Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ? Cha mẹ cần làm gì?

Uống thuốc hạ sốt là phương pháp hiệu quả nhất mà bố mẹ nghĩ tới mỗi khi trẻ bị sốt cao. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp trẻ uống thuốc hạ sốt mà vẫn không thể hạ sốt khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Vậy vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ? Hãy cùng Adomir tìm hiểu trong bài viết này. 

Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ? 

Thông thường, các cơn sốt ở trẻ sẽ hạ sau khoảng 3 – 4 ngày nghỉ ngơi và chăm sóc y tế. Tuy nhiên trong một số trường hợp dù mẹ đã cho bé uống thuốc hạ sốt, cơn sốt vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng này:

vi-sao-tre-uong-thuoc-ha-sot-ma-van-khong-ha

Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà vẫn không hạ

Do bố mẹ chăm sóc trẻ bị sốt sai cách

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến khiến trẻ sốt uống thuốc không hạ chính là do bố mẹ chưa biết cách chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách. Sai lầm của bố mẹ đến từ việc tá phụ thuộc vào thuốc hạ sốt mà quên đi việc thực hiện các biện pháp chăm sóc khác cho trẻ, ví dụ như lau người, chườm ấm, bổ sung dinh dưỡng, khuyến khích trẻ uống nước,… 

Trẻ không đáp ứng thuốc hạ sốt 

Khi trẻ đã được cho uống thuốc hạ sốt, cha mẹ cần theo dõi sát sao theo dõi thân nhiệt của trẻ bằng cách kẹp nhiệt độ. Nếu trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng mà trẻ không có dấu hiệu hạ sốt thì rất có thể cơ địa trẻ không đáp ứng được với thuốc.  

Để xử lý tình huống này, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được tiếp tục kiểm tra và chăm sóc sức khỏe. 

Trẻ bị sốt do say nắng 

Một nguyên nhân khác khiến trẻ sốt cao uống thuốc không hạ có thể là do trẻ bị say nắng. Khi trẻ vui đùa ngoài nắng quá lâu sẽ khiến trẻ bị say nắng chóng mặt và thân nhiệt tăng. Việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt tại thời điểm này sẽ không có tác dụng. Thay vào đó, trẻ cần được nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát ngay lập tức để cơ thể hồi phục. 

Trong trường hợp nguy hiểm hơn là trẻ bị chóng, bất tỉnh thì hãy ngay lập tức thực hiện các biện pháp sơ cứu trước, sau đó gọi cấp cứu: 

  • Sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ hoặc đắp khăn mát lên trán. 
  • Đưa trẻ tới nơi thoáng mát. 
  • Cởi bỏ bớt quần áo của trẻ để hạ nhiệt cơ thể. 
  • Cho trẻ uống nước một cách thật từ từ. 

Trẻ bị sốt do bệnh nguy hiểm 

tre-sot-do-benh-nguy-hiem

Trẻ sốt do bệnh nguy hiểm

Trẻ sốt cao uống hạ sốt không giảm cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc các căn bệnh bệnh nguy hiểm như lao, tự miễn, bệnh truyền nhiễm hoặc ung thư. 

Bên cạnh đó, nếu trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ từ 2 – 7 ngày thì cũng có thể là dấu hiệu của sốt xuất huyết. Nguyên nhân là bởi virus xuất huyết đang tấn công vào tế bào hồng cầu, cùng lúc đó cơ thể cũng đang sản sinh kháng thể nên tạo ra chất sốt nội sinh điều này sẽ tác động đến trung tâm điều khiển khiến trẻ bị sốt cao và rất khó hạ sốt. Vậy trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt?

Chính vì những nguy hiểm tiềm ẩn, trong trường hợp trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ hoặc chỉ hạ được vài tiếng lại tăng trở lại, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để chẩn đoán và xử trí kịp thời. 

Trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ cho mẹ cần làm gì? 

Trường hợp trẻ uống thuốc hạ sốt mà không có dấu hiệu thuyên giảm, ngoài việc theo dõi thân nhiệt của trẻ, mẹ cần thực hiện một số biện pháp sau để trẻ giúp nhanh chóng phục hồi: 

Cho trẻ nghỉ ngơi 

Trẻ bị sốt sẽ rất mệt, do đó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Tuy nhiên, trẻ bị ốm vẫn có thể vận động nhẹ chứ không nhất định phải ép buộc trẻ nằm im trên giường. 

Lựa chọn trang phục thoáng mát 

lua-chon-trang-phuc-thoang-mat

Lựa chọn trang phục thoáng mát

Khi xác định trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ, mẹ cần cởi bỏ bớt quần áo trên người trẻ, không nên mặc quá dày. Nên chọn vho trẻ những trang phục rộng rãi, thoải mái và có độ thấm tốt để cơ thể thoát nhiệt tốt hơn. 

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng cách 

Đầu tiên mẹ cần hiểu rằng, thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng khi trẻ sốt cao từ 38.5 trở lên. Mẹ cần đảm bảo cho bé uống thuốc hạ sốt đúng cách và đúng thời điểm. 

Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên lựa chọn các loại thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu cao cho con. Liều lượng được khuyên dùng là 10 – 15mg/kg cân nặng/lần, nếu sau đó con còn sốt thì cứ cách 4 – 6 giờ lại cho trẻ uống liều tương tự. 

Ngoài thuốc paracetamol ra, các loại thuốc khác cần được xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng cho trẻ. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc tăng liều hoặc phối nhiều loại thuốc hạ sốt với nhau vì có thể gây ra biến chứng đối với sức khỏe của trẻ. 

Bù nước 

Trẻ bị sốt cơ thể sẽ bị mất nhiều nước và mất cân bằng điện giải, dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, động kinh, phù não, suy thận, hôn mê và thậm chí là tử vong. 

Do vậy, việc bù nước và các chất điện giải khi trẻ bị sốt là vô cùng quan trọng. Mẹ có thể bổ sung nước cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau nước lọc, sữa, nước trái cây, nước cân bằng điện giải Oresol. Hoặc cho trẻ ăn những món cháo giúp trẻ hạ sốt nhanh và hiệu quả.

Lưu ý: Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý truyền nước cho trẻ tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ khi nào? 

Khi trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ, mẹ cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện nếu: 

khi-nao-can-dua-tre-di-kham-bac-si

Đưa trẻ đến khám bác sĩ

  • Trẻ từ 3 tháng tuổi trở xuống sốt trên 38 độ C. Đây có thể xác định là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm cha mẹ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức 
  • Trẻ sốt trên 40 độ C kéo dài, uống thuốc chỉ hạ sốt được vài giờ sau đó lại tăng trở lại. 
  • Trẻ 2 tuổi bị sốt trên 1 ngày, nhiệt độ ơ thể trên 38 độ C. 
  • Trẻ từ 2 tuổi bị sốt trên 38 độ C liên tục trong 3 ngày. 
  • Trẻ bị sốt và liên tục quấy khóc 

Một số điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt 

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt, mẹ cần lưu ý tránh một số điều sau để không làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của trẻ: 

  • Tuyệt đối không nên sử dụng nước đá để chườm người cho trẻ hạ sốt. 
  • Không dùng pha cồn, rượu, dấm với nước để lau mát cho trẻ. 
  • Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc có chứa Aspirin để hạ sốt vì có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến não. 
  • Khi thấy trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ, phụ huynh không được nôn nóng tự ý dùng cả thuốc hạ sốt uống và thuốc đặt hậu môn. Điều này có thể sẽ gây ra tình trạng quá liều. 
  • Đối với trường hợp trẻ đã được cho dùng thuốc hạ sốt kết hợp với lau người mà thân nhiệt vẫn không thay đổi, cha mẹ hãy lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra và điều trị sớm nhất.

Tổng kết 

Lý giải cho câu hỏi “Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ?” có thể do một số nguyên nhân như bố mẹ chăm sóc sai cách, trẻ không đáp ứng thuốc, trẻ sốt do say nắng hoặc cảnh báo trẻ đang mắc một số căn bệnh nguy hiểm. Dù là nguyên nhân nào thì bố mẹ cũng nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị sớm nhất. 

5/5 - (1 bình chọn)