TOP 7 hậu quả rối loạn giấc ngủ khôn lường ở trẻ

TOP 7 hậu quả rối loạn giấc ngủ khôn lường ở trẻ 

Nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ thường xuyên cơ thể trẻ sẽ uể oải, quấy khóc rất nhiều. Lâu dần sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện ở trẻ về thể chất và trí tuệ.

Tinh thần không tỉnh táo

Giấc ngủ kém khiến các neuron thần kinh không được nghỉ ngơi sẽ làm ảnh hưởng đến các tính hiệu dẫn truyền thần kinh, làm cho bé không tỉnh táo.

Giảm khả năng nhận thức

Giấc ngủ có liên quan mật thiết đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trẻ nhỏ là những đối tượng vẫn đang ở giai đoạn phát triển thùy trán và kỹ năng ra quyết định. Nhưng khi tình trạng ngủ không đủ giấc, thiếu ngủ ngày càng trầm trọng thì thùy trán lại là cơ quan bị suy yếu nhiều nhất. Kết quả là các chức năng tâm thần bị giảm, các quá trình ra quyết định bị trì hoãn, suy giảm sự chú ý và khả năng ghi nhớ. Bé sẽ khó khăn trong việc học hỏi, vận động và nhận thức vấn đề.

Rối loạn giấc ngủ nếu kéo dài sẽ gây suy giảm nhận thức ở trẻ

Tăng nguy cơ béo phì tim mạch

Tiến sĩ Elsie Taveras – trưởng khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Nhi Massachusetts ở Boston và nhóm của cô đã nghiên cứu hơn 1.000 trẻ em. Trẻ thiếu ngủ được định nghĩa là ít hơn 12 giờ một ngày ở độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi, ít hơn 10 giờ mỗi ngày đối với độ tuổi 3 – 4 và ít hơn 9 giờ một ngày đối với độ tuổi từ 5 – 7. Nghiên cứu cho thấy những trẻ em bị thiếu ngủ và rối loạn giấc ngủ có nguy cơ béo phì cao hơn khoảng 2,5 lần so với những trẻ ngủ nhiều. Thêm vào đó, trẻ thiếu ngủ cũng có nguy cơ có tổng lượng mỡ cao hơn 2,5 lần.

Xem Thêm:   Trẻ mọc răng sốt mấy ngày thì hết? Cách chăm sóc trẻ tại nhà

Khiến trẻ mệt mỏi kéo dài

Trẻ ngủ ít, vào giấc khó, đi ngủ rất muộn,… là lý do khiến bé cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ kéo dài. Chính vì ngủ ít nên trẻ trở nên biếng ăn, các năng lượng của bé không được tái tạo và đương nhiên trẻ sẽ trở nên mệt mỏi.

Tính tình cáu kỉnh

Vì khó ngủ làm rối loạn hormone nên sẽ làm ảnh hưởng rõ rệt đến tâm trạng của trẻ. Càng khó ngủ thì é càng hay quấy khóc, cáu kỉnh và khó chịu.

Chất lượng giấc ngủ không đảm bảo sẽ khiến trẻ dễ cáu gắt và quấy khóc

Ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất

Sự phát triển chiều cao cũng như toàn bộ cơ thể của trẻ chịu tác động của hormone tăng trưởng GH. Hormone này là một tuyến rất nhỏ ở trong não. Hormone tăng trưởng này sẽ tiết ra nhiều nhất vào buổi đêm. Vì vậy, cần tận dụng tối đa thời gian khi trẻ ngủ buổi tối.

Rối loạn giấc ngủ sẽ khiến hormone này tiết ra ít hơn, ảnh hưởng tới chiều cao và sức vóc của trẻ sau này.

Suy giảm đề kháng

Sau một ngày dài thì giấc ngủ chính là thời gian giúp bé hồi phục thể lực và các chức năng khác trong cơ thể nghỉ ngơi. Đối với trẻ nhỏ cũng vậy, trẻ chỉ khoẻ mạnh và hạnh phúc khi được ngủ đủ giấc.

Rối loạn giấc ngủ khiến cho trẻ trở nên cáu kỉnh, khó chiều, từ đó biếng ăn và quấy khóc. Theo đó, sức đề kháng của trẻ suy giảm do không tái tạo năng lượng khi ngủ ít. Bé có sức đề kháng kém, hay ốm vặt và dễ mắc các bệnh lý truyền nhiễm, đặc biệt là thời điểm giao mùa.

Xem Thêm:   Cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm giúp mẹ nhàn tênh

Để giúp trẻ có thể ngủ ngon hơn, chấm dứt tình trạng rối loạn giấc ngủ cha mẹ có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây:

  • Hãy dành thời gian quan tâm tới bé nhiều hơn, thiết lập chế độ sinh hoạt đúng giờ để vào nề nếp. Nên tập cho trẻ đi ngủ sớm để đảm bảo sức khỏe.
  • Tạo không gian ngủ lý tưởng, thoải mái và yên tĩnh cho trẻ. Vệ sinh sạch sẽ giường chiếu thường xuyên để trẻ cảm thấy thoải mái nhất. Nên tắt âm thanh của các thiết bị điện tử ở gần trẻ. Có thể bật những bài hát nhẹ nhàng du dương để trẻ được thư giãn trước khi ngủ.
  • Nên dành thời gian kể chuyện hoặc hát ru trẻ. Ôm ấp vỗ về cũng là một cách để trẻ yên tâm và có giấc ngủ ổn định hơn.