Giải đáp: Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt?

Giải đáp: Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt?

Không phải trẻ cứ bị sốt là cần uống thuốc hạ sốt, bởi đôi khi điều này lại chính là “con dao hai lưỡi” gây hại ngược lại cho sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt? Câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ này sẽ được PregCandy giải đáp ngay bây giờ.

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt?

Trẻ sốt bao nhiêu thì uống hạ sốt

Trên thực tế, sốt bản chất là một phản ứng có lợi của cơ thể, là một phần của phản ứng miễn dịch tự nhiên trong cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Theo các khuyến cáo y tế, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên.

Bên cạnh đó, khi trẻ vẫn còn tỉnh táo và uống nước được thì chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước. Lúc này, việc truyền dịch là chưa cần thiết, chỉ nên truyền dịch cho trẻ khi được bác sĩ chỉ định đối với các trẻ bị mất nước nặng và phải được thực hiện trong các cơ sở y tế.

Trẻ sốt dưới 38.5 độ C

Ở mức nhiệt này, trẻ được xác định là bị sốt dạng nhẹ, chưa cần sử dụng tới thuốc hạ sốt. Cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp như cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, chườm ấm, lau người, nới lỏng quần áo,… với những trẻ dưới 6 tháng cần tăng số lần bú, đồng thời bổ sung thêm nước bù điện giải.

Trẻ sốt trên 38.5 độ C

Tại mức nhiệt này thì cha mẹ nên cho bé dùng thuốc hạ sốt, kết hợp các biện pháp vật lý kể trên. Có rất nhiều loại thuốc hạ sốt ngoài thị trường cha mẹ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để được kiểm tra và kê đoan thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về cho bé uống.

Xem Thêm:   Nguyên nhân và cách xử lý trẻ ho khan về đêm tại nhà

Trẻ sốt trên 39 độc C

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt? Đối với trẻ sốt trên 39 độ C ngoài việc uống thuốc và mặc quần áo thoáng mát thì cần được theo dõi tại cơ sở y tế. Do thân nhiệt tăng cao sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng trẻ bị sốt co giật, gây nguy cơ biến chứng nặng. Đây là trường hợp không thể coi thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Trẻ bị sốt uống thuốc gì?

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc hạ sốt có thể sử dụng cho trẻ em, trong đó các thuốc có chứa dược chất Paracetamol là thông dụng và an toàn nhất vì:

Trẻ bị sốt uống thuốc gì?

  • Ít có tác dụng phụ.
  • Dễ sử dụng.
  • Có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.

Bố mẹ có thể dùng paracetamol cho trẻ trong nhiều trường hợp sốt như sốt mọc răng, sốt virus, sốt cảm cúm,… Thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau như viên uống, bột, siro hay đặt hậu môn. Tùy vào từng lứa tuổi và trường hợp mà mẹ có thể chọn loại chế phẩm phù hợp nhất với trẻ.

Khi muốn phối hợp các loại thuốc hạ sốt, bố mẹ không được tự ý thực hiện mà cần tham khảo sự chỉ dẫn của các bác sĩ để tránh xảy ra các tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá, tổn thương gan.

Cách uống thuốc hạ sốt đúng cách

Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ? Thuốc hạ sốt nếu không được sử dụng đúng cách không chỉ không mang lại kết quả mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Mời các mẹ cùng theo dõi hướng dẫn cách uống thuốc hạ sốt đúng như sau:

  • Liều dùng thuốc hạ sốt phải tính chính xác theo cân nặng: Từ 10 – 15mg paracetamol cho 1 kg thể trọng của bé. (Ví dụ bé nặng 5 kg cần dùng từ 50mg đến 75mg là tối đa). Nếu quá liều dùng này sẽ gây hại cho gan của trẻ, còn ít hơn thì không đủ để hạ sốt.
  • Mỗi lần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần cách nhau từ 4 – 6 tiếng, sau khi uống thuốc chừng 30 phút nếu bé chưa hạ sốt thì cũng không được uống thêm thuốc mà nên chườm mát vào trán, lòng bàn tay, chân.
Xem Thêm:   TOP 7 MẸO DÂN GIAN CHỮA VẶN MÌNH Ở TRẺ SƠ SINH

Một số lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Bên cạnh đó khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

Những lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

  • Chú ý đến hạn sử dụng của thuốc.
  • Tổng liều lượng sử dụng không được vượt quả 60mg/kg/1 ngày.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để thuốc phát huy tối đa tác dụng điều trị.
  • Không cho trẻ uống đồng thời Paracetamol và Ibuprofen vì sẽ làm gia tăng tác dụng phụ không mong muốn.

Trẻ bị sốt thì cha mẹ cần làm gì?

Ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt, bố mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và giảm thân nhiệt.

Chườm ấm

Bố mẹ có thể kết hợp hạ sốt bằng cách chườm ấm cho trẻ. Nước ấm không chỉ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn mà còn làm giãn nở lỗ chân lông và tăng cường thải độc, từ đó thúc đẩy quá trình hạ sốt hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn sạch thấm nước ấm, vắt kiệt rồi đắp lên trán trẻ.

Bổ sung nước và điện giải

Tình trạng sốt sẽ làm gia tăng nguy cơ mất nước ở trẻ nhỏ. Để bù lại lượng nước đã mất đi, bố mẹ nên tăng cường bổ sung nước cho trẻ. Ngoài ra, có thể dùng dung dịch điện giải, sữa, nước trái cây để giúp trẻ phục hồi hệ miễn dịch tốt hơn. Trong trường hợptrẻ không chịu hoặc không thể uống nước, bố mẹ cần xin ý kiến của bác sĩ để kịp thời xử trí.

Xem Thêm:   Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng cha mẹ phải làm sao?

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều

Sốt khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và đau nhức. Chính vì vậy, trong thời gian bị bệnh, bố mẹ nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi, tránh vận động quá sức. Tuy nhiên, cũng không cần thiết phải ép trẻ ngủ hoặc nghỉ ngơi nếu trẻ đã khỏe hơn và muốn vui chơi nhẹ nhàng.

Trẻ có thể đi học hoặc tham gia các hoạt động thường ngày khi thân nhiệt đã quay về mức ổn định bình thường sau 24 giờ.

Khi nào cần đưa trẻ bị sốt đến cơ sở y tế?

Khi nào càn đưa trẻ bị sốt đến gặp bác sĩ

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ cần theo dõi trẻ sát sao và đưa trẻ đến nếu nhận thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau đây.

  • Trẻ bị sốt dưới 2 tháng tuổi.
  • Sốt cao trên 40 độ C.
  • Trẻ ngủ li bì khó đánh thức.
  • Trẻ quấy khóc, khó thở.
  • Phát ban trên da.
  • Nôn ói nhiều, lười ăn, không bú được.
  • Cơ thể yếu ớt, suy nhược.
  • Trẻ bị sốt cao dẫn đến co giật.

Tổng kết

Thắc mắc của bố mẹ về “trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt” đã được giải đáp trong bài viết trên đây. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với bố mẹ và các bé. Để biết thêm nhiều kiến thức chăm sóc trẻ bị sốt mời cha mẹ hãy ghé đọc tại webite Adomir.vn nhé.

Cảm ơn các mẹ đã quan tâm theo dõi!