Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của con người nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với các dấu hiểu như ho, thở khò khè,sốt… điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển toàn diện. Để giúp bé hết khò khè, mời các mẹ cùng tìm hiểu về nguyên nhân và các mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu nhận biết khò khè ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết khò khè ở trẻ sơ sinh

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm và nghe rõ nhất khi trẻ thở ra mẹ có thể áp sát tai lại gần miệng trẻ. Khò khè có thể nghe gần giống như tiếng ngáy. Tình trạng trẻ khò khè nặng hơn, khó thở dẫn đến trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp rất khó có thể nghe được tiếng khò khè của trẻ bằng tai thông thường. Khi đó, bác sĩ có thể phát hiện tiếng thở khò khè bằng cách dùng ống nghe ( theo y học gọi là tiếng ran rít).

Trên thực tế, ở trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè với tiếng thở do tắc mũi nguyên nhân là do trẻ thở chủ yếu bằng mũi, trong khi lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm ho. Với tình trạng này, các mẹ có thể thông mũi cho bé với 2-3 giọt nước muối nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Nếu trẻ bị nghẹt mũi thì tiếng thở sau đó sẽ êm hơn trước khi được làm thông thoáng mũi.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị thở khò khè

Trẻ bị khò khè có thể là nguyên nhân của khá nhiều loại bệnh. Các mẹ hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân dẫn đến tiếng thở khác lạ của trẻ sau đây:

  • Ho: trẻ ho làm gia tăng sản xuất đờm, gây tắc nghẽn đường hô hấp khiến trẻ bị khò khè và khó thở
  • Di ứng: trẻ có thể bị dị ứng khi tiếp xúc với một số tác nhận như bụi mịn, phấn hoa, lông vật nuôi,… lúc này hệ miễn dịch sẽ phản ứng và tiết ra một số chất gây co thắt phế quản, khiến bé thở khò khè
  • Viêm tiểu phế quản: đây là bệnh nhiễm virus cấp tính của đường hô hấp dưới của trẻ. Với các triệu chứng như thở khò khè, khó thở và suy hô hấp. Cách trị khì khè ở trẻ sơ sinh là loại bỏ tình trạng viêm nhiễm tại phổi bé.
  • Trẻ bị hen suyễn, viêm phế quản, tiểu phế quản, viêm phổi,… cũng có thể dẫn đến thở khò khè. Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Với trẻ em trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn.
  • Ngoài ra còn có các nguyên nhân hiếm gặp là: có dị vật trong đường thở của con, bé bị dị tật bẩm sinh như phế quản bị ép, mạch máu bất thường, u hoặc hạch phế quản,…
Xem Thêm:   Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ sốt mọc răng 39 độ tại nhà

Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Để điều trị tốt nhất, các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được chuẩn đoán chính xác và có giải pháp phù hợp với thể trạng của trẻ. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng và mức độ bệnh lý, mẹ có thể áp dụng các cách trị khò khè cho bé tại nhà dưới đây:

Xử lý tình trạng khò khè bằng gừng

Chữa khò khè bằng gừng tươi

Gừng có tính ấm và có công dụng giúp giảm viêm ở đường hô hấp, đồng thời ngăn sự co thắt của đường thở. Từ đó cải thiện tình trạng khò khè ở trẻ hiệu quả. Mẹ có thể thực hiện như sau:

  • Cách 1: Trộn hỗn hợp nước cốt gừng, nước lựu và mật ong, với tỷ lệ bằng nhau. Cho trẻ uống 1 muỗng canh hỗn hợp này 2 – 3 lần mỗi ngày. Thực hiện liên tục 3 – 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Cách 2: Gừng rửa sạch, thái lát, hãm với nước ấm trong 5 phút, để nguội rồi cho bé uống.
  • Cách 3: Đun sôi gừng, mật ong và hạt cỏ cà ri để cho bé uống vào mỗi buổi sáng và tối.

Cách trị khò khè cho trẻ bằng mật ong

Sử dụng mật ong để chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Mật ong có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn cực tốt. Vì vậy, sử dụng mật ong rất hữu ích khi trẻ bị khò khè. Cách thực hiện như sau: Pha 1 thìa mật ong với nước nóng. Cho bé uống 3 lần mỗi ngày.

Xem Thêm:   Giải đáp: Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì giúp giảm bớt

Lưu ý: Chỉ sử dụng mật ong cho bé trên 1 tuổi. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi uống mật ong có thể gây ngộ độc.

Chữa khò khè bằng chanh

Theo kinh nghiệm từ xưa nay, nhờ hàm lượng lớn vitamin C, chanh giúp cung cấp chất chống oxy hoá, xây dựng hệ miễn dịch và ngăn ngừa tổn thương tế bào. Mẹ có thể kết hợp chanh với nhiều nguyên liệu để trị khò khè và khó thở. Chẳng hạn như muối, mật ong,…

Lá húng chanh

Lá húng chanh chữa khò khè

Lá húng chanh là một trong những mẹo dân gian chữa khò khè được các mẹ tin dùng. Cavaron trong lá húng chanh có tác dụng tiêu đờm, thải độc nên có thể sử dụng trong trường hợp trẻ bị khò khè, sổ mũi, ho đờm.

Cách làm: Lá húng chanh rửa sạch, giã nhuyễn. Thêm chút nước sôi rồi lọc lấy nước. Cho bé uống hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày.

Dầu khuynh diệp

Dầu khuynh diệp được nhiều người biết đến như một “ kháng sinh tự nhiên” giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh, hen suyễn, viêm xoang,…

Sử dụng dầu khuynh diệp sẽ giúp thông mũi, hết khò khè, cũng như làm ấm cơ thể, giúp phòng ngừa bệnh nhiễm trùng khi thời tiết chuyển mùa.

Mẹ có thể sử dụng dầu khuynh diệp để massage cho bé. Hoặc cho vào máy xông tinh dầu, dùng vào buổi tối khi bé ngủ.

Xem Thêm:   Cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm giúp mẹ nhàn tênh

Dùng nước muối sinh lý

Dùng nước muối sinh lý để chữa khò khè

Sử dụng nước muối sinh lý là mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh, bởi nước muối có tác dụng làm sạch bụi bẩn, tiêu dittj vi khuẩn và virus. Ngay cả khi trẻ không bị khò khè mẹ cũng nên vệ sinh mũi vé bằng dung dịch nước muối sinh lý hàng ngày. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn , virus tấn công đường hô hấp, từ đó chủ động phòng ngừa các bệnh đường hô hấp.

  • Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng. Nhỏ vài giọt vào bên mũi
  • Bước 2: Đợi khoảng vài giây, sau đó dùng dụng cụ hút mũi để đẩy dịch nhầy ra ngoài
  • Bước 3: Rửa sạch dụng cụ hút mũi, sau đó thực hiện tương tự với bên mũi còn lại

Tổng kết

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm do đó có thể không phù hợp với một số mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, các mẹo này chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị, độ hiệu quả còn phụ thuộc vào thể trạng của từng bé. Do đó cha mẹ không nên quá phụ thuộc vào các mẹo dân gian này. Trong quá trình chăm sóc, nếu bé xuất hiện các biểu hiện bất thường, chứng khò khè có xu hướng tiến triển nặng , hãy đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và tìm cách khắc phục phù hợp.

Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích mẹ trong quá trình chăm sóc bé.