Giải đáp: Bị sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu

Giải đáp: Bị sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu 

Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Trong đó, biến chứng đáng lo ngại nhất chính là suy giảm lượng tiểu cầu trong máu. Vậy đối với bệnh nhân bịsốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn cho người mắc sốt xuất huyết.

Bị sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu?

Bị sốt xuất huyết có ảnh hưởng số lượng tiểu cầu

Trước hết, chúng ta cần hiểu về tiểu cầu. Tiểu cầu là một loại tế bào lưu thông trong máu (cùng với 2 loại tế bào khác là hồng cầu và bạch cầu). Tiểu cầu có chức năng chính là kích thích đông máu và hình thành các cục máu đông, từ đó làm chậm quá trình chảy máu, giúp các vết thương mau lành. Ngoài ra, loại tế bào này còn đóng vai trò như một tuyến phòng thủ chống lại các phản ứng nhiễm trùng và viêm do virus gây ra.

Ở người bình thường, số lượng tiểu cầu trong máu dao động từ 150 đến 450 nghìn/microlit máu.

Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, virus Dengue sẽ bám vào các tế bào tiểu cầu và làm tiểu cầu biến đổi cấu trúc kháng nguyên, từ đó tiêu diệt các tế bào tiểu cầu bình thường. Số lượng tiểu cầu trong máu cũng vì thế mà giảm sút, Hiện tượng này sẽ dẫn đến chảy máu không ngừng và khó lành các vết thương. Đó cũng là lý do giảm tiểu cầu là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu?

Để hỗ trợ tăng tiểu cầu trong máu khi bị sốt xuất huyết, người bệnh được khuyến cáo nên bổ sung một số thực phẩm sau đây:

Sữa

Trong sữa và các chế phẩm từ sữa chứa vitamin K – một loại vitamin cần thiết trong cơ chế đông máu của cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống sữa thường xuyên có thể giúp cải thiện số lượng tiểu cầu trong máu, đặc biệt trong tình trạng thiếu hụt tiểu cầu do sốt xuất huyết.

Xem Thêm:   Adomir là thuốc gì? Siro giúp bé ngủ ngon sâu giấc từ thiên nhiên

Ngoài ra, sữa còn chứa nguồn canxi và protein dồi dào, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của xương và cơ bắp trong cơ thể.

Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, giúp đẩy nhanh quá trình đông máu và tăng số lượng tiểu cầu. Một số loại rau xanh giàu vitamin mang lại hiệu quả cao trong việc tăng số lượng tiểu cầu trong máu là: mùi tây, húng quế, cải xoăn, bông cải xanh, cải thìa, cần tây,…

Lá đu đủ

Thực phẩm giúp tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết

Người bị sốt xuất huyết nên ăn gì? Câu trả lời chính là cây đu đủ không chỉ cho trái mà lá đu đủ còn là một vị thuốc Nam với khả năng cải thiện số lượng tiểu cầu do sốt xuất huyết gây ra hiệu quả. Nhiều kết quả thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng chiết xuất lá đu đủ mang lại lợi ích đáng kể trong việc thúc đẩy gia tăng số lượng tiểu cầu trong bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi.

Khi bị sốt xuất huyết, bạn có thể uống nước ép lá đu đủ hoặc uống chiết xuất dạng viên nén để duy trì ngưỡng ổn định của chỉ số tiểu cầu trong máu.

Trái lựu

Trong hạt của quả lựu có hàm lượng sắt rất dồi dào, có thể giúp cơ thể cải thiện lượng máu cũng như tế bào tiểu cầu trong máu. Không chỉ vậy, lựu còn là loại trái cây chứa rất nhiều hoạt chất có tính oxy hóa mạnh và vitamin C. Đây là các có khả năng tăng cường sức đề kháng và chống nhiễm trùng hiệu quả trong giai đoạn mắc sốt xuất huyết.

Nước dừa

Nước dừa là thức uống giàu chất dinh dưỡng và chứa hàm lượng chất điện giải cao, rất hữu ích trong việc gia tăng số lượng tiểu cầu trong máu của người bệnh bị sốt xuất huyết và hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu nước do triệu chứng sốt của căn bệnh này gây ra.

Xem Thêm:   Giải đáp: Trẻ bị ho có ăn được thịt gà không?

Thịt nạc

Thịt nạc là thực phẩm giàu protein, vitamin B12 và kẽm. Chính nhờ vậy, thịt nạc giúp gia tăng số lượng tiểu cầu trong máu đáng kể và làm chậm lại quá trình thiếu hụt tiểu cầu, duy trì tiểu cầu có trong máu ở mức ổn định. Có thể bổ sung một số loại thịt nạc từ gà tây, gà ta, thịt lợn hoặc thịt bò vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh sốt xuất huyết.

Top chất dinh dưỡng giúp tăng lượng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết

Một số chất dinh dưỡng được cho là rất cần thiết trong việc tăng lượng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến là:

Vitamin B12

Vitamin B12 là một loại vitamin có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh cho các tế bào máu. Tình trạng thiếu hụt vitamin B12 trong chế độ dinh dưỡng có thể dẫn đến thiếu hụt tiểu cầu trong máu. Nên bổ sung vitamin B12 thông qua một số thực phẩm như gan, trứng và hải sản.

Sắt

Sắt là dưỡng chất quan trọng giúp sản xuất các tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Chính vì vậy, thiếu sắt có thể trực tiếp dẫn đến tiểu cầu thấp và huyết sắc tố thấp, từ đó gây ra bệnh thiếu máu. Trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh sốt xuất huyết, nên bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt như như rau bina (rau chân vịt), hạt bí ngô, ổi, đậu lăng, chuối sống,…

Vitamin C

Vitamin giúp tăng lượng tiểu cầu

Vitamin C có liên quan chặt chẽ đến mức độ tiểu cầu trong cơ thể thông qua cơ chế gián tiếp. Cụ thể là, vitamin C giúp kích thích cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn, từ đó tăng cường số lượng tiểu cầu có trong máu. Đồng thời, vitamin C cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp những bệnh nhân mắc sốt xuất huyết chống chọi với virus tốt hơn.

Xem Thêm:   Nguyên nhân và cách điều trị, chăm sóc trẻ sốt về đêm

Một số nguồn cung cấp Vitamin C tuyệt vời là chanh, cam, bưởi, dứa,…

Vitamin D

Vitamin D không chỉ đóng vai trò trong hoạt động bình thường của xương, dây thần kinh, hệ cơ và hệ thống miễn dịch của cơ thể mà nó còn góp phần tăng tiểu cầu cho người bị sốt xuất huyết.

Có thể bổ sung vitamin D tự nhiên bằng cách tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời kết hợp với bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn uống hàng ngày như cá ngừ, cá hồi, cá thu, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, sữa chua, sữa,…

Vitamin K

Đây là loại vitamin kích thích tăng sinh tế bào trong cơ thể, trong đó bao gồm tế bào máu và tiểu cầu. Theo kết quả của một số nghiên cứu khoa học, những người có bổ sung vitamin K sẽ có sự cải thiện đáng kể về số lượng tiểu cầu trong máu và giảm thiểu các triệu chứng chảy máu.

Một số thực phẩm cần tránh khi cần tăng tiểu cầu cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Dưới đây là một số loại thực phẩm khiến số lương tiểu cầu giảm xuống như sau:

Thực phẩm làm giảm tiểu cầu

  • Chất quinine, được tìm thấy trong nước tăng lực
  • Nước uống chứa chất kích thích như rượu, bia
  • Chất làm ngịt nhân tạo Aspartame có trong đồ ăn nhanh và nước ngọt
  • Nước ép việt quất

Tổng kết

Như vậy bài viết trên đây đã giải đáp bị sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu. Người mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn rau lá xanh, sữa, lá đu đủ, trái lựu, nước dừa, thịt nạc để tăng tiểu cầu trong máu. Các dưỡng chất nên được ưu tiên bổ sung là: vitamin B12, sắt, vitamin C, vitamin D và vitamin K.