Trẻ khó ngủ có làm sao không? Tại sao con lại khó ngủ, liệu bố mẹ có thể thực hiện những cách gì để cải thiện giấc ngủ của con? Đừng bỏ qua bài viết này bởi sẽ cung cấp những thông tin quý giá nhất cho bố mẹ!
Trẻ khó ngủ có nguy hiểm không?
Trẻ khó ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và bố mẹ. Vậy khi thấy trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc thì bố mẹ hãy tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn, bởi khó ngủ có thể gây ra một số hệ lụy như
Trầm cảm, lo âu
Mất ngủ nhiều làm gia tăng sự lo lắng, sản sinh ra cortisol và hormone căng thẳng. Gặp phải bất kỳ vấn đề nào về giấc ngủ cũng khiến cho triệu chứng bệnh trầm cảm tồi tệ hơn.
Bệnh tiểu đường
Trong một nghiên cứu của Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA), một giấc ngủ không chất lượng có thể làm gia tăng tình trạng đề kháng insulin, và đây chính là nguyên nhân hàng đầu nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường.
Béo phì
Khi trẻ khó ngủ thì có xu hướng béo phì, lượng mô mỡ quanh cổ tăng nhanh. Từ đó gây áp lực lên cả đường hô hấp và chặn không khí đi đến phổi của bé.
Kém tập trung, tăng động
Đại Học Michigan công bố trong một nghiên cứu vào tháng 3/2020 rằng, những bé thường xuyên có vấn đề về giấc ngủ, khi ngủ hay ngáy thì tỷ lệ tăng động, kém tập trung gấp đôi so với trẻ bình thường. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy trẻ khó ngủ là liên quan đến các yếu tố vào ban ngày.
Suy giảm hệ thống miễn dịch
Ngủ không có thể thể cản trở quá trình sản xuất interleukin-1, đây là chất trung gian tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của trẻ. Nghĩa với khi trẻ có một giấc ngủ ngon sẽ có sức khỏe để chống lại bệnh tật.
Điều gì khiến trẻ khó ngủ?
Giấc ngủ của bé bao gồm khoảng giấc ngủ REM và giấc ngủ NREM sắp xếp xen kẽ nhau.
Ở người lớn, giấc ngủ NREM chiến đến 75% tổng số thời gian ngủ và giấc ngủ REM chiếm số thời gian còn lại.
Với trẻ sơ sinh thì giấc ngủ REM chiếm đến 50%. Đặc điểm của giấc ngủ REM đó là khi bé ngủ thì các cơ quan ở trong cơ thể hoạt động mạnh hơn, dẫn đến những biểu hiện như thở nhanh hơn, tim đập nhanh hơn, tuần hoàn tăng chuyển hóa. Và chỉ cần một tiếng động nhỏ thôi cũng khiến bé tỉnh giấc, sự thức dậy tuy ngắn nhưng cũng khiến bé mất ngủ và tỉnh hoàn toàn.

Một số nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ
- Phòng ngủ của bé quá nóng/lạnh, chăn nệm không thoải mái.
- Môi trường không yên tĩnh, ồn ào.
- Tã bị ướt gây khó chịu.
- Bé ăn quá no hoặc quá đói.
- Bé hoạt động nhiều vào ban ngày, khiến hệ thần kinh kích thích.
- Bé bước vào giai đoạn bò, sắp đi.
- Bé mọc răng cũng khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
Dấu hiệu bệnh lý khi trẻ khó ngủ?
Bệnh còi xương do thiếu canxi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng khó ngủ ở trẻ sơ sinh. Mẹ cần để ý xem các biểu hiện thiếu canxi của con như rụng tóc vành khăn, móng tay dễ gãy, da khô, con hay quấy khóc…để biết con có đang bị còi xương không.
Trẻ khó ngủ còn do thiếu một số chất dinh dưỡng như magie, kẽm.
Trẻ sơ sinh mắc bệnh về đường hô hấp như viêm họng, nhất là viêm Amidan khiến bé ngạt mũi, khó thở và mất ngủ.
Một số trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh về tiêu hóa, tim mạch…cũng gây ra tình trạng khó ngủ. Đối với một số bệnh lý mạn tính như đau chứng bụng, hen phế quản, tăng động, kém tập trung…đều không những khiến bé khó ngủ mà còn để lại những hậu quả về sau, ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất và trí tuệ của bé.
Bí kíp cải thiện tình trạng trẻ khó ngủ
Bố mẹ cần biết con ngủ bao nhiêu
Nhu cầu, mô hình giấc ngủ của trẻ em ở các độ tuổi thường không giống nhau. Càng lớn, bé sẽ ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ nhiều vào ban đêm. Khi đó, thời gian ngủ cũng rút ngắn lại. Với đối tượng bé sơ sinh, thời gian ngủ theo khuyến cáo là khoảng 8 tiếng ban đêm và 8 tiếng ban ngày, mỗi giấc của bé tương đối ngắn từ 2-3 tiếng. Do đó, biết được giấc ngủ sinh lý của con cũng giúp bé có được giấc ngủ tốt nhất.
Một số mẹo giúp bé khó ngủ đi vào giấc ngủ dễ dàng
- Thiết lập giờ đi ngủ cho con, thực hiện nghiêm chỉnh cả vào ban ngày lẫn ban đêm.
- Tắm cho trẻ bằng nước ấm trước khi đi ngủ và nói chuyện với bé nhiều hơn.
- Mẹ nên ôm con vào lòng, vỗ về để tạo cảm giác an toàn.

- Khi bé được khoảng 1 tuổi, mẹ có thể mua cho bé những món đồ vật yêu thích như búp bê, chăn, thú bông… để làm bạn đồng hành trong mỗi giấc ngủ.
- Bố mẹ nên lưu ý không để máy tính, tivi trong phòng con ngủ. Đặc biệt, không nên bấm điện thoại bên cạnh con khi con đi ngủ.
- Không gian phòng ngủ lý tưởng nhất để bé thoải mái, ngủ ngon là phòng tối, nhiệt độ mát mẻ.
- Duy trì một không gian yên tĩnh để tránh việc bé bị giật mình trong lúc ngủ. Hãy nhớ, tắt hết các thiết bị có thể phát ra âm thanh khi bé đi vào giấc ngủ nhé. Dù trước khi con ngủ mẹ có thể cho con nghe âm nhạc nhẹ nhàng.
- Trước khi bé ngủ 6 tiếng, không cho bé uống bất kỳ đồ uống nào có chứa cafein, nước ngọt. Bố mẹ cũng nên hạn chế các loại nước này trong khẩu phần ăn uống của bé, chỉ cho bé uống nước lọc, nước hoa quả.
- Cần đảm bảo rằng, con được ăn đủ no trước khi đi ngủ. Khi bé quá đói hay quá no sẽ khiến bé tỉnh táo, không được thoải mái.
- Kiểm tra bỉm tã và thay thường xuyên cho con mẹ nhé. Ngoài ra, giữ gìn chăn gối, ga giường sạch sẽ, mềm mại.
- Ngoài ra, khi trẻ khó ngủ thì mẹ có thể cho bé uống siro ngủ ngon Adomir. Sản phẩm được chiết xuất chủ yếu từ Cây Nữ Lang và Cao Lá Tía Đất, là những thành phần có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ ở bé một cách tự nhiên nhất. Sau một liệu trình sử dụng thì bé sẽ có được giấc ngủ ngon mà không bị lệ thuộc.
Đưa con đi bác sĩ nếu trẻ khó ngủ bất thường
Ở lứa tuổi đang phát triển, khi trẻ khó ngủ thì bố mẹ hãy quan tâm nhiều hơn đến con nhé. Có một điều quan trọng bố mẹ nên nhớ là con sẽ có được giấc ngủ ngon, lành mạnh nếu như đi ngủ đều đặn. Cuối mỗi ngày, cơ thể và tâm trí con cần được có sự thư giãn nhất, như vậy thì mới ngủ ngon được.
Chu kỳ tự nhiên của cơ thể khi ngủ, khi thức gọi là nhịp sinh học. Giấc ngủ thường được phân định bởi 2 khoảng thời gian trong ngày là ban ngày và ban đêm (hay còn gọi là ánh sáng, bóng tối). Trẻ sẽ bắt đầu chu kỳ này vào khoảng 6 tuần tuổi, kéo dài trong vòng 3 đến 6 tháng.

Như vậy, đôi khi trẻ khó ngủ là điều bình thường, sau thời gian đó bé sẽ ngủ ngon, có nhịp độ giấc ngủ ổn định hơn. Bố mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ nếu như con xuất hiện kèm những biểu hiện sau:
- Bé có vấn đề với hệ hô hấp.
- Con quấy khóc liên tục, hay cáu kỉnh.
- Bé thức giấc bất thường, khi ngủ hay giật mình.
- Bé khi ngủ ngáy, thậm chí là ngáy to.
- Trẻ khó ngủ dài ngày, không duy trì được chất lượng giấc ngủ.
- Trẻ buồn ngủ nhiều vào ban ngày, tỉnh ngủ vào ban đêm.
Giấc ngủ thực sự quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, trí tuệ của bé. Nếu như bé ngủ ngon sẽ thúc đẩy hormone tăng trưởng và tăng sức đề kháng để bé phát triển toàn diện. Chúc cho em bé của mẹ sẽ không còn bị khó ngủ, mất ngủ.
Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, và cần được tư vấn về sản phẩm giúp bé ngủ ngon thì liên hệ ngay đến cho chúng tôi theo số hotline 0854.902.902 để được Dược sĩ tư vấn về giấc ngủ và sản phẩm Adomir nhé!