Nguyên nhân và cách hạn chế trẻ bị ọc khi uống sữa công thức

Nguyên nhân và cách hạn chế trẻ bị ọc khi uống sữa công thức 

Ọc sữa công thức là một vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh. Điều này xảy ra khi sữa từ bình vào miệng của trẻ quá nhanh, gây ra khó chịu và đau rát. Nếu không được điều trị kịp thời, ọc sữa có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác. Cùng Adomir đi tìm hiểu nguyên nhân và cách giảm tình trạng trẻ bị sọc khi uống sữa công thức hiệu quả nhất, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Triệu chứng của trẻ bị ọc khi uống sữa công thức

trieu-chung-tre-bi-oc-khi-uong-sua-cong-thuc

Triệu chứng khu trẻ bị ọc khi uống sữa công thức

Dấu hiệu trẻ bị ọc sữa khi uống sữa công thức tương đối giống với tình trạng nôn sữa công thức. Do đó, mẹ cần phân biệt rõ 2 tình trạng này:

  • Trẻ ọc sữa công thức là tình trạng sữa trào ra từ miệng nhưng ọc rất nhẹ nhàng, đôi khi sữa tự trào ra mà bé không có cảm giác gì. Sau khi ọc sữa, bé vẫn có thể cười đùa vui vẻ. Đối với những trẻ khỏe mạnh, tình trạng này là bình thường và hay xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi.
  • Nôn diễn ra mạnh mẽ hơn tình trạng ọc sữa công thức. Do tác động ép của dạ dày, sữa cùng với acid dạ dày, chất nhầy bị đẩy lên và tống ra ngoài qua đường miệng. Bé không còn tươi tỉnh mà có biểu hiện khá căng thẳng, giật mình. Trẻ có thể quấy khóc, khó chịu nhiều hơn trong và sau khi nôn.

Những biểu hiện của trẻ để cha mẹ có thể phân biệt rõ giữa ọc sữa và nôn sữa công thức:

  • Trẻ nôn nữa có kèm nôn khan
  • Khi nôn sữa trẻ quấy khóc nhiều hơn
  • Trẻ có hiện tượng cong vòng người khi nôn. Còn ọc sữa thì nhẹ nhàng có thể xảy ra ở mọi tư thế nằm. ngồi.
  • Khi nôn, chất nôn có thể chuyển sang màu đỏ còn ọc sữa thì không đổi màu.

Nguyên nhân trẻ bị ọc khi uống sữa công thức

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ọc khi uống sữa công thức ở trẻ sơ sinh, bao gồm:

nguyen-nhan-tre-bi-oc-khi-uong-sua-cong-thuc

Nguyên nhân trẻ bị ọc khi uống sữa công thức

Do sự khác lạ khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức

Thứ nhất, do trẻ đã quen bú sữa mẹ, hợp với mùi cơ thể của mẹ và nhiệt độ của sữa mẹ hơn. Dov ậy, khi chuyển sang sữa công thức trẻ có biểu hiện từ chối và không muốn ăn. Điều này dẫn đến khi mẹ cho trẻ bú sữa công thức sẽ tự có phản xạ ọc sữa.

Do uống lượng sữa công thức quá nhiều

Theo các nghiên cứu, trẻ sơ sinh tiêu hóa sữa công thức lâu hơn so với sữa mẹ. Ngoài ra, dạ dày của trẻ còn đang rất nhỏ chưa hoàn thiện vì vậy trẻ có thể cảm thấy no lâu hơn. Khi cho trẻ bý bình co cữ giống mẹ, sữa không kịp tiêu hóa hết mà đã bị nạp thêm, từ đó dẫn đến triệu chứng ọc sữa, đầy bụng và khó tiêu.

Một nguyên nhân thường gặp phải ở trẻ bú bình là do cấu tạo núm vú bằng cao su khiến bé nuốt sữa nhanh hơn. Bên cạnh đó, núm vú bình to cũng khiến việc kiểm soát lượng sữa cho bé bú khó hơn. Khi bé no không có nhu cầu ăn sữa công thức nữa, nhưng lượng sữa vẫn tiếp tục chảy xuống khiến dạ dày quá tải từ đó dẫn tới trẻ sễ bị ọc sữa ra ngoài.

Xem Thêm:   Bật mí nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn vọt

Không cho bé ợ hơi

Như các mẹ đã biết thì việc cho bé bú bình sẽ nuốt phải hơi trong bình sữa. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ chưa dễ dàng sử lý các hơi thừa này dẫn đến đầy bunnjg, chướng hơi. Vậy nên, nếu mỗi lần mẹ cho trẻ bú bình xong mà không vỗ ợ hơi sẽ dẫn tới tình trạng trẻ bị ọc sữa công thức.

Nếu bình sữa quá lớn cũng không phải là lựa chọn đúng đắn khi trẻ đang bị ọc sữa. Mẹ nên chọn cho bé bình sữa chứa từ 60 – 110ml sữa/ lần bú. bên cạnh đó mẹ cần kiểm tra khi con bú xong, tránh nuốt phải không khí trong bình khi đã hết sữa.

Do trẻ bị dị ứng sữa công thức

Khi trẻ bị di ứng sữa công thức là tình trọng hệ thống miễn dịch của cơ thể đáp ứng với protein trong sữa. Có thể sẽ tự động sản xuất kháng thể IgE kích hoạt các phản ứng dị ứng, đẩy chất lạ (sữa công thức) ra ngoài cơ thể gây nôn, ọc sữa.

Ước tính, ở trẻ dưới 1 tuổi thì tỷ lệ dị ứng sữa công thức rơi vào 7%. Theo các nghiên cứu y khoa, nếu trẻ có gen di truyền dị ứng sữa từ cha mẹ, tỉ lệ này sẽ tăng 50 – 80%. Tình trạng dị ứng sữa công thức sẽ giảm dần sau 1 tuổi và khỏi hẳn khi trẻ lên 3 tuổi.

Những biểu hiện giúp mẹ nhận biết ọc dữa do dị ứng sữa công thức như:

– Nổi mẩn, phát ban trên da sau khi uống sữa công thức

– Tiêu chảy, bé đi ngoài phân lỏng và có thể có máu trong phân

– Thở khò khè, khó thở, ho khan, co đờm

– Trẻ quấy khóc không dứt, gắt gỏng kéo dài

Do tư thế bú bình của trẻ chưa đúng

tre-bu-chua-dung-tu-the

Trẻ bú chưa đúng tư thế

Các mẹ thường có thói quen cho trẻ bú nằm hoặc kê bình sữa vào gối cho bé tự bú. Khi bình sữa nằm ngang hoặc lệch, núm vú sẽ không được đổ đầy sữa. Khi bé bú nuốt phải nhiều hơi trong bình, dạ dày đầy hơi đẩy mạnh sữa lên gây hiện tượng óc sữa công thức.

Do trẻ không dung nạp sữa công thức

Nhiều trẻ sẽ không dung nạp đường Lactose có trong sữa công thức cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị ọc khi uống sữa công thức. Do một nguyên nhân nào đó, khả năng tiêu hóa và hấp thụ đường Lactose của trẻ gặp vấn đề, đường Lactose sẽ bị dư thừa và đẩy xuống đại tràng. Tại đây, các vi khuẩn sẽ biến đường thành acid lactic và khí CO2 gây chướng bụng, đầy hơi. Chính vì vậy, ngay sau khi uống sữa công thức, trẻ dễ bị ọc sữa, nôn sữa.

Các dấu hiệu giúp mẹ có thể nhận biết trẻ không dung nạp Lactose:

– Trẻ biếng ăn, sợ bú mỗi lần uống sữa công thức đều quấy khóc, không chịu uống

Xem Thêm:   Giải đáp: Trẻ 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ mà mẹ nên biết

– Sauk hí bú sữa công thức thường bị ọc sữa, nôn ra sữa công thức

– Bé đầy hơi, trương bụng

– Trẻ bị tiêu chảy, phân lỏng

– Trẻ dễ bị hăm da vùng quanh hậu môn.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ sơ sinh bị trào ngược là tình trạng sữa trong dạ dày bị trào ngược lên cổ họng và miệng của bé. Nguyên nhân là do cơ vòng thực quản dạ dày còn yếu, khi gặp kích thích dễ mở dây tình trạng trào ngược. Trẻ bị ọc khi uống sữa công thức do trào ngược dạ dày thực quản có thể hết khi trẻ qua 12 tháng tuổi.

Viêm dạ dày ruột

Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị ọc khi uống sữa công thức có thể kể đến chính là viêm dạ dày ruột. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, dễ bị nhiễm khuẩn gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Triệu chứng ọc sữa công thức do viêm dạ dày, ruột ở trẻ:

– Ọc sữa, nôn ra sữa công thức.

– Quấy khóc, khó chịu.

– Đau bụng, bụng cồn cào, dạ dày bị co thắt.

– Tiêu chảy, phân kèm nước.

– Đối với trẻ sơ sinh không bị sốt, trẻ lớn hơn bị sốt.

Trẻ ọc sữa công thức do bị táo bón

Táo bón cũng là một nguyên nhân thường gặp ở trẻ bị ọc sữa khi uống sữa công thức. Khi táo bón kéo dài, trẻ không đào thải ra ngoài thì chất độc được tích tụ trong phân có thể xâm nhập ngược lên cơ thể và gây hại. Hơn nữa táo bón cũng làm trẻ chậm tiêu hóa, đầy hơi và dễ bị ọc sữa khi uống.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ ọc sữa công thức do bị táo bón đó là: đại tiện khó khăn, mặt đỏ, không đi cầu từ 3-4 ngày, bụng đầy hơi, cứng chắc, phân khô, sẫm màu…

Các cách giúp hạn chế trẻ bị ọc khi uống sữa công thức

Để giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị ọc khi uống sữa công thức, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

cach-giam-tinh-trang-tre-bi-oc-khi-uong-sua-cong-thuc

Cách hạn chế trẻ bị ọc khi uống sữa công thức

Chọn núm bình phù hợp với trẻ

Mẹ cần lựa chọn núm vú phù hợp với trẻ uống sữa công thức để có thể hạn chế được tình trạng trẻ ọc sữa. Ở giai đoạn phát triển của trẻ, mẹ cần lựa chọn kích thức và núm vú khác nhau.

Kích thước núm vú ti và kích thước bình– Trẻ sơ sinh đến dưới 3 tháng tuổi, kích thước bình thường là cỡ nhỏ nhất (5-120 ml sữa), núm ti cũng là dạng nhỏ nhất (size S, 1 lỗ). Điều này giúp tốc độ dòng chảy chậm, dễ kiểm soát

– Trẻ từ 3 – 6 tháng, bình sữa phù hợp với độ tuổi này có dung tích từ 120 – 180 ml. Đồng thời núm ti có thể tăng từ size S lên size M, 2 lỗ.

– Trẻ trên 1 tuổi, dung tích bình sữa có thể lựa chọn là 180 – 250 ml, núm ti size L, 3 lỗ phù hợp với lực hút mạnh.

Chất liệu

– Trẻ chưa mọc răng: Chọn núm bình bằng cao su, mềm.

– Trẻ đang mọc răng: Tốt nhất là bình sữa bằng silicon để chịu lực cắn hoặc hút mạnh của bé, không mùi.

Xem Thêm:   TOP 7 hậu quả rối loạn giấc ngủ khôn lường ở trẻ

– Có trẻ sinh non hoặc có vấn đề về miệng như bị hở lợi, sẽ có những núm vú được thiết kế đặc biệt kiểm soát tốc độ chảy của sữa.

Cho trẻ bú đúng tư thế

Cho bé bú đúng tư thế là cách nhanh nhất giúp hạn chế tình trạng trẻ bị ọc khi uống sữa công thức. Trong mọi tư thế, đầu trẻ phải cao hơn thân, điều này tránh cho trẻ bị sặc sữa. Khi bé đang bị ọc sữa mẹ không nên cho trẻ bú bình khi nằm, dù nằm nghiêng hay ngửa.

Tư thế chuẩn cho bé uống sữa công thức:

– Bước 1: Đặt bé ngồi trong lòng mẹ sao cho lưng thẳng, tay trái đỡ đầu

– Bước 2: Tay phải của mẹ giữa bình sữa hơi nghiêng, đặt núm vú cọ nhẹ vào môi để cho trẻ mở miệng. Tránh việc nhét trực tiếp núm vú vào miệng bé.

– Bước 3: Khi bé bắt đầu bú mẹ cần theo dõi khớp bú có bị trật hay không, đảm bảo sữa luôn đầy trong núm vú, tránh không khí.

– Bước 4: Khi tạm nghỉ, mẹ nhẹ nhàng hướng bình sữa xuống sao cho núm vú chạm môi dưới. Tiếp tục cho bé bú bằng cách nghiêng bình sữa lên cao.

– Bước 5: Khi dừng bú, mẹ nhẹ nhàng đưa bình ra khỏi miệng bé. Đồng thời vỗ ợ hơi cho bé để tránh ọc sữa.

Trộn sữa mẹ với sữa công thức

tron-cung-sua-me

Trộn sữa công thức và sữa mẹ

Một trong những cách hạn chế tình trạng bé bị ọc khi uống sữa công thức là mẹ hãy trộn sữa mẹ và sữa công thức để trẻ làm quen dần. Đồng thời giam dần lượng sữa mẹ đến khi trẻ dùng được sữa công thức hoàn toàn.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý để hâm sữa công thức trong nhiệt độ khoảng 40 – 50 độ C. Bởi sữa công thức có nhiệt độ quá cao sữa gây hỏng sữa mẹ. Sau khi trộn mẹ cần thử lại nhiệt độ của sữa, tránh để bé có cảm nhận không tốt.

Bổ sung men vi sinh đa chủng

Men vi sinh đa chủng cung cấp đa dạng lợi khuẩn đường ruột, giúp cảu thiện tiêu hóa, tránh đầy bụng, đầy hơi. Từ đó giảm được tình trạng ọc sữa công thức ở trẻ. Các lợi khuẩn được cung cấp có khả năng cải thiện tinhft rạng bất dung nạp Latose thứ phát do các bệnh về đường tiêu hóa. Đồng thời tiết ra các enzym phân cắt và tiêu hóa dinh dưỡng dễ dnagf hơn. Không chỉ khắc phục tình trạng ọc sữa mà còn giúp bé hấp thu tốt hơn và phát triển toàn diện.

Tổng kết

Ọc sữa công thức là một vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng có thể được giảm thiểu bằng cách thực hiện các biện pháp trên. Việc điều chỉnh tốc độ cho sữa vào miệng, sử dụng dụng cụ phù hợp và điều chỉnh lượng sữa là những cách hiệu quả để giảm nguy cơ trẻ bị ọc khi uống sữa công thức mà mẹ có thể áp dụng để cải thiện tình trạng ọc sữa cho bé.