Như đã biết, sốt là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên hiện tượng này vẫn khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng, đặc biệt là những cơn sốt về đêm. Vậy trẻ sốt về đêm nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm hay không và cách xử trí như thế nào? Tất cả sẽ được Adomir giải đáp trong bài viết sau đây.
Tình trạng trẻ sốt về đêm
Thân nhiệt bình thường của trẻ em thường cao hơn người lớn, dao động trong khoảng từ 37 – 37.5 độ C. Trẻ được coi là bị sốt khi nhiệt độ cơ thể cao trên 37.5 độ C.
Tình trạng bé sốt về đêm thường xảy ra trong độ tuổi từ 1 – 2 tuổi. Khi bị, trẻ sẽ không có bất cứ triệu chứng bất thường nào vào ban ngày, vẫn ăn uống và vui chơi bình thường nhưng cứ đến đêm, trẻ lại bắt đầu có biểu hiện sốt cao.
Vì trẻ sẽ trở lại trạng thái khỏe mạnh vào sáng hôm sau nên nhiều bố mẹ thường chủ quan không can thiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, các chuyên gia y tế cảnh báo rằng đây lại là một biểu hiện vô cùng nguy hiểm và tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ. Do đó, tốt nhất là trẻ cần được chăm sóc kỹ lưỡng và và đưa đến bệnh viện ngay nếu phát hiện bất kỳ tình trạng bất thường nào.
Nguyên nhân khiến trẻ hay sốt về đêm
Trẻ sốt về đêm có thể do một số nguyên nhân trẻ bị sốt phổ biến sau đây:
- Thời tiết thất thường: Thời tiết lúc giao mùa thay đổi thất thường, lúc nóng lúc lạnh, lúc mưa lúc nắng có thể khiến trẻ không thể thích ứng dẫn đến bị ốm và sinh ra phản ứng sốt về đêm.
- Sốt do tiêm chủng: Trẻ được tiêm chủng buổi sáng thường sẽ xảy ra phản ứng bị sốt về chiều và đêm. Tình trạng này thường sẽ hết sau 2 – 3 ngày, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào loại vắc xin trẻ được tiêm.
- Do đổ mồ hôi nhiều: Trẻ sau khi vui chơi, hoạt động buổi chiều sẽ tiết ra rất nhiều mô hôi. Nếu lúc này mẹ cho con đi tắm luôn sẽ khiến các lỗ chân lông giãn nở tiếp xúc trực tiếp nước lạnh khiến con bị cảm, thân nhiệt tăng lên và sinh ra sốt.
- Mặc quần áo ấm quá: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh bị sốt về đêm còn có thể là do mẹ đã mặc quá nhiều quần áo cho bé bởi lúc này cơ thể của bé chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt giống như người lớn.
- Nhiễm khuẩn hoặc virus: Trẻ bị sốt về đêm nguyên nhân lớn nhất là do nhiễm khuẩn hoặc virus. Lúc này, mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ để xác định chính xác loại bệnh lý trẻ mắc phải.
Trẻ bị sốt về chiều và đêm là bệnh gì?
Trẻ sốt về đêm có thể chính là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc phải những căn bệnh lý sau:
Trẻ bị sốt về chiều và đêm
- Sốt virus: Sốt về đêm có thể là dấu hiệu cho thấy con đang bị sốt virus. Ngoài triệu chứng điển hình là sốt cao trên 39 độ C, trẻ còn bị nhức mỏi toàn thân, đau đầu, buồn nôn,…
- Sốt xuất huyết: Nếu trẻ sốt cao đột ngột, kéo dài không khỏi và xuất hiện xuất huyết dưới da hoặc chảy máu mũi thì rất có thể trẻ đã bị sốt xuất huyết.
- Viêm phổi: Viêm phổi có thể khiến bé sốt cao, đi kèm với đó là khó thở, thở khò khè hoặc nôn khan. KĐi bệnh tiến triển nặng hơn còn có thể xuất hiện dấu hiệu tím tái.
- Cảm cúm: Cơn sốt do cảm cúm thường xảy ra về đêm, kéo dài từ 2-3 ngày cùng với một số triệu chứng khác như sổ mũi, đau họng, mệt mỏi, chán ăn,…
- Bệnh sởi: Sởi cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sốt về đêm. Khi bị bệnh này bé sẽ sốt cao liên tục và vào khoảng ngày thứ 4 sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da, rồi lan ra tay, miệng,…
- Viêm màng não: Nếu trẻ bị sốt về đêm kèm theo các biểu hiện hơi thở phập phồng, cổ cứng, nôn mửa, li bì rất có thể con đã bị viêm màng não. Mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức.
Trẻ sốt về đêm có nguy hiểm hay không?
Trẻ sốt về đêm có thể lành tính nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh váo các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không được chủ quan, cần chú ý theo dõi và chăm sóc trẻ sát sao
Khi theo dõi sức khỏe trẻ, mẹ nên lưu ý các mức nhiệt sau:
- Từ 38-39 độ C: Là hiện tượng sốt nhẹ, không quá nguy hiểm. Mẹ chỉ cần cho bé nghỉ ngơi, áp dụng các biện pháp chăm sóc à tiếp tục theo dõi thêm.
- Từ 39-40 độ C: Là tình trạng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến hiện tượng co giật.
- Đối với những trẻ có tiền sử co giật: Khi trẻ sốt trên 38 độ cũng cần được theo dõi liên tục để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra.
Khi nào cần đưa trẻ sốt về đêm đến gặp bác sĩ?
Trẻ sốt về đêm nhẹ có thể tiếp tục theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu trẻ rơi vào những trường hợp sau, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được xử lý kịp thời:
Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ
- Sốt từ 3 ngày trở lên.
- Sốt cao trên 40 độ C.
- Ngủ lơ mơ.
- Dùng thuốc hạ sốt không cải thiện.
Cách cải thiện tình trạng trẻ hay sốt về đêm
Để cải thiện tình trạng trẻ sốt về đêm, mẹ nên áp dụng một số biện pháp chăm sóc sau đây.
Cởi bớt quần áo
Khi trẻ sốt về đêm, đầu tiên mẹ hãy cởi bớt quần áo và tã lót cho con. Đồng thời hãy lấy khăn ấm vắt khô và lau một số vị trí cho trẻ như nách, bẹn.
Bổ sung nước cho bé
Khi bé bị sốt về đêm, cơ thể sẽ bị mất nước rất nhiều. Do đó, mẹ hãy khuyến khích cho trẻ uống nước nhiều hơn để bù vào lượng nước đã mất. Trường hợp trẻ vẫn còn đang bú mẹ thì nên chia nhỏ cữ bú và cho trẻ bú nhiều hơn bình thường.
Uống thuốc hạ sốt
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt? Trẻ sốt về đêm nếu trên 38,5 độ C thì mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh trường hợp quá liều.
Trong trường hợp trẻ sốt cao co giật, mẹ hãy đặt trẻ nằm nghiêng, sau đó nới rộng quần áo. Đồng thời, lấy khăn chắn ngang miệng phòng trường hợp trẻ cắn vào lưỡi, sau đó lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sốt về đêm
Khi chăm sóc trẻ bị sốt về đêm, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Không nên ủ ấm hoặc mặc quần áo quá dày cho trẻ.
- Tuyệt đối không dùng đá lạnh để hạ sốt cho trẻ.
- Đối với bé đã ăn dặm, nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả để cung cấp nhiều vitamin giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
- Tuyệt đối không dùng rượu hoặc chanh để hạ sốt cho trẻ.
- Nếu bé sốt cao trên 39 độ C, mẹ không nên tắm cho trẻ để tránh bị cảm.
- Cần theo dõi triệu chứng và thân nhiệt của trẻ thường xuyên để kịp thời nắm bắt tình hình của trẻ.
Tổng kết
Trẻ sốt về đêm có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm cả các bệnh lý nguy hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi cũng như chăm sóc sát sao. Nếu trẻ xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào hoặc không có dấu hiệu cải thiện, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị chính xác.