Tìm hiểu triệu chứng cúm a ở trẻ và cách điều trị

Cúm A là bệnh lý phổ biến ở trẻ, tuy nhiên lại rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp khác. Để biết cách nhận biết cúm A và có cách chăm sóc, điều trị phù hợp; trước hết bố mẹ cần nắm rõ các triệu chứng cúm A ở trẻ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần biết về cúm A ở trẻ: nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị và phòng ngừa phù hợp. Mời các bạn cùng theo dõi! 

Cúm A ở trẻ là bệnh gì? 

Cúm A là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh được gây ra bởi virus cúm A, trong đó có nhiều chủng như A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9, A/H5N1… Virus cúm A có thể tồn tại lâu trong không khí và thường lây truyền qua đường hô hấp thông qua giọt bắn từ hắt hơi, nước mũi,… 

cum-a-o-tre-em-la-gi

Trẻ bị cúm A là bệnh gì?

Dịch bệnh thường bùng phát khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là vào mùa lạnh. Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ bị lây nhiễm virus cúm A. 

Tại sao trẻ dễ mắc cúm A? 

Trẻ em dễ mắc cúm A hơn người lớn do hệ thống miễn dịch vẫn còn non nớt và chưa có kháng thể chống lại cúm do chưa được tiêm phòng vắc-xin.  

Vào mùa đông, dịch cúm sẽ bùng phát mạnh hơn ở trẻ do lúc này, hệ hô hấp của trẻ trở nên nhạy cảm hơn với những tác nhân gây bệnh. 

Bệnh cúm A ở trẻ em lây qua đường nào? 

Virus cúm A lây lan trong không khí. Khi người bệnh bị cúm A ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, dịch tiết từ mũi, họng hay các giọt bắn sẽ mang theo virus thoát ra môi trường bên ngoài. Trẻ em  khi hít phải những giọt bắn có mang virus đó sẽ bị lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, các giọt dịch này vấy bẩn lên đồ ăn, đồ dùng… cũng có thể lây truyền virus gây bệnh. Đây là căn bệnh có tốc độ lây lan cực nhanh nên dễ bùng phát thành đại dịch. 

Triệu chứng cúm A ở trẻ 

Triệu chứng ban đầu của trẻ khi nhiễm cúm A hay các bệnh cúm mùa nói chung đều tương đối giống nhau, thường bao gồm: 

trieu-chung-cum-a-o-tre

Triệu chứng cúm A ở trẻ

  • Sốt. 
  • Ớn lạnh. 
  • Đau đầu, đau cơ 
  • Mệt mỏi. 
  • Hắt hơi 
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi. 
  • Đau họng, ho  
  • Buồn nôn và nôn mửa. 

Ngoài ra, trẻ còn có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như xung huyết, chán ăn, quấy khóc, đau bụng. Cúm A tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, vì vậy bố mẹ cần chú ý theo dõi và đưa trẻ tới khám tại các cơ sở y tế ngay khi có một trong các triệu chứng sau đây: 

  • Sốt cao liên tục 39-40 độ C không thể hạ.   
  • Khó thở hoặc thở nhanh, thở rút ngực. 
  • Da xanh xao, da và môi tái nhợt. 
  • Nôn liên tục.  
  • Đau ngực. 
  • Co giật. 
  • Trẻ tiểu ít hoặc không tiểu trong vòng 8 tiếng. 
  • Li bì, thay đổi tri giác, bỏ bú 
  • Sốt cao không hạ.  

Cách điều trị cúm A ở trẻ nhỏ 

Khi trẻ bị cúm A, bố mẹ nên áp dụng một số cách điều trị sau để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục bệnh.  

Điều trị cúm A cho trẻ tại nhà 

Điều trị cúm A tại nhà

Nếu trẻ chỉ mắc cúm A ở mức độ nhẹ, bố mẹ có thể điều trị cho trẻ ngay tại nhà. Lúc này, bố mẹ cần theo dõi trẻ sát sao kết hợp các biện pháp chăm sóc sau đây: 

  • Tăng cường cho trẻ nghỉ ngơi. 
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, nếu trẻ vẫn còn bú sữa mẹ thì nên tăng cường các cữ bú. 
  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh đường thở cho trẻ. 
  • Tắm nắng đúng cách để bổ sung vitamin D giúp tăng cường sức đề kháng. 
  • Bổ sung nhiều nước cho trẻ, ngoài nước lọc có thể cho trẻ uống thêm nước trái cây, sữa cũng rất tốt cho quá trình hồi phục. 
  • Có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ 
  • Hạn chế trẻ tiếp xúc với người nhà, người chăm sóc cần vệ sinh sạch sẽ để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo. 

Lưu ý: Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh hoặc trị cúm A cho trẻ uống mà chưa có chỉ định từ bác sĩ  

Điều trị cúm A cho trẻ tại cơ sở y tế 

Nếu sau 7 ngày điều trị tại nhà mà các triệu chứng cúm A không có dấu hiệu thuyên giảm thì   bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Lúc này, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của trẻ. Lưu ý trong quá trình điều trị bố mẹ cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của vác sĩ để tránh sử dụng sai thuốc dẫn đến không hiệu quả trong điều trị. 

Các biến chứng khi trẻ bị cúm A 

Dù đa phần bệnh nhân cúm A đều không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Một số biến chứng phổ biến nhất do cúm A gây ra là: 

  • Viêm phổi 
  • Nhiễm trùng tai 
  • Tiêu chảy 
  • Viêm phế quản 
  • Các bệnh tim mạch 

Những cách phòng tránh cúm A ở trẻ em 

Tiêm phòng 

time-phong-cho-tre

Tiêm phòng cho trẻ

Hiện tại, tiêm phòng chính là cách hiệu quả nhất để phòng chống virus cúm A. Theo khuyến cáo của bộ y tế, tất cả công dân từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên được tiêm chủng vắc xin phòng cúm. Mỗi mũi tiêm sẽ có tác dụng ngăn ngừa từ 3 – 4 chủng virus cúm khác nhau trong mùa năm đó.  

Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần được tiêm ngừa cúm đầy đủ trước và trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi ngay sau khi chào đời. 

Các biện pháp phòng ngừa khác 

Bên cạnh tiêm phòng, bố mẹ cũng nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau đây để đảm bảo giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm.  

  • Cho trẻ giữ khoảng cách và tránh tiếp xúc với người đang bị cúm. 
  • Đeo khẩu trang và xịt khử khuẩn cho trẻ khi đến những nơi đông người.  
  • Tăng cường vệ sinh cá nhân, rèn cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.  
  • Vệ sinh khu vực nhà ở sạch sẽ, thoáng mát. 
  • Theo dõi sức khỏe hàng ngày của trẻ và gia đình, nếu có thành viên có dấu hiệu sốt, ho, đau họng… thì cần thăm khám bác sĩ và hạn chế tiếp xúc ngay. 

Tổng kết 

Một số triệu chứng cúm A ở trẻ bao gồm: sốt, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi, hắt hơi, xổ mũi, ho… Bố mẹ cần theo dõi sức khỏe trẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện ngay khi trẻ có triệu chứng cúm và có biện pháp điều trị kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)