Mách bạn cách hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi an toàn

Mách bạn cách hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi an toàn

Theo kinh nghiệm dân gian, cây nhọ nồi được xem là bài thuốc “thần dược” trong việc giảm sốt, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, thực hư điều này có đúng hay không? Và bố mẹ cần sử dụng cây nhọ nồi để hạ sốt cho trẻ bằng cách nào? Hãy cùng theo chân Adomir tìm hiểu chi tiết về lá nhọ nồi hạ sốt cũng như cách hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi trong bài viết sau đây.

Tìm hiểu về cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi là một loại cây thuộc họ nhà cúc, thân thảo, màu đỏ tía hoặc xanh. Cây có hoa màu trắng và có vị chua, tính hàn. Hiện nay, cây phân bố ở một số các quốc gia châu Á như Thái Lan, Trung Quốc,… và cả Việt Nam. Nhọ nồi chủ yếu mọc rải rác ở bờ ruộng, kênh mương hoặc bờ bụi.

Tìm hiểu cây nhọ nồi

Từ xa xưa, các đặc tính của loại cỏ này đã được tận dụng để điều trị một số bệnh như đau xương, mỏi khớp, sưng viêm,…

Tác dụng của cây nhọ nồi mang lại

Mặc dù nhỏ bé nhưng cây nhọ nồi lại sở hữu rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, cụ thể là:

  • Hạ sốt.
  • Chữa sốt xuất huyết.
  • Thanh nhiệt.
  • Giảm đau, chống viêm.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư, làm chậm quá trình oxy hóa.
  • Tăng cường tuần hoàn máu, ổn định huyết áp.
  • Hỗ trợ giảm đau mỏi, xương khớp.
  • Giảm chảy máu, cầm máu tốt.
  • Giảm cholesterol xấu trong máu.
  • Giúp tóc chắc khỏe, đen và nhanh dài hơn.

Hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi có tốt không?

Cây nhọ nồi có nhiều thành phần hoạt chất có lợi như: caroten, tinh dầu, alkaloid… Một trong những tác dụng nổi bật nhất của loại cây này chính là khả năng kháng vi sinh vật.

Xem Thêm:   Nguyên nhân & cách điều trị trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, hoạt chất có trong cây nhọ nồi có thể giúp chống lại khoảng 9 loại vi khuẩn khác nhau, trong đó bao gồm cả các loại vi khuẩn bình thường và một số loại nguy hiểm như E.coli và tụ khuẩn vàng.

Như đã nói ở trên, cọ nhọ nồi có tính hàn, có công dụng làm mát, ngoài ra còn có khả năng giải độc. Chính vì vậy, loại cỏ này mang lại hiệu quả cao trong việc ổn định nhiệt độ cho cơ thể. Chính vì lý do đó, bố mẹ hoàn toàn có thể áp dụng cách hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi.

Hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi

Để hạ sốt cho bé an toàn và nhanh chóng, cha mẹ cần dùng cây nhọ nồi đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn cách dùng cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ:

Chuẩn bị:

  • 1 nắm cây nhọ nồi (cả phần lá và thân).
  • Muối trắng.
  • Máy sinh tố/cối đá.
  • Rây.

Cách hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi

Thực hiện:

  • Nhặt sạch cây nhọ nồi, loại bỏ phần lá vàng và úa.
  • Ngâm nhọ nồi với nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn.
  • Vớt nhọ nồi ra rổ, rồi rửa thêm 1 – 2 lần nước nữa cho sạch.
  • Cho cây nhọ nồi vào máy sinh tố hoặc cối đá để làm nhuyễn.
  • Sử dụng rây để lọc bỏ phần bã nhọ nồi, giữ lại phần nước cốt.
Xem Thêm:   Trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt? Lưu ý khi sử dụng

Cách hạ sốt bằng cây nhọ nồi cho trẻ:

  • Với trường hợp trẻ sốt nhẹ, cha mẹ nên cho con uống nước cốt nhọ nồi 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 1 thìa cà phê. Nếu vị khó uống có thể cho thêm xíu muối hoặc đường để trẻ dễ uống, dễ nuốt hơn.
  • Dùng phần bã vừa lọc được để đắp lên vùng nách, bẹn và trán của trẻ để hạ sốt nhanh hơn.

Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng cách hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi với trẻ sơ sinh vì điều này có thể gây đau bụng và rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

Tham khảo thêm các cách hạ sốt khác

Bên cạnh việc sử dụng cây nhọ nồi để hạ sốt thì cha mẹ cũng có thể tham khảo cách hạ sốt sau:

Cách hạ sốt khác

Hạ sốt bằng rau diếp cá

Chuẩn bị

  • Một nắm rau diếp cá, ngâm nước muối loãng, rửa sạch rồi để ráo
  • Cho rau diếp cá vào máy sinh tố xay nhuyễn
  • Dùng rây lọc lấy phần nước rồi cho bé uống 2 – 3 lần
  • Nếu bé sốt kèm ho, mẹ có thể cho một xíu mật ong vào nước rau diếp cá để gia tăng hiệu quả (lưu ý, bài thuốc có mật ong chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi)

Hạ sốt cho bé bằng hành tây

  • Chuẩn bị 1/4 củ hành tây, rửa sạch rồi thái nhuyển
  • Dùng khăn xô bọc hành tây rồi đắp vào tay trái của bé, do dưới cổ tay của con người có chứa các huyệt đạo, khi đắp sẽ giúp giảm nhiệt nhanh chóng
Xem Thêm:   Trẻ ho có ăn được tôm không? Thực đơn cho bé bị ho

Hạ sốt bằng lá tía tô

  • Chuẩn bị một nắm lá tía tô, ngâm nước muối pha loãng, rửa sạch rồi để ráo
  • Đun lá tía tô với 500ml nước lọc
  • Đun sôi được khoảng 5 phút là có thể tắt bếp. Vớt bỏ phần xác, lấy nước cốt tía tô cho bé uống thau nước hàng ngày.

Một số lưu ý khi hạ sốt cho trẻ

Bên cạnh việc hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nổi, bố mẹ cũng cần lưu ý thêm một số điều sau đây để giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng và hiệu quả hơn:

  • Đảm bảo trẻ nghỉ ngơi ở phòng rộng rãi, thoáng mát.
  • Không nên mặc nhiều lớp áo cho trẻ, thay vào đó nên chọn những trang phục rộng rãi, thoáng mát.
  • Cho trẻ uống nhiều nước. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung thêm một số loại chất lỏng khác như nước trái cây, nước canh rau củ, sữa,…
  • Nếu trẻ sốt trên 39 độ C, nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo liều lượng và chỉ định từ các bác sĩ.
  • Tăng cường bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C bởi đây là loại vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Tổng kết

Cây nhọ nồi mang lại công dụng hạ sốt hiệu quả, ngoài ra còn mang lại nhiều tác dụng khác như kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau,… Chính vì vậy, bố mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi thông qua cách cho trẻ uống hoặc đắp bã ở các vùng trán, nách, bẹn trên cơ thể trẻ.