Nguyên nhân và cách điều trị trẻ sơ sinh ngủ thở mạnh

Nguyên nhân và cách điều trị trẻ sơ sinh ngủ thở mạnh

Trẻ thở nhanh là dấu hiệu mắc các bệnh về đường hô hấp, tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bé. Để cha mẹ hiểu hơn về tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cách nhận biết nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh

Thông thường nhịp thở của trẻ sơ sinh có sự khác biệt rõ rệt. Trong khi ở người lớn 12 – 20 lần/phút, thì nhịp thở người bình thường ở trẻ lại cao hơn khá nhiều từ 40 – 50 lần/phút. Hơn nữa nhịp thở của trẻ sơ sinh không đều, lúc nhanh lúc chậm.

Trong giữa giai đoạn thở bình thường, trẻ sẽ có khoảng 5 giây ngưng thở, sau đó sẽ thở nhanh hơn rơi vào khoảng 50 – 50 phút/lần. Tình trạng này kéo dài trong 10 – 15 phút và đây là nhịp thở của bé hoàn toàn khỏe mạnh.

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) trẻ sơ sinh ngủ được coi là thở mạnh khi có những dấu hiệu dưới đây:

Cách nhận biết nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở hơn 60 lần/phút
  • Trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi: Nhịp thở hơn 50 lần/phút
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: Nhịp thở hơn 40 lần/phút

Vậy nên để biết chính xác bé nhà bạn có thở nhanh hay không thì mẹ cần đếm nhịp thở khi con đang nằm yên, không gắng sức làm bất cứ điều gì, không sợ hãy quấy khóc. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng công cụ hỗ trợ tránh sự nhầm lẫn. Lưu ý, không nên đếm tắt trong 14 giây rồi nhân lên 4.

Xem Thêm:   Chứng hoảng sợ ban đêm là gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi vốn có nhịp thở không đều. Nên nếu trong lần đếm đầu tiên mẹ phát hiện bé thở nhanh hơn bình thường trên 60 lần/phút. Muốn chắc chắn hơn với kết quả này thì mẹ hãy tiến hành đếm nhịp thở thêm lần nữa. Nếu kết quả trong 2 lần đều trùng khớp thì có thể khẳng định bé thở bất thường.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh

Trẻ sơ sinh ngủ thở mạnh sẽ có rất nhiều nguyên nhân gây ra có thể kể đến như:

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở mạnh

Hệ miễn dịch của bé còn yếu

Trong những năm tháng đầu đời, mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ thở mạnh và nhanh hơn rất nhiều. Do trẻ còn yếu, sức đề kháng chưa được hoàn thiện, đây có thể làm điều kiện vô cùng thuận lợi để các tác nhận như virus, vi khuẩn có thể tấn công gây suy giảm hệ miễn dịch.

Hệ hô hấp của bé chưa hoàn thiện

Đây có thể là nguyên nhân chính khiến trẻ thở mạnh khi ngủ. Lúc này nhịp thở của bé chưa được kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng thở gấp, thở mạnh, thậm chí còn kèm theo hiện tượng rút phập phùng vùng bụng.

Dị ứng thời tiết

Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ sơ sinh rất dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài như thời tiết thay đổi đột ngột, bui bẩn trong không khí, hóa chất, lông động vật,… Khi trẻ tiếp xúc với các dị nguyên này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp dẫn đến tình trạng thở mạnh khi ngủ.

Xem Thêm:   Trẻ bị phát ban sau sốt cần kiêng gì để nhanh khỏi bệnh

Trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm

Một số trường hợp đặc biệt trẻ sơ sinh ngủ thở mạnh có thể do trẻ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm. Nếu phát hiện trẻ thở nhanh, mạnh, không đều kèm theo các hiện tượng rút lõm lồng ngực, da tím tái khả năng bé mắc phải các bệnh như viêm phế quản cấp tính, viêm phổi,…

Trẻ sơ sinh thở mạnh có đáng lo không

Trường hợp bé thở mạnh nhưng không kèm theo bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bé vẫn lên cân đều thì mẹ có thể an tâm. Tuy nhiên nếu bé thở mạnh kèm các triệu chứng dưới đây thì mẹ cần đưa bé đến bệnh viên để được kiểm tra:

Trẻ sơ sinh thở mạnh có đáng lo

– Trẻ sơ sinh thở nhanh, khó thở, thở bằng mũi, lồng ngực rung lên khả năng cao bé gặp phải một số bệnh về đường hô hấp khó thở thanh quản hoặc suy hô hấp.

– Trường hợp trẻ bị thở nhanh, thở khò khè theo tiếng rất có thể do trẻ bị nhiễm virus hoặc mắc các bệnh hen suyễn.

– Trẻ thở gấp ngủ hay giật mình: bé thở nhanh khi ngủ nhịp thở hơn 60 lần/phút kèm theo hiện tượng ngủ li bì, hay giật mình là dấu hiệu đáng lo ngại. Điều mẹ cần làm là đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và có hướng giải quyết.

Xem Thêm:   Sepp van den Berg: Tài năng trẻ triển vọng của Liverpool FC

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ thở mạnh

Mẹ cần áp dụng những cách để giúp trẻ dễ chịu hơn:

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh thở mạnh

– Tăng cường cữ bú, bổ sung đủ nước cho bé mỗi ngày.

– Mẹ cần theo dõi nhịp thở của bé nhất là khi trẻ ngủ. Mẹ có thể sử dụng đồng hồ đếm nhịp thở hoặc quan sát nhịp thở theo độ lõm và cơ bụng của bé.

– Thay đổi tư thế ngủ cho bé dễ thở hơn: nếu trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ kèm theo những triệu chứng bất thường như bỏ ăn, lười bú, sốt, ngủ li bì,… cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện, tuyệt đối không được điều trị tại nhà. Rất cả thể bé đang bị nhiễm virus hoặc viêm đường hô hấp.

Tổng kết

Adomir mong rằng bài viết này sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về nhịp thở của trẻ sơ sinh, đồng thời xác định được một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ thở mạnh cũng như cách giúp bé hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi!