Nguyên nhân & cách điều trị trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Nguyên nhân & cách điều trị trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với sự phát triển trẻ, nhất là trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi. Tuy nhiên nhiều trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình điều này khiến trẻ ngủ không sâu giấc, quấy khóc và khó đi vào giấc ngủ. Việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ có được phương pháp giúp con đi vào giấc ngủ ngon.

1. Biểu hiện khi trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Nghiên cứu của Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (American Academy of Sleep Medicine – AASM) cho thấy rằng, giấc ngủ ảnh hưởng mật thiết đến sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ. Tuy nhiên có một thực tế rằng không phải trẻ sơ sinh nào cũng ngủ ngon, bằng chứng là việc trẻ sơ sinh hay giật mình, vặn mình và thức giấc vào đêm khuya. Điều này khiến cho trẻ không thể ngủ sâu giấc, từ đó cơ thể sẽ rất mệt mỏi vào buổi sáng, phản ứng chậm, chậm phát triển chiều cao, trí tuệ.

Biểu hiện trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Hai giai đoạn của việc trẻ sơ sinh hay giật mình:

  • Giai đoạn 1: Trẻ sẽ cảm giác giống như đang rơi tự do, vì thế trẻ nâng hoặc duỗi tay ra, thậm chí có thể thở hổn hển và bắt đầu quấy khóc.
  • Giai đoạn 2: Trẻ sẽ cuộn tay và chân lại gần cơ thể trở về tư thế tương tự như thai nhi.

Trẻ sơ sinh hay giật mình là biểu hiện thường gặp trong giai đoạn từ 1 – 6 tháng tuổi. Đây có thể chỉ là phản xạ tự nhiên khi trẻ mới chào đời, giống như phản xạ bú hay tìm vú mẹ. Phản xạ này có tên gọi là Moro, xuất phát từ việc bé mới chuyển từ môi trường trong tử cung của mẹ sang môi trường rộng lớn bên ngoài, thế nên bé sẽ cảm giác không an toàn từ đó hay mơ thấy ác mộng, dẫn đến việc bé sơ sinh hay giật mình. Phản xạ này sẽ biến mất sau khi trẻ làm quen được với môi trường mới, hoặc khi trẻ lớn hơn 1 tuổi.

Đặc biệt, trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ cũng là biểu hiện khi trẻ sợ hãi, căng thẳng bởi những tiếng động lớn ở bên ngoài hoặc khi bé đang được ẵm bồng bị đặt xuống nôi một cách bất ngờ. Chúng còn kèm theo những biểu hiện khác như trẻ khó đi vào giấc ngủ, gắt ngủ, khi đang ngủ chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng khiến trẻ cũng giật mình và quấy khóc.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình

Nguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

  • Phản xạ tự nhiên: Trẻ sơ sinh giật mình là một trong những phản xạ tự nhiên của bé khi mới chào đời, do bé chuyển từ môi trường trong bụng mẹ sang môi trường mới nên tạo phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân. Tình trạng này khá đặc trưng ở trẻ nhỏ.
  • Bé có những tâm lý bất an: Đó là khi bé có cảm giác không an toàn, lo lắng, sợ hãi, khiến bé mơ thấy ác mộng khi ngủ, từ đó bị giật mình, quấy khóc.
  • Những tiếng động lớn: Tiếng tivi, tiếng nhạc, tiếng người nói chuyện lớn, thậm chí khi bé đang được bế bồng đặt xuống giường nệm bất ngờ cũng khiến bé dễ giật mình.
Xem Thêm:   Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi? Lưu ý sử dụng thuốc

Bé sơ sinh hay giật mình, rướn người, vặn mình trong những năm tháng đầu đời là hiện tượng sinh lý khá bình thường, nó chỉ xảy ra trong một vài giây rồi hết, và chấm dứt khi bé được 3-6 tháng tuổi.

Nguyên nhân bệnh lý

Khi tình trạng giật mình diễn ra thường xuyên, trong thời gian dài thì điều này không còn bình thường, bố mẹ cần tìm hiểu thêm những nguyên nhân bệnh lý, chẳng hạn như:

  • Bé bị trào ngược dạ dày: Do bé gặp các vấn đề về tiêu hóa, trào ngược nên hay giật mình khi ngủ.
  • Thiếu canxi và vitamin D: Điều này khiến cho bé có nguy cơ còi xương, từ đó có biểu hiện rướn người, giật mình. Những biểu hiện đi kèm đó là chậm mọc răng, rụng tóc vành khăn, đổ mồ hôi trộm.
  • Bé đang ốm: Bệnh viêm họng, viêm tai giữa, giun sán…cũng khiến bé khó đi vào giấc ngủ, khi ngủ giật mình rồi tỉnh giấc, do vậy bố mẹ cũng cần lưu ý thêm nhé.
  • Hệ thần kinh đang bị tổn thương: Những vấn đề về rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh bị tổn thương cũng có thể gây ra triệu chứng khiến bé sơ sinh hay giật mình.
  • Trẻ thiếu hụt những vi chất dinh dưỡng: Khiến cho hệ hệ thần kinh vốn rất mong manh giờ đây trở nên rất dễ nhạy cảm với mọi tác động từ môi trường xung quanh, chỉ cần 1 tác động nhỏ cũng khiến trẻ giật mình vì sợ hãi.

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có nguy hiểm không?

Khi trẻ sơ sinh đang ngủ hay giật mình và khóc thét liên tục và kéo dài sẽ có những tác động tiêu cực đến cơ thể của trẻ. Không chỉ vậy, tình trạng này còn làm ảnh hưởng đến tâm lý của cha mẹ vì thường xuyên thức đêm và mất ngủ.

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có nguy hiểm không?

Chậm phát triển

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bé phát triển toàn diện không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà còn quyết định bởi giấc ngủ. Bởi trong quá trình ngủ cơ thể (tuyến yên) sẽ tiết ra hormone tăng trưởng, nếu ngủ ngon và sâu thì lượng hormone sẽ tiết ra cao gấp 4 – 5 lần bình thường. Điều này cũng đồng nghĩa nếu bé giật mình, ngủ không liền giấc thì cân nặng và chiều cao sẽ kém hơn các bạn có giấc ngủ sâu.

Suy giảm khả năng nhận thức

Não trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị tác động và kích thích bởi các yếu tố bên ngoài. Nếu bé giật mình trong lúc ngủ do tiếng ồn hay các nguyên nhân ngoại cảnh khác thì có thể ảnh hưởng đến bộ não của bé, khi bộ não của bé tổn thương thì có thể suy giảm nhận thức, đồng thời dễ mắc phải chứng rối loạn cảm xúc.

Trẻ ngủ hay bị giật mình có nguy cơ bị ngưng thở

Nếu bé nhà bạn liên tục giật mình và ngủ ngon giấc thì sẽ khó chịu và quấy khóc liên tục, tình trạng này kéo dài có thể gây ức chế hô hấp, khiến bé khó thở thậm chí không thở được và ngưng thở. Bên cạnh đó, trẻ giật mình khi ngủ sẽ làm giảm lượng hormone tăng trưởng, ức chế hệ thống miễn dịch. Đây là nguyên nhân khiến trẻ có sức đề kháng yếu kém và dễ mắc phải các bệnh đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng, tim mạch và hô hấp.

Xem Thêm:   Nguyễn Thị Lệ Kim: Hành Trình Vàng của Vận Động Viên Taekwondo Việt Nam

4. Cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Thiết lập lịch ngủ khoa học cho bé

Một số tình trạng em bé không phân biệt được ngày và đêm, dẫn đến việc bé ngủ cả ngày, nhưng sau đó lại thức suốt đêm. Tuy nhiên giấc ngủ sâu vào ban đêm lại vô cùng quan trọng, vì đây là lúc hormone tăng trưởng hoạt động mạnh nhất, giúp bé phát triển chiều cao và cân nặng toàn diện. Vì thế mẹ cần thiết lập lịch ngủ khoa học cho bé theo phương pháp EASY.

Phương pháp này bao gồm các hoạt động như bé bắt đầu ăn (Eat) vào 7h sáng, vui chơi vận động (Activity), sau đó mẹ cho bé ngủ (Sleep) để mẹ có thời gian để thư giãn (Your time). Đây là một chu kỳ lặp đi lặp lại cho đến khi bé đi vào giấc ngủ đêm lúc 7h tối và bắt đầu ngủ sâu vào lúc 10h.

Việc này sẽ giúp trẻ phân biệt giữa ngày và đêm, giới hạn giấc ngủ ngắn ban ngày xuống còn ba giờ và để dành thời gian cho giấc ngủ sâu vào ban đêm, tránh tình trạng ngủ ngày cày đêm.

Lịch ngủ khoa học cho bé

Tạo cảm giác an toàn cho con

Để tạo cho trẻ cảm giác an toàn, yên tâm vào giấc ngủ, các mẹ hãy sử dụng gối ôm nhẹ và đặt bên cạnh trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể thêm áo của mẹ vào gần bé, điều này tạo cảm giác như bé đang được gần mẹ và cảm thấy an tâm hơn.

Đảm bảo không gian ngủ thoải mái

Tiếng ồn là nguyên nhân hàng đầu khiến cho trẻ sơ sinh hay giật mình. Vì thế mẹ nên cho bé ngủ trong không gian yên tĩnh, không có tiếng tivi, hoặc tiếng mọi người nói chuyện.

Ngoài ra, ba mẹ đừng nên cho trẻ vận động nhiều hoặc chơi đùa với con trước khi ngủ để tránh làm bé bị kích thích thần kinh.

Luôn đảm bảo tã của bé được thay kịp thời, sạch sẽ, êm ái, thấm hút tốt để bé không phải khó chịu vì tã ướt, hoặc quá lạnh vùng mông khiến trẻ cựa quậy và thức giấc.

Chọn cho bé quần áo ngủ phù hợp cũng là điều nên quan tâm, mẹ hãy cho con mặc quần áo có chất liệu mềm mại, thoải mái, tạo cảm giác dễ chịu tối đa.

Thường xuyên cho trẻ tắm nắng

Để tránh tình trạng bé thiếu canxi và giảm tình trạng giật mình lúc ngủ, ba mẹ cần cho con tắm nắng thường xuyên hơn. Thông thường trẻ sơ sinh 7 – 10 ngày có thể tắm nắng, các mẹ nên cho con tắm nắng vào thời điểm ánh nắng còn dịu nhẹ, tốt nhất vào buổi sáng sớm.

Xem Thêm:   Trẻ bị phát ban sau sốt cần kiêng gì để nhanh khỏi bệnh

Cho trẻ bú sữa đầy đủ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ sơ sinh để giúp con phát triển và nâng cao đề kháng. Cho bé bú sữa mẹ đầy đủ sẽ giúp con không bị thiếu chất, giảm nguy cơ thiếu canxi. Từ đó, trẻ cũng sẽ chấm dứt tình trạng giật mình trong lúc ngủ.

Massage cho trẻ dễ đi vào giấc ngủ

Trẻ sơ sinh hay giật mình là do căng thẳng đầu óc và dễ quấy khóc. Vì thế khi bé có dấu hiệu buồn ngủ mẹ nên massage nhẹ nhàng vùng đầu để bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Mẹ có thể kết hợp bằng việc hát ru, hôn chúc ngủ ngon… đây là những tín hiệu giúp con hiểu ra đã đến giờ đi ngủ.

Mẹ chỉ nên đặt bé xuống khi bé đã ngủ say

Có rất nhiều ba mẹ đặt con xuống giường ngay khi thấy con đã ngủ, kết quả con giật mình, tình giấc và quấy khóc. Vậy nên, để hạn chế tình trạng này ba mẹ cần đặt bé xuống khi đã thấy bé ngủ sâu giấc khá lâu. Cách làm này cũng giúp bé ngủ ngon hơn và không tạo thói quen xấu phụ thuộc vào tay mẹ

Bổ sung đủ vi chất

Tình trạng thiếu chất là nguyên nhân khá phổ biến gây khó ngủ ở trẻ, khiến hệ thần kinh của trẻ bị căng thẳng và không thể ngủ ngon sâu giấc. Mẹ nên tăng cường bổ sung những vitamin và khoáng chất sau để con phát triển toàn diện: vitamin D,C, B12, kẽm, canxi, magie, sắt, protein và chất béo.

Cho con sử dụng thêm siro ngủ ngon

Siro Adomir là sự kết hợp các thành phần thảo dược tự nhiên như cao nữ lang, cao tía tô đất cùng các loại vitamin như B6, Magie, L-theanine có tác dụng giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần để bé đi vào giấc ngủ dễ dàng. Từ đó, bé sẽ có được giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc mà không còn vặn mình hay giật mình.

Tiến sĩ Bác sĩ Nhi khoa Lê Thị Thu Hương – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng đã khuyên bố mẹ sử dụng Adomir với những trường hợp bé vặn vẹo, trằn trọc, khó ngủ kéo dài trên 5 ngày, quấy khóc đêm liên tục cả tháng. Siro này mang lại tác dụng nhanh chỉ trong vòng 6 ngày, giúp trẻ giảm căng thẳng lo âu, luôn cảm thấy thư giãn, hạnh phúc từ đó dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cho bé từ 0 tháng tuổi vì siro không chứa chất an thần, không khiến con phụ thuộc vào thuốc.

Tổng kết

Như vậy bài viết trên đây đã thông tin chi tiết đến các mẹ biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình. Nếu tình trang này kéo dài khi mẹ đã điều trị bằng các cách mà Adomir bật mí, thì cha mẹ cần đưa con đến cơ sở ý tế thăm khám để có cách điều trị dứt điểm.

Chúc các mẹ thành công!