Trẻ khó ngủ – Kiểm tra ngay có phải con thiếu chất? |Adomir

Có nhiều trẻ khó ngủ khiến cho không ít bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng. Mẹ có nhận thấy trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ? Đủ để thấy vai trò vô cùng quan trọng của giấc ngủ trong việc phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt trong ba năm đầu đời. Một trong những nguyên nhân được coi là “thủ phạm” khiến bé khó ngủ chính là cơ thể con đang thiếu vi chất. Cùng làm rõ vấn đề này ba mẹ nhé!

Trẻ khó ngủ gây “kìm hãm” sự phát triển của bé

Giấc ngủ không chỉ giúp trẻ phát triển về thể chất mà còn giúp phát triển về trí tuệ. Một giấc ngủ không tốt vô tình khiến bé “chậm phát triển” hơn so với các bé khác. Giấc ngủ không tốt được quyết định bởi các yếu tố như tổng thời gian ngủ trong ngày, nhịp ngủchất lượng giấc ngủ

Bé khó ngủ là một trong những biểu hiện khi bé chưa có một giấc ngủ tốt, làm giảm đi những vai trò mà giấc ngủ đem lại. 

Để con được phát triển toàn diện, ba mẹ cần giúp con có một giấc ngủ tốt.

Dưới đây là những tác động lên cơ thể khi bé có một giấc ngủ tốt! 

Ảnh hưởng đến chiều cao

Nhiều nghiên cứu cho thấy hormone tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào ban đêm từ 10h – 2h đêm khi trẻ đã ngủ say. Do đó, khi trẻ đi ngủ trước thời gian này sẽ giúp phát triển chiều cao một cách tối đa nhất. Còn đối với những trẻ ngủ quá muộn, ngủ nhiều vào ban ngày thì lượng hormone tiết ra thường ít. Vì vậy, trẻ sẽ chậm lớn, chậm phát triển chiều cao hơn.

Ảnh hưởng đến cân nặng

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phục hồi sức khỏe và phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. Khi trẻ ngủ sớm và ngủ đủ giấc sẽ giúp kích thích tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng cao gấp 4-5 lần so với bình thường. Nếu trẻ quấy khóc ngủ không ngon thì chất lượng giấc ngủ không đảm bảo như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến cân nặng.

Ảnh hưởng để trí tuệ, nhận thức

Não bộ của trẻ phát triển mạnh nhất khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong vòng 3 năm đầu đời sẽ có đến 80% tế bào não được sinh ra “phục vụ” cho cả cuộc đời. Việc sản sinh ra những tế bào này có liên quan mật thiết đến giấc ngủ.

Những thông tin mà trẻ tiếp nhận được trong ngày sẽ được xử lý và lưu trữ khi ngủ. 

Trẻ khó ngủ khiến tư duy và nhận thức chậm phát triển hơn.

Bộ não của trẻ dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì não bộ chưa phát triển. Những trẻ khó ngủ, hay quấy khóc được cho rằng khả năng tư duy, nhận thức, học tập và xử lý tình huống kém hơn. 

Ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi

Khi trẻ ngủ đủ giấc sẽ giúp cho tinh thần thoải mái và tỉnh táo. Từ đó giúp trẻ có thể kiểm soát được hành vi và cảm xúc của mình.

Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Khi ngủ cơ thể trẻ sẽ tiết ra hormone cần thiết có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh.

Trẻ khó ngủ, nguyên nhân do đâu? 

Trẻ bị khó ngủ ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

  • Môi trường bên ngoài tử cung mẹ lạ lẫm:

Đối với những trẻ sơ sinh hệ thần kinh còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị kích thích bởi các yếu tố tác nhân bên ngoài. Vì vậy, trẻ khó ngủ, dễ bị giật mình và tỉnh giấc khi có tác động từ bên ngoài.

  • Thiếu vi chất:

Một số trẻ bị khó ngủ còn do thiếu dưỡng chất. Nếu như cơ thể trẻ bị thiếu một số chất như: Kẽm, magie, canxi, vitamin B gồm B3, B5, B9, B12, sắt… sẽ khiến trẻ khó ngủ. Bởi đây là những vi chất giúp điều hòa những hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường. Đặc biệt, đây đều là những chất hỗ trợ thần kinh trung ương giúp cho trẻ có giấc ngủ ngon hơn.

  • Mốc phát triển:

Một nguyên nhân khác khiến cho trẻ bị ngủ đó chính là mốc phát triển. Trẻ nhỏ từ 1-18 tháng tuổi còn khá non nớt và não bộ chưa hoàn toàn phát triển. Não bộ của trẻ cũng mới phát triển khoảng 25% so với não người lớn. Chính vì vậy, nếu như trẻ đang ở trong một mốc phát triển cũng có thể gây ra tình trạng khó ngủ.

  • Tuần khủng hoảng:

Khi trẻ đang ở trong tuần khủng hoảng tính cách sẽ thay đổi do quá trình phát triển tự nhiên. Lúc này trẻ sẽ tập trung phát triển các kỹ năng vận động và trí não do đó có thể không tập trung trong việc ăn uống và ngủ. Trong tuần khủng hoảng này, mẹ chắc chắn sẽ phải đương đầu với 3 biểu hiện chính của trẻ là khóc lóc-đeo bám-cáu kỉnh. Trong vòng 2 năm đầu đời, nếu bạn thấy trẻ khó ngủ hãy thử xem có phải con mình đang ở trong tuần khủng hoảng hay không.

Trong 2 năm bé sẽ trải qua 10 tuần khủng hoảng ở các tuần 5, 8,12,19, 26, 37, 46, 55, 64, 75.

  • Bệnh lý:

Bé khó ngủ còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. Khi bạn thấy trẻ thường xuyên khó ngủ hãy chú ý quan sát và cho đi thăm khám trong trường hợp cần thiết để bác sĩ xác định nguyên nhân đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Khi trẻ khó ngủ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý dưới đây: bệnh còi xương, bệnh về tai mũi họng, trẻ bị mộng du, bệnh béo phì…

Trẻ khó ngủ do thiếu chất gì? 

Thiếu các chất cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ khó ngủ. Đây là vấn đề không ít trẻ gặp phải nhưng mẹ chưa biết nên khắc phục như thế nào.

Tình trạng trẻ khó ngủ có thể là do cơ thể bị thiếu hụt một số dưỡng chất sau đây:

Vitamin D3 

Khi trẻ khó ngủ có thể do cơ thể thiếu vitamin D3. Khi trẻ không được bổ sung D3 sẽ gây ra một số tình trạng như ngủ không sâu giấc, giật mình, dễ quấy khóc, chậm biết đi…

Bổ sung vitamin D3 đầy đủ giúp bé hấp thu canxi từ trong sữa mẹ.

Những biểu hiện thiếu vitamin D3 khá giống với canxi. Bởi vitamin D3 có vai trò quan trọng đối với quá trình hấp thu canxi trong cơ thể.

Thiếu Magie

Magie cũng là một trong những dưỡng chất quan trọng đối với giấc ngủ. Magie có tác dụng duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như giúp hoàn thiện chức năng não, đảm bảo cho hệ tim mạch luôn khỏe mạnh. Từ đó giúp cho trẻ có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

Nếu như cơ thể trẻ bị thiếu hụt Magie sẽ gây nên một vấn đề về giấc ngủ. Lúc này trẻ thường khó ngủ, buồn chán, không muốn chơi, chuột rút chân và nhịp tim bất thường. Đối với những trẻ lớn hơn thì có thể đau nửa đầu, đau thắt lưng… 

Vì vậy, bạn nên chú ý bổ sung Magie cho bé. Bạn có thể sử dụng một số thực phẩm chứa nhiều Magie như rau bina, gạo lứt, thực phẩm từ sữa…

Thiếu vitamin B6 

Khi cơ thể trẻ bị thiếu vitamin B6 cũng gây nên tình trạng khó ngủ. Lúc này trẻ có thể quấy khóc, giấc ngủ chập chờn không sâu, buồn nôn…Khi thiếu vitamin B6 sẽ khiến cho trẻ cảm thấy nhạy cảm hơn với tiếng ồn nên dễ bị khó chịu thậm chí là co giật.

Trẻ khó ngủ do thiếu vitamin B6
Trẻ khó ngủ do thiếu vitamin B6

Kẽm

Kẽm có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Chúng đảm bảo cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể được diễn ra bình thường. Ngoài ra, kẽm còn giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon không thức đêm, quấy khóc.

Sắt 

Những thực phẩm chứa nhiều sắt cũng rất cần thiết đối với giấc ngủ của bé. Cơ thể thiếu hụt sắt sẽ gây ra nhiều vấn đề liên quan đến não bộ khiến cho trẻ sợ hãi, lo lắng và suy giảm nhận thức. Chính vì vậy, khi căng thẳng trẻ sẽ mệt mỏi và bị mất ngủ.

Trẻ thiếu sắt cơ thể thường xanh xao, mệt mỏi, kém tập trung. Trẻ buồn ngủ, hay ngủ nhiều vào ban ngày, ban đêm mất ngủ.

Thiếu vitamin B12

Thiếu vitamin B12 cũng là một trong những nguyên nhân gây khó ngủ ở trẻ. Ngoài ra khi thiếu hụt dưỡng chất này trẻ cũng có thể bị tiêu chảy kéo dài, lười ăn, chậm phát triển.

Trẻ khó ngủ có thể gây nên nhiều tác hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, khi đã nắm rõ nguyên nhân bạn nên tìm cách khắc phục phù hợp. Khi trẻ quấy khóc, ngủ không ngon, khó ngủ bạn có thể tham khảo và sử dụng siro ngủ ngon Adomir.

Hãy gọi điện đến tổng đài 0854.902.902 để được tư vấn về giấc ngủ của bé cũng như sản phẩm Adomir các mẹ nhé!