Bật mí cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng cách

Bật mí cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng cách

Sau sinh, mẹ bắt đầu với hình trình chăm sóc và nuôi dạy bé. Với những người lần đầu làm mẹ sẽ không tránh được sự lúng túng, áp lực điều này tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh và gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé. Vậy nên nắm được cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi sẽ giúp mẹ xua tan những phiền não, lo lắng cũng như chủ động bảo vệ sức khỏe của bé tốt hơn. Cùng Adomir đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Sự phát triển của bé trong 1 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thì các điều mẹ cần quan tâm bao gồm dưới đây:

Sự phát triển của trẻ sơ sinh trong 1 tháng tuổi

Cân nặng và chiều dài

Cân nặng bình thường của trẻ sơ sinh khi lọt lòng từ 2,5kg trở lên. Đối với trẻ dưới 2,5kg thì được gọi là đẻ non, đẻ thiếu tháng hoặc bị thiếu dinh dưỡng và cần chăm sóc đặc biệt từ bệnh viện cũng như bác sĩ. Những ngày đầu đời với trẻ sinh sinh bú sữa mẹ hay bú sữa công thức thì những em sơ sinh đều sẽ sụt cân nhưng chỉ đến tuần thứ hai thì em bé sơ sinh sẽ lấy lại được trọng lượng khi chào đời. Chiều dài trung bình của em bé sơ sinh từ 47cm đến 52cm. Bé gái thường có chiều dài hơn bé trai từ 2cm đến 4cm.

Lịch sinh hoạt của em bé sơ sinh 1 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh giỏi việc ăn, ngủ, khóc phần lớn các động tác của trẻ sơ sinh mang tính chất tự vệ. Biểu hiện rõ nhất cho bản năng sinh tồn ở em bé sơ sinh. Trẻ sơ sinh đưa tay lên miệng để tìm ăn, bú và nuốt tất cả mọi thức ăn lỏng khi bản năng của trẻ tìm được đưa vào miệng. Trẻ sơ sinh thở, ngáp, hắt hơi, ho, sợ hãi, phản ứng lại với tiếng động mạnh và đột ngột.

Sự phát triển giác quan ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

  • Năm giác quan của trẻ sơ sinh ít nhiều đều đã phát triển. Cơ thể lớn lên các giác quan cũng sắc bén thêm giúp bé dàn nhận thức được thế giới bên ngoài.
  • Thị giác lúc mới chào đời vẫn còn khá thô sơ, bé vẫn nhìn thấy và phản ứng lại. Tuy nhận các cơ ở mắt chưa phối hợp với nhau được tốt nên khi nhìn lâu và theo dõi một ánh sáng đặt trước mắt bé từ 4-6 tuần sau sinh.
  • Vị giác của trẻ sơ sinh khá sơ sài nhưng trẻ đã phân biệt được vị thức ăn ngon hay dở
  • Khứu giác thì chưa giúp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi phân biệt được mùi thơm hay mùi khó chịu, phải từ tuần thứ 2 hoặc thứ 3 trở đi trẻ mới phân biệud dược mùi khó chịu.
  • Thính giác do tai giữa không có không khó trong những ngày đầu hay ngày thứ hai nên trẻ sơ sinh chưa thể nghe được. Khi không khí vào tai giữa trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bắt đầu nghe rõ
  • Xúc giác lúc trẻ sơ sinh rất sơ xài nhưng môi và miệng của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi rất nhạy, nhờ đó trẻ sơ sinh làm quen ngay được với các động tác bú mẹ.

Cách chăm sóc bé sơ sinh

Với những người mới làm cha, làm mẹ lần đầu tiên, chắc hẳn bạn không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng khi lần đầu tự chăm sóc em bé mới chào đời. Đó là lý do vì sao chúng ta nên chủ động học cách chăm sóc trẻ sơ sinh để bảo vệ sức khỏe cho em bé.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ rất nhiều, mỗi ngày trẻ sơ sinh sẽ ngủ từ 16 – 18 tiếng thậm chí có thể ngủ tới 20 tiếng. Cứ mỗi 2 – 3 giờ trẻ sơ sinh sẽ dậy ăn một lần và ngủ các giấc tiếp theo. Giấc ngủ đối với giai đoạn dưới 1 tháng tuổi rất quan trọng với trẻ. Ngoài ra bố mẹ cũng có thể tạo không gian giúp trẻ ngủ đủ và sâu giấc. Đặc biệt bố mẹ cùng người thân cần nắm được ác dấu hiệu trẻ buồn ngủ như dụi mắt, nhìn xa xăm, quấy,… tránh việc cơn buồn ngủ kéo dài quá lâu sẽ làm trẻ sơ sinh khóc và không chịu ngủ.

Xem Thêm:   Tổng hợp 10+ phương pháp nuôi con của người Do Thái

Lời khuyên từ các chuyên gia về việc cách chăm trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi cần tạo môi trường, khung thời gian cố định, môi trường quen thuộc để trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi:

– Giảm ánh sáng trong phòng

– Ôm ấp, vỗ về, chấn an bé hoặc cho bé nghe những bài hét êm dịu

– Hoặc đọc một câu chuyện ngắn nào đó

Thực tế khi mới chào đời trẻ được 1 tháng tuổi sẽ có những trẻ sơ sinh ngủ rất ngoan nhưng cũng có những trẻ dơ sinh dưới 1 tháng tuổi sẽ quấy khóc đêm đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Lời khuyên cho gia đình cần giúp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi vượt qua thời gian khủng hoảng, cũng như cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý để chăm trẻ sơ sinh được tốt nhất. Tuyệt đối tránh để trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thức vào ban ngày để cho trẻ sơ sinh ngủ vào ban đêm vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.

Chăm sóc đường ruột cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Mỗi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thói quen đường ruột khác nhau. Trong những tuần đầu đời, trẻ sơ sinh sẽ có nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên, gần như mỗi lần cho bú là một lần đi cầu hoặc có thể hơn 10 lần/ngày một số trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chỉ đi một hoặc một vài lần trong tuần.

Chăm sóc đường ruột cho trẻ sơ sinh

Một hai ngày đầu trẻ sơ sinh sẽ đi phân su – màu xanh đen, dính đặc. Những ngày sau đó, phân của trẻ sơ sinh sẽ chuyển sang màu xanh. Vào cuối tuần đầu đời, phân sẽ trở nên vàng và vàng nâu. Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn thường đi cầu thường xuyên, lỏng nước hơn so với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bú sữa công thức.

Sau ba tuần tuổi, thói quen đường ruột của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi được điều chỉnh lại từ từ. Lời khuyên cho bố mẹ nếu sau 72 giờ sau sinh mà trẻ sơ sinh chưa phân su, triệu chứng số 38 độ thì cần báo cho bác sĩ chuyên môn khám và xử lý, đây là dấu hiệu bất thường có khả năng kèm bệnh lý: xơ nang, bệnh tuyến giáp, tắc nghẽn đường ruột.

Chăm sóc cơ thể trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tất cả quá trình đều là bắt đầu như học cách thở, điều chỉnh nhiệt độ trên cơ thể để có thể thích nghi với môi trường bên ngoài. Vậy nên, trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi cần thời gian để có thể quen với môi trường bên ngoài. Mẹ cần lưu ý việc giữ ấm cơ thể cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi để tránh việc cơ thể con bị lạnh sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm lấn bất lợi cho sức khỏe của bé.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Những lợi ích của sữa mẹ sẽ giúp nuôi con hiệu quả:

– Giúp giảm đáng kể tần suất nhiễm trùng ở trẻ
– Giảm đáng kể tần suất nhiễm trùng ở trẻ
– Giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường ở trẻ trong suốt cuộc đời
– Giảm nguy cơ khởi phát sớm các bệnh đường ruột mãn tính
– Giảm nguy cơ phát bệnh dị ứng
– Giảm nguy cơ bệnh ung thư máu và ung thư tế vào lympho
– Giảm nguy cơ SIDS- hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi, và giảm tử vong ở trẻ nhũ nhi nói chung
– Giúp trẻ thông minh hơn
– Sữa mẹ giúp giảm tỷ lệ viêm ruột hoại tử và nhiễm trùng huyết ở trẻ sinh non
– Sữa non có màu vàng hoặc màu cam nhạt, khá đặc và dính. Sữa non có ít chất béo, có vị ngọt, giàu protein và điều quan trọng có chứa thành phần kháng thể trong sữa.
Đây được coi là những chiến binh giúp chống lại bệnh tật, đảm bảo sức khỏe:
– Sữa non có tác dụng nhuận tràng giúp trẻ sơ sinh đào thải các dịch ối cũng như những dịch nằm sẵn trong dạ dày (phân su)
– Sữa non là công cụ đào thải bilirubin nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh
– Sữa non là vắc xin an toàn tự nhiên dành cho trẻ sơ sinh
– Sữa non chứa kháng khuẩn IgA bảo vệ trẻ sơ sinh
– Sữa non có thành phần leukocytes, một tế bào trắng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho dạ dày trẻ sơ sinh
– Sữa non có tác dụng nhuận tràng giúp trẻ sơ sinh đào thải các dịch ối cũng như những dịch nằm sẵn trong dạ dày (phân su)

Xem Thêm:   7 nguyên tắc “vàng” chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa

Lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ nhỏ

Hướng dẫn bế trẻ sơ sinh đúng cách

Bế trẻ sơ sinh đúng cách

Khi bế bé lần đầu tiên, người mẹ thường có chút lúng túng nhưng hãy nhẹ nhàng, sau vài ngày, mẹ sẽ biết bé thích được bế ở tư thế nào nhất. Mỗi bé sẽ thích được bế ở một tư thế riêng, có bé thích vác vai, có bé thích được ẵm ngửa…Trước khi bế bé lên, người mẹ cần lên tiếng cho bé biết là sẽ bế bé. Hãy nhìn và âu yếm trò chuyện với bé, nhẹ nhàng luồn hai tay xuống dưới đầu, vai và mông bé để bế bé lên một cách nhẹ nhàng. Điều này giúp bé không giật mình, khóc hoảng vì bất ngờ bị nhấc lên khỏi chỗ nằm. Với những bé mới lọt lòng, tư thế bế trẻ an toàn và dễ dàng nhất là cho bé nằm ngang. Mẹ cố gắng giữ cho phần đầu và cổ của bé nằm trên một đường thẳng, bụng bé ép vào bụng mẹ, mặt bé quay vào ngực mẹ.

Hướng dẫn cho bé sơ sinh bú đúng cách

Nên sớm bắt đầu cho trẻ bú ngay giờ đầu sau sinh. Những giọt sữa non đầu tiên chưa thực sự dồi dào nhưng lại chứa nhiều chất bổ dưỡng, rất cần thiết cho bé. Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, chỉ có thể chứa được 30 – 90ml sữa mỗi cữ bú, và cứ 2-3 tiếng bé sẽ bú một lần. Tùy từng trường hợp sẽ có bé bú nhiều hơn hoặc ít hơn. Mẹ cũng cần chú ý đến dấu hiệu bé đói. Một số bé khóc rất to, một số khác lại chỉ mút tay, chép môi, quay đầu tìm sữa mẹ.

Cần chọn tư thế bú sao cho cả mẹ và bé đều thoải mái, Nguyên tắc đơn giản nhất khi cho con bú mà các mẹ cần nhớ là giữ đầu và lưng của bé thẳng hàng, mặt của bé hướng thuận vào bầu vú; như thế sẽ tạo ra tư thế bú đúng và con sẽ bú dễ dàng, thoải mái nhất, có thể cho trẻ bú ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm.

Trẻ sơ sinh cần được ợ hơi sau mỗi cữ bú để không bị khó chịu trong bụng. Cách đơn giản nhất cho bé ợ hơi là mẹ bế bé lên tựa vào vai mình, một tay đỡ mông chân bé, tay kia vỗ nhẹ lên lưng bé.

Bé sơ sinh cũng hay bị nấc. Mẹ đừng quá hoảng hốt vì đây là hiện tượng bình thường do các cơ quan của bé chưa hoàn thiện như người trưởng thành. Nôn trớ cũng vậy, mẹ đừng quá lo lắng nhé. Nếu bé nôn trớ nhiều kèm khóc liên hồi không dứt thì phải đưa bé đến bệnh viện khám ngay.

Hướng dẫn chăm sóc da cho trẻ mới sinh

Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh đúng cách

Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên việc chăm sóc da cho bé cần phải được chú trọng. Việc chăm sóc và lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ sơ sinh cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Tránh việc cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích da
  • Chọn quần áo cho trẻ là các loại vải mềm
  • Chú ý tránh cọ xát, kể cả cọ xát nhẹ trên da bé vì có thể gây tổn thương làn da của trẻ
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại xà phòng thô bởi các sản phẩm này thường có độ kiềm cao, dễ làm kích thích da của bé
Xem Thêm:   5 nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ không thực tổn ở trẻ

Tắm và vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Chăm sóc vệ sinh rốn là một trong những yếu tố quan khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. Băng quấn rốn luôn được giữ sạch, nếu bị ướt thì phải thay ngay băng khác. Cầm quan sát xem có bị thấm máu hay không, đảm bảo khô sạch. Khi rốn chưa rụng thì mẹ không được tùy tiện mở băng, sau khi rụng rốn thì giữa sạch và khô, các vẩy da ở gốc chờ tự bong ra.

Tắm rửa và thay quần áo là biện pháp giúp da trẻ sơ sinh luôn sạch sẽ, giúp tuần hoàn máu lưu thông trong quá trình trao đổi chất. Khi tắm cần chú ý nhiệt độ phòng, chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho quá trình tắm và sau khi tắm xong.

Chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh

Lưu ý:

– Mẹ cần lựa chọn sản phẩm phù hợp an toàn với làn da của trẻ sơ sinh

– Chú ý vệ sinh kỹ các vùng như vùng da đầu, các vùng có nếp gấp như nách, cổ, háng,… của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.

– Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi một lần không quá dài chỉ cần 5 – 7 phút là đủ.

Cách chắm sóc mắt, khoang miệng, lưỡi, tai cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Chăm sóc khoang miệng cho trẻ sơ sinh

Đôi mắt trẻ sơ sinh luôn cần giữ gìn sạch sẽ. Hàng ngày trước khi rửa mặt bố mẹ cần rửa mắt trước cẩn thận và thật sạch. Bố mẹ chú ý lau sạch dử mắt của trẻ sơ sinh và nhỏ thuốc mắt cho trẻ nếu cần thiết theo chỉ định của bác sĩ đối với trẻ là cần thiết.

Niêm mạc khoang miệng của trẻ sơ sinh rất non nên bố mẹ tránh gây xây xước. Tuyệt đối tránh dùng mật ong cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi bố mẹ nhé. Trẻ sơ sinh chỉ có thể thở bằng mũi nên bố mẹ cần chú ý vệ sinh để mũi được sạch sẽ tránh ảnh hưởng đến việc thở ở trẻ.
Ráy bẩn trong lỗ tai trẻ sơ sinh cũng cần được vệ sinh nhưng chỉ vệ sinh phần ngoài tránh ngoáy quá sâu gây những tổn thương không cần thiết cho vùng tai của trẻ sơ sinh.

Lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, việc tiêm vắc xin phòng bệnh là vô cùng cần thiết, như vậy, bé mới phát triển khỏe mạnh, hạn chế nhiễm bệnh truyền nhiễm. Tốt nhất cha mẹ nên tìm hiểu và cho con đi tiêm tại các cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm theo dõi sức khỏe và chăm sóc trẻ sơ sinh.

Trong 1 tháng đầu đời, cơ thể của trẻ mới sinh còn non nớt, dễ tổn thương, vì thế, cha mẹ phải lưu ý cách bế các bé. Tốt nhất bạn nên bế ngửa bé, không bế xốc hoặc rung lắc quá nhiều khiến bé cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới xương khớp và sự phát triển của trẻ.

Tổng kết

Hi vọng với các thông tin trên, cha mẹ có thể hiểu hơn về đặc điểm và cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hiệu quả nhất. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Chúc các mẹ thành công