tổng kết

Bài viết trên đã hướng dẫn các mẹ cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon mẹ an tâm hơn. Bên cạnh đó mẹ cần lưu ý về sức khỏe, tính cách, thời gian biểu của mỗi bé để có thể lựa hconj cách phù hợp nhất. Điều quan trọng là cha mẹ cần hiểu con mình đang gặp những vấn đề gì để sớm có cách giải quyết phù hợp. 

Chúc các mẹ thành công!

0/5 (0 Reviews)