Triệu chứng cúm B và cách điều trị dứt điểm cho trẻ

Bệnh cúm B có các triệu chứng điển hình khá giống với cảm lạnh thông thường như ho, hắt hơi, xổ mũi,… Đây là bệnh lý dễ lây nhiễm và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để biết cách nhận biết căn bênh này, hãy cùng Adomir tìm hiểu các triệu chứng cúm B trong bài viết sau đây.  

Cúm B ở trẻ em là gì? 

Cúm là một căn bệnh truyền nhiễm do virus cúm B thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, tấn công hệ hô hấp của người bệnh thông qua mũi, họng và phổi. Bệnh thường bùng phát mạnh mẽ vào các thời điểm giao mùa; dễ bùng phát thành dịch; lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với đồ dùng, chất nhầy của người mắc bệnh. 

cum-b-o-tre

Cúm B ở trẻ nhỏ

Phần lớn bệnh nhân mắc cúm B đều không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tích cực. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp cúm B gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở các đối tượng có nguy cơ cao như người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch…   

Bệnh cúm B có nguy hiểm không? 

Cúm B nói riêng cũng như các bệnh cúm nói chung rất dễ lây nhiễm và có khả năng để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là với các đối tượng dưới đây: 

  • Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao bị viêm phổi. 
  • Người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên. 
  • Phụ nữ có thai hoặc sau khi sinh con 2 tuần. 
  • Người có bệnh lý nền như suy giảm miễn dịch,…  

Các triệu chứng cúm B ở trẻ 

Triệu chứng cúm B ở trẻ có sự khác biệt tùy thuộc vào thể trạng cụ thể của từng trẻ. Những triệu chứng phổ biến nhất của cúm B là: 

cac-dau-hieu-nhan-biet-tre-mac-cum-b

Các triệu chứng cúm B

Ở hệ hô hấp 

Các triệu chứng ở hệ hô hấp của trẻ mắc cúm A tương đối giống với các bệnh viêm đường hô hấp khác, bao gồm: 

  • Ho 
  • Đau hoặc ngứa rát cổ họng 
  • Sổ mũi, chảy nước mũi 
  • Hắt hơi  

Ở hệ tiêu hoá 

Ngoài biểu hiện ở hệ hô hấp, trẻ mắc cúm B còn có thể gặp phải một số vấn đề ở hệ tiêu hoá như:  

  • Buồn nôn 
  • Đau bụng 
  • Tiêu chảy 
  • Chán ăn 

Ngoài ra còn một số các triệu chứng khác như: 

  • Sốt 
  • Cảm thấy ớn lạnh 
  • Mệt mỏi 
  • Đau đầu 
  • Đau nhức cơ 

Cách biến chứng của cúm B ở trẻ nhỏ 

Tỷ lệ gây ra biến chứng ở cúm B không cao nhưng vẫn có khả năng, trong đó phổ biến nhất là: 

  • Viêm phổi 
  • Suy hô hấp 
  • Suy tuần hoàn 
  • Các vấn đề tim mạch như: viêng màng tim, viêm cơ tim,… 
  • Các bệnh thần kinh: viêm não, viêm màng não,… 

Hướng dẫn cách điều trị cúm B ở trẻ 

Virus cúm B không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy các biện pháp điều trị chỉ chủ yếu xoay quanh điều trị triệu chứng và hạn chế biến chứng.

dieu-tri-cum-b-o-tre

Điều trị cúm B ở trẻ

Các phương pháp cúm B ở trẻ đều tuân thủ theo quy tắc: 

  • Hạ sốt và nghỉ ngơi ở nơi sạch sẽ, thoáng mát.  
  • Loại bỏ mầm mống gây bệnh để ngăn chặn sự phát triển của virus.  
  • Tăng cường bổ sung dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống hoặc sử dụng thêm vitamin, khoáng chất. 

Cách chăm sóc trẻ bị cúm B tại nhà 

Khi trẻ bị cúm B, bố mẹ nên chăm sóc trẻ theo hướng dẫn như sau để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh và giảm thiểu những biến chứng không đáng có xảy ra: 

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người khác, đặc biệt là người già và trẻ em để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo. 
  • Chọn nơi nghỉ ngơi thoáng mát nhưng hạn chế tiếp xúc với gió, đặc biệt là gió từ điều hòa. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. 
  • Tăng cường cho trẻ uống nhiều nước. 
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ưu tiên những món ăn dễ tiêu như cháo, súp,… và ăn nhiều những thực phẩm giàu vitamin C. 
  • Có thể uống thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt quá cao, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi uống. 
  • Vệ sinh mũi và họng hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý.  
  • Trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, cần cho trẻ đeo khẩu trang y tế và rửa tay khử khuẩn sau khi trở về. 
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 

Khi nào cần đưa trẻ bị cúm B đi gặp bác sĩ? 

Những trường hợp dưới đây thì cha mẹ cần đưa trẻ bị cúm B đến gặp bác sĩ ngay: 

khi-nao-can-dua-tre-den-gap-bac-si

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ

  • Trẻ bị cúm B đa phần có thể tự điều trị khỏi tại nhà, tuy nhiên trong các trường hợp sau đây, trẻ cần được đến bệnh viện nhanh nhất để kịp thời theo dõi và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra: 
  • Trẻ sốt cao ≥ 39,5 độ C và không đáp ứng thuốc cũng như các biện pháp hạ sốt. Hoặc trẻ sốt cao ≥ 38,5 độ C quá 3 ngày liên tiếp mà không có xu hướng hạ nhiệt. 
  • Trẻ thở nhanh, thở bất thường: Thở rít, khò khè, rút lõm lồng ngực, co kéo cơ hô hấp. 
  • Mạch đập nhanh, tay chân lạnh. 
  • Không ăn uống được. 
  • Trẻ có các biểu hiện mất nước như mắt trũng, miệng/lưỡi khô, đi tiểu ít. 
  • Co giật hoặc nằm ly bì không tỉnh. 

Tổng kết 

Bài viết trên đã hướng dẫn các bậc phụ huynh cách nhận biết triệu chứng cúm B ở trẻ. Trong trường hợp trẻ bị cúm B, bố mẹ nên theo dõi sức khoẻ trẻ sát sao đồng thời áp dụng các biện pháp chăm sóc như đã hướng dẫn bên trên để hạn chế tối thiểu các biến chứng xảy ra.  

5/5 - (1 bình chọn)