Giải mã nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm

Giải mã nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm 

Khóc là cách giao tiếp và bày tỏ vấn đề khó chịu của trẻ tới bố mẹ. Nhiều cha mẹ lo lắng và quan ngại vì con thường khóc đêm nhiều. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ hay khó đêm mà cha mẹ có thể lưu ý để tìm cách giúp bé ngủ ngon và sâu giấc.

Ảnh hưởng từ môi trường xung quanh

Trẻ hay khóc đêm có thể là do tiếng ồn hay âm thanh lớn bất ngờ phát ra khi bé đang ngủ, điều này khiến bé giật mình và quấy khóc. Ngoài ra, nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của em bé.

Không gian ngủ lý tưởng cho trẻ cần yên tĩnh, thoáng mát, ít đồ đạc và đảm bảo sạch sẽ. Cha mẹ nên lựa chọn các loại chăn nệm thoải mái, quần áo chất liệu phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ, tạo cho con một môi trường ngủ hạn chế tiếng ồn và ánh sáng mạnh để em bé có giấc ngủ sâu.

Trẻ khóc đòi bú

Trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh thường rất nhanh đói do dạ dày của bé thì nhỏ không thể giữ được nhiều thức ăn. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ quấy khóc.

Các dấu hiệu khi trẻ đói: tiếng khóc ngắn, trầm, có dấu hiệu như mút tay, tìm vú mẹ.

Ngay khi nhận thấy dấu hiệu này, mẹ cho trẻ bú ngay. Nếu chưa chuẩn bị kịp sữa mẹ cũng có thể dùng ti giả.

Xem Thêm:   Bật mí thời gian tắm cho trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết

Khi trẻ khóc đêm, mẹ có thể cho bú để bé dễ đi vào giấc ngủ

Con muốn được mẹ ôm ấp, vỗ về

Trẻ hay khóc đêm có thể do cần được ôm ấp, tiếp xúc cơ thể và được trấn an. Vì vậy khóc có thể là một cách thu hút sự chú ý và mong muốn được âu yếm từ cha mẹ. Việc khóc của trẻ là biểu hiện của việc con đang hoảng sợ hoặc cảm thấy không an toàn vì không được ôm ấp và không cảm nhận được sự hiện diện của cha mẹ.

Việc cần làm lúc này của cha mẹ là bế con lên, ôm bé vào lòng và tạo chuyển động nhẹ nhàng. Mẹ có thể ôm bé đung đưa hoặc hát cho bé nghe để đánh lạc hướng và trấn an bé.

Khi trẻ khóc đêm, mẹ có thể cho bú để bé dễ đi vào giấc ngủ

Do trẻ thiếu chất

Nếu bé hay quấy khóc đêm kèm theo những biểu hiện như hay vặn mình, giật mình, ngủ không sâu giấc, chậm tăng cân… thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc bé đang thiếu vitamin D, canxi, kẽm, magie,…

Việc bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất cho bé trong những năm tháng đầu đời thật sự cần thiết đối với sự phát triển và giấc ngủ của trẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung các vi chất cần đảm bảo đủ và đúng liều lượng. Ba mẹ nên cho bé đi khám/xét nghiệm để biết được cơ thể bé đang thiếu loại vi chất nào và cần bổ sung bao nhiêu để đảm bảo cho cơ thể duy trì các hoạt động.

Xem Thêm:   Bật mí nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn vọt

Nguyên nhân bệnh lý

Khi nhận thấy tiếng khóc của con khác với bình thường, biểu hiện như tiếng khóc yếu đi, gấp gáp hơn, liên tục và the thé, bé khóc dai dẳng và không thể dỗ. Dấu hiệu đó có thể cho thấy rằng bé đang gặp vấn đề về bệnh lý. Bên cạnh tiếng khóc mẹ có thể lưu ý đến các thay đổi của cơ thể bé như thân nhiệt, sắc thái da, số lần tiểu, màu sắc niêm mạc môi, mắt,…

  • Nếu bé khóc dai dẳng và đi kèm với các vấn đề sau thì mẹ hãy đưa con tới bác sỹ để được xử lý kịp thời:
  • Da xanh, lốm đốm, xám và rất nhợt nhạt.
  • Hơi thở nhanh hoặc tạo ra tiếng ồn cổ họng trong khi thở, hoặc có vẻ như đang cố gắng thở…
  • Thân nhiệt của bé cao, nhưng bàn tay và bàn chân lạnh, trẻ sốt nhiệt độ trên 38 độ C.
  • Trẻ bị phát ban đỏ.

Do ảnh hưởng từ người lớn

Do mẹ hay người bế em bé đột ngột xa nhà hoặc thay đổi bảo mẫu làm cho em bé có cảm giác bất an, lo lắng cũng gây ra tình trạng khóc đêm. Người thân của em bé nên vỗ về, an ủi một cách nhẹ nhàng giúp cho em bé nhanh chóng thích nghi được với hoàn cảnh mới.