Cách điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn hiệu quả

Mất ngủ không thực tổn là chứng bệnh ẩn chứa nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe người mắc, đặc biệt còn nghiêm trọng hơn nữa khi xảy ra ở trẻ nhỏ. Vậy rối loạn giấc ngủ không thực tổn biểu hiện như thế nào? nguyên nhân, cách điều trị mất ngủ không thực tổn. Mời bạn cùng theo dõi trong bài viết dưới đây cùng Adomir

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?

roi-loan-giac-ngu-khong-thuc-ton-la-gi

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là tình trạng không thoả mãn về mặt số lượng và chất lượng của giấc ngủ hay còn có cách nói khác chính là tình trạng khó đi vào giấc ngủ. Trẻ khó duy trì giấc ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Rối loạn giấc ngủ xảy ra ít nhất 3 lần trong tuần và kéo dài trong thời gian ít nhất một tháng. Đây là căn bệnh rất phổ biến ở tất cả độ tuổi từ người lớn đến trẻ nhỏ.

Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu sau khi ngủ dậy do không ngủ đủ giấc. Đặc biệt tình trạng này sẽ xảy ra nhiều hơn với người thường xuyên làm việc vào ca đêm. Người mắc bệnh này thường cảm thấy buồn ngủ ngay cả khi họ đã ngủ đủ giấc. Tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần của trẻ, đặc biệt là nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần, đau đầu, sa sút trí tuệ,…

Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ không thực tổn  

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn xảy ra chủ yếu do các yếu tố tâm lý, cảm xúc và điều kiện sống. Ngoài ra, các vấn đề sức khoẻ cũng có thể là nguyên nhân trẻ mắc phải tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân dưới đây:

Nguyên nhân tâm lý

Thông thường ở người lớn, 75% thời gian ngủ là Non-REM và 25% còn lại là giấc ngủ REM. Trong khi đó, ở trẻ nhỏ thì giai đoạn REM chiếm đến 50% thời gian giấc ngủ.  

Ở giai đoạn REM, hơi thở và nhịp tim của trẻ thường nhanh hơn bởi lúc này não bộ và các cơ quan hô hấp lại tăng hoạt động mặc dù trẻ đang ngủ. Do đó, trẻ thường khó ngủ và rất dễ giật mình, tỉnh giấc khi có tác động từ bên ngoài. Tình trạng này kéo dài gây ra rối loạn giấc ngủ ở trẻ. 

Các yếu tố tâm lý như áp lực công việc, căng thẳng học tập, sợ hãi, ghen tuông, bất an về cuộc sống,… là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rối loạn giấc ngủ không thực tổn.

Nguyên nhân do sức khỏe: các bệnh lý có liên quan đến thành kinh, rối loạn tâm thần, suy nhược cơ thể, sốt,… cũng dễ khiến người trẻ bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn.

Môi trường sống không thuận lợi 

Môi trường sống không thuận lợi

Phòng ngủ của trẻ có quá nhiều ánh sáng, dễ bị âm thanh lớn tác động, nhiều đồ đạc cũng khiến cho trẻ khó ngủ.  

Điều kiện vệ sinh không sạch sẽ như tã bỉm ướt, giường chiếu, quần áo không phù hợp làm cho trẻ khó chịu, ngứa ngáy và không thể ngủ ngon giấc. 

Lối sống thiếu khoa học 

Trẻ quen được cha mẹ đưa võng nôi hoặc bế bồng khi ngủ, Do đó, nếu không được đáp ứng thói quen này thì trẻ sẽ không ngủ được.  

Thời gian ngủ của trẻ không hợp lý, ban ngày nếu ngủ của trẻ quá dài sẽ khiến trẻ sơ sinh khó ngủ về đêm. 

Các dạng mất ngủ không thực tổn thường gặp

Mỗi trẻ sẽ gặp phải những vấn đề khác nhau khi bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Dưới đây là các dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn thường gặp ở trẻ:  

Mất ngủ không thực tổn 

Nếu trẻ ngủ ít hơn 6 tiếng/ ngày, khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay giật mình, không sâu giấc và tỉnh dậy vào ban đêm,… ít nhất 3 ngày/ tuần và liên tục trong một tháng thì có thể là dấu hiệu của mất ngủ không thực tổn. Giấc ngủ không được đảm bảo về chất lượng và số lượng gây mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng tới trí tuệ của trẻ sau này.

Tình trạng này xuất hiện không phải do các bệnh lý tim mạch, hô hấp, tiết niệu,… cũng không phải do thuốc, hóa chất. Người bệnh cũng không xuất hiện những biểu hiện của bệnh lý về tâm thần.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn do ngủ nhiều

Khác với mất ngủ thực tổn, người bệnh sẽ thường ngủ trên 10 tiếng mỗi ngày, nhưng họ vẫn luôn cảm thấy buồn ngủ. Tinh thần luôn thiếu tập trung, kém minh mẫn, cơ thể uể oải và thèm ngủ.

Không xuất hiện các triệu chứng của các bệnh lý đi kèm, không phải do sử dụng thuốc gây ra.

Rối loạn nhịp thức – ngủ

Thường thì tình trạng này bắt gặp ở những người hay phải làm việc ca đêm, làm việc ở những nơi phải thay đổi múi giờ như tiếp viên hàng không, phi công,… nguyên nhân chủ yếu của rối loạn này là do tính chất công việc của mỗi người. Họ thừng sẽ mất ngủ nhiều về đêm, khó ngủ do thói quen, luôn có cảm giác mơ màng và khó chịu,…

Chứng ngủ rũ

Khác với những loại khác đây là tình trạng xảy ra nhiều ở độ tuổi tủng niên. Đặc biệt là những người mất ngủ nhiều, thiếu ngủ cả ngày nên không thể cưỡng lại những cơn buồn ngủ ập tới. Người bệnh có thẻ ngủ bất kỳ lúc nào ngay cả khi đang làm việc hay đang ngồi ghế nói chuyện.

Người mắc bệnh này thường bị mất trương lực cơ 2 bên một cách rất đột ngột. Ngoài ra, còn tái diễn các biểu hiện của chứng ngủ REM khi chuyển sang trạng thái ngủ sang thức. Hội chứng này không có các bệnh lý đi kèm, cũng không phải do các bệnh lý tâm thần hay do các thuốc gây ra.

Chứng mộng du (miên hành)

Chứng mộng du này thường xảy ra vào khoảng 1/3 thời gian đầu của mỗi giấc ngủ, người bệnh thường ra khỏi giường và làm nhiều hành động khác nhau. Điều đáng e ngại là người mộng du thường không nhận thức được các hành động của mình và không ghi nhớ được những điều gì xảy ra trong suốt quá trình đấy.

Chứng miên hành

Chứng miên hành ở trẻ

Biểu hiện của người đang bị mộng du như:

– Người bị mộng du thường không nhớ những gì đã xảy ra vào ngày hôm sau

– Không xuất hiện các triệu chứng khác của bệnh lý khác do thuốc gây ra

– Nét mặt thường tỉnh bơ, ánh mắt trống rỗng, có thể mở hoặc nhắm, không quan tâm tới những câu hỏi và trả lời của người xung quanh.

Mộng du sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên có thể xuất hiện những chấn thương cơ thể khi mộng du. Vì vậy, đây cũng được xem là căn bệnh khá nguy hiểm do người bệnh không kiểm soát được hành vi của mình.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn do hoảng sợ khi ngủ

Người bị bệnh này thường xuất hiện các cơn hoảng sợ vào ban đêm. Biểu hiện có tình trạng phát âm to, vận động mạnh,… giống như mộng du, tình trạng này cũng xuất hiện vào khoảng 1/3 thời gian đầu của mỗi giấc ngủ vào ban đêm. 

Biểu hiện của người có chứng hoảng sợ khi ngủ:

– Người bệnh có thể thức giấc một hoặc nhiều lần trong đêm, người vã mồ hôi, hoảng sợ, mạch nhanh, thở gấp, kêu thét khi gặp ác mông,… ngoài ra còn luôn trong tình trạng lo âu, hồi hộp.

– Thường thì những cơ hoảng sợ này kéo dài trong 1-10 phút và sẽ kết thúc khi người bệnh thiếp đi, hoàn toàn không nhớ những gì mình đã làm trong cơn hoảng sợ.

Ác mộng  

Người bệnh sẽ có thể gặp ác mộng ở bất cứ thời điểm nào khi đang ngủ, những cơn ác mộng có thể xuất hiện vào ban đêm khi ngủ hoặc có thể là trưa. Khi gặp ác mộng người bệnh thường sẽ khóc, nói nhảm và có thể nhớ hết những gì xuất hiện trong giấc mơ. Ác mộng có thể gây những bệnh lý rối loạn tâm thần, rối loạn cảm xúc,… do luôn sợ hãi và ám ảnh. Lâu dần sẽ tiến triển thành bênh tâm thần.

Cách khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn  

Để điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn cần kết hợp nhiều phương pháp, trong đó việc thay đổi thói quen sinh hoạt và thư giãn là yếu tố quan trọng nhất 

dieu-tri-roi-loan-giac-ngu-khong-thuc-ton

Khắc phục rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Thay đổi hành vi và thói quen ngủ  

Thay đổi một số hành vi và thói quen không tốt giúp hình thành chu kỳ ngủ – thức tự nhiên, nâng cao chất lượng giấc ngủ mà không cần dùng đến thuốc. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích có thể giúp bé thoát khỏi tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn: 

  • Học cách sắp xếp không gian sống gọn gàng, sạch sẽ, thoải mái
  • Đặt ra khung giờ đi ngủ cụ thể, tranh thủ giải quyết các công việc để có thể tuân thủ giờ đi ngủ đúng giờ.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe trước khi đi ngủ
  • Ăn tối trước từ 3-4 tiếng trước khi đi ngủ, đồng thời hạn chế ăn những món khó tiêu
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại trước khi đi ngủ  
  • Không nên ngủ nướng hoặc ngủ trưa quá lâu. 
  • Không cho trẻ ăn quá no vào bữa tối. 
  • Phòng ngủ phải yên tĩnh, thoáng mát, đủ tối và không có tiếng ồn. 
  • Không xem phim rùng rợn, phim có tính chất ám ảnh, không chơi game hành động trước khi ngủ

Chơi thể thao

Việc chơi thể thao hoặc tập thể dục không chỉ giúp bạn giải phóng năng lượng, rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai còn mang đến tâm trạng phấn chấn, tích cực. Khi mới bắt đầu tập thể dục điều trị rối loạn giấc ngủ, bạn nên bắt đầu bằng những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đánh cầu lông,… để có thể quen dần rồi mới chuyển sang những môn nặng hơn.

Bổ sung dưỡng chất cho não bộ

bo-sung-duong-chat-cho-nao

Bổ sung dưỡng chất cho não

Theo nghiên cứu, não bộ của trẻ được phát triển mạnh mẽ trong 3 năm đầu đời (được tính từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ). Trong 1.000 ngày vàng này, não bộ tăng gấp 3 lần, đạt đến 80% trọng lượng não bộ của người trưởng thành và tăng sinh 100 tỷ tế bào thần kinh. Vì vậy, để đáp ứng sự phát triển của não bộ trong giai đoạn này, trẻ cần nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất, giúp não loại bỏ sự lo âu, căng thẳng khi bé hoạt động cả ngày dài. 

Tổng kết

Bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn không phải có thể điều trị một sớm một chiều, vì cần rất nhiều thời gian để thay đổi cơ thể nên bạn không cần quá lo lắng khi thấy cơ thể chưa có sự chuyển biến. Luôn cần giữ suy nghĩ tích cực, vui vẻ, ăn uống lành mạnh, khoa học kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của bạn một cách rõ rệt. 

Chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)