Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là gì?
Hiện tượng trẻ sốt chân tay lạnh đầu nóng được lý giải là: Sốt cao là triệu chứng, còn chân tay lạnh là hệ quả của việc sốt. Các trường hợp trẻ sốt tay chân lạnh đầu nóng bắt nguồn từ cơ chế điều hòa thân nhiệt của vùng dưới đồi.
Trẻ số chân tay lạnh đầu nóng
Khi vùng này nhận tín hiệu có sự xâm nhập của các tác nhân “lạ” vào cơ thể sẽ tự động kích thích chế độ làm mát bằng cách phóng thích các chất khiến mạch máu ở tay và chân co lại. Vì vậy khi sốt, trẻ sẽ có hiện tượng đầu nóng nhưng chân tay lạnh.
Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp trẻ sốt đầu nóng tay chân lạnh là dấu hiệu của tình trạng nhiễm siêu vi. Lý giải cho hiện tượng này là siêu vi sẽ tấn công trực tiếp vào não bộ và các mạch máu của tay chân, gây ra tình trạng tay chân lạnh và nguy cơ dẫn đến viêm màng não, thậm chí là nhiễm trùng máu. Chính vì vậy, để chẩn đoán chính xác tình trạng trẻ mắc phải, cha mẹ nên đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân trẻ sốt chân tay lạnh
Trẻ bị sốt có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó phổ biến nhất là do virus, tiếp đến là vi khuẩn và các nguyên nhân khác.
- Trẻ bị sốt do nhiễm virus: bao gồm sốt xuất huyết, virus cúm, virus sởi, sốt thủy đậu, sốt dobệnh chân – tay – miệng,…
- Sốt do bị nhiễm trùng: bao gồm sốt phát ban, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm amidan, viêm tai giữa,…
- Một số nguyên nhân khác: sốt do tiêm phòng, trẻ sốt mọc răng,…
Dấu hiệu trẻ bị sốt nóng đầu nhưng chân tay lạnh
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ bị sốt nóng đầu nhưng chân tay lạnh.
Dấu hiệu của trẻ bị sốt đầu nóng chân lạnh
Triệu chứng thông thường
Trẻ sốt 37.5 – 38 độ C, tay chân lạnh nhưng vẫn có màu da bình thường, môi và lưỡi không khô. Trẻ dù bị sốt nhưng vẫn trong trạng thái tỉnh táo, có thể nói và ăn uống bình thường.
Triệu chứng nguy hiểm
Nếu trẻ xuất hiện một số biểu hiện sau đây thì bố mẹ tuyệt đối không thể chủ quan, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nhiệt độ sốt trên 39 độ C.
- Trẻ sốt cao không có dấu hiệu hạ nhiệt dù đã áp dụng các biện pháp hạ sốt như chườm ấm, uống hạ sốt.
- Trẻ ít cười, không khóc và không trả lời trong vòng vài giờ.
- Ngủ li bì, khó đánh thức.
- Mắt thóp trũng, môi và lưỡi khô.
- Ớn lạnh, rùng mình.
- Khi thở, trẻ ngực lõm, bụng phình.
- Nổi mẩn khi đè ép.
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng có nguy hiểm hay không?
Trẻ bị sốt nếu không được hạ sốt kịp thời có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như mất nước, co giật, rối loạn hô hấp, di chứng não và thậm chí là tử vong.
Đặc biệt trong trường hợp đi kèm nhưng triệu chứng nguy hiểm như đã kể ở trên, bố mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau để chăm sóc sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Trường hợp 1: Trẻ sốt dưới 38ºC
- Không nên cho trẻ mặc quần áo quá dày hoặc dùng khăn ủ kín trẻ. Điều này sẽ gây toát mồ hôi bên trọng và thấm ngược lại vào cơ thể của trẻ dẫn đến cảm và các vấn đề về hô hấp.
- Theo dõi sát sao nhiệt độ của trẻ.
- Tăng cường cho trẻ uống nhiều nước.
- Không được dùng đá hoặc đổ cồn vào nước để lau cho trẻ.
- Không được cho trẻ dùng Aspirin khi chưa được chỉ định của bác sĩ.
- Cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng. Mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn những thực phẩm dạng mềm và dễ tiêu hóa.
Trường hợp 2: Trẻ sốt từ 38 độ C trở lên
- Khi thân nhiệt trẻ từ 38,5 độ C trở lên, nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
- Dùng khăn ấm để lau phần bẹn, nách, bàn tay và bàn chân để giúp trẻ hạ nhiệt nhanh hơn.
- Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C, cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
- Trường hợp trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi sốt 38 độ C trở lên, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt vì rất có thể đây là biểu hiện của nhiễm trùng ở trẻ nhỏ.
Tổng kết
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong nhiều trường hợp tình trạng này có thể tiềm ẩn một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tử vong. Chính vì vậy, bố mẹ không được chủ quan mà nên theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời.