Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ ho sốt về đêm

Sốt là phản ứng của cơ thể giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. Tuy nhiên sốt sẽ khiến cho cơ thể của người bệnh mệt mỏi và khó chịu đặc biệt với trẻ nhỏ. Trẻ ho sốt về đêm khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng và không biết xử lý như thế nào. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị trẻ sốt về đêm với Adomir trong bài viết dưới đây nhé! 

Hiện tượng trẻ ho sốt về đêm là gì?

hien-tuong-tre-sot-ve-dem

Hiện tượng trẻ sốt về đêm

Trẻ sốt về đêm là hiện tượng trẻ không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào vào ban ngày vẫn sinh hoạt bình thường nhưng vào ban đêm trẻ lại có những biểu hiện sốt cao. Đối tượng từ 1 – 2 tuổi sẽ thường xảy ra hiện tượng này. Chính vì vậy, nếu bé nhà bạn có hiện tượng như trên thì hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. 

Trẻ bị sốt về đêm là biểu hiện của bệnh gì? 

Thông thường trẻ sốt về đêm cha mẹ thường sẽ nghĩ ngay đến những bệnh lý về đường hô hấp như viêm VA, viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, cảm cúm,… 

Viêm VA

VA là một phần của hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi các virus tấn công. Tổ chức VA bắt đầu co lại ở trẻ trong độ tuổi từ 5 – 7 tuổi và sẽ biến mất hoàn toàn khi ở tuổi thiếu niên. 

Nguyên nhân gây viêm VA khiến trẻ bị sốt về đêm và ho chính là VA đôi bị sưng to ra hoặc nhiễm trùng mãn tính. Một số trẻ được sinh ra với VA lớn bất thường sẽ dẫn đến các vấn đề hô hấp nguy hiểm nhất là rơi vào tình trạng ngưng thở khi ngủ. 

viem-va

Viêm VA 

Các dấu hiện viêm VA 

  • Ngạt mũi 
  • Ho  
  • Sốt 
  • Chảy nước mũi 
  • Nghe kém 
  • Hơi thở có mùi hôi 
  • Nôn trớ, biếng ăn 
  • Niêm mạc nề sưng đỏ 

Viêm mũi họng 

Trẻ ho sốt về đêm cũng là biểu hiện điển hình của bệnh viêm mũi họng. Ở con người cơ quan mũi, họng thông nhau do đó khi một bộ phận bị vi khuẩn virus tấn công thì cơ quan còn lại sẽ nhanh chóng bị lây. Đó là lý do tại sao viêm họng thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

viem-mui-hong-1

Viêm mũi họng

Các nguyên nhân gây viêm mũi họng khiến trẻ ho sốt về đêm 

Hầu hết các trường hợp viêm mũi họng ở trẻ là do virus gây lên. Trong đó có nhóm virus adenovirus và coronavirus là phổ biến hơn cả. Viêm mũi họng do virus thường sẽ ít nghiêm trọng hơn, tình hình bệnh sẽ được cải thiện sau 2 tuần điều trị.  

Viêm mũi họng do vi khuẩn (tụ cầu, phế cầu, liên cầu nhóm A,…), dù ít phổ biến hơn nhưng lại dễ để lại biến chứng nhất. 

Dấu hiệu viêm mũi họng 

Trẻ nhỏ sau 1 – 3 ngày bị nhiễm bệnh sẽ có các triệu chứng xuất hiện rõ rệt như: 

  • Ho 
  • Sốt nhẹ 
  • Mệt mỏi 
  • Nhức đầu 
  • Rát họng 
  • Hơi thở có mùi hôi 
  • Nghẹt mũi, hắt xì,… 

Viêm thanh quản 

Chính là tình trạng niêm mạc thanh quản bị tổn thương do các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus tấn công. Trường hợp trẻ bị viêm thanh quản ở múc độ nặng nếu cha mẹ không đưa đi khám chữa kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ. 

Nguyên nhân gây viêm thanh quản khiến bé ho sốt về đêm: 

viem-thanh-quan

Viêm thanh quản

– Các vi khuẩn thường gặp là: Hemophilus influenzae, S.pneumoniae (phế cầu) 

Virus:P APC, virus cúm,… 

Bên cạnh đó viêm thanh quản còn là biến chứng của một số bệnh lý VA, viêm amidan, viêm mũi xoang,… 

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm thanh quản 

  • Họng đau, khó nuốt 
  • Chảy nước miếng 
  • Lười ăn 
  • Khó thở 
  • Thở có tiếng rít 
  • Khàn tiếng 

Xuất hiện các triệu chứng như cảm cúm vào ban đêm: ho, sốt, khó thở,… 

Ngoài ra, trẻ bị ho sốt về đêm cũng là triệu chứng của một số bệnh lý khác như cảm lạnh, viêm phổi,… 

Hướng dẫn cách điều trị trẻ ho sốt về đêm 

Tình trạng trẻ ho sốt về đêm nếu không được phát hiện sớm, cơn sốt sẽ kéo dài dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Khi phát hiện trẻ sốt trong đêm thì việc đầu tiên cha mẹ cần làm là hạ sốt cho con. Dưới đay là cách chăm sóc trẻ bị sốt về đêm mà cha mẹ cần biết: 

Phương pháp hạ sốt cho trẻ

ha-sot-cho-tre-sung-cach

Hạ sốt cho trẻ đúng cách

Dùng khăn ấm chườm: cha mẹ chuẩn bị chiếc khăn mềm, nhúng nước ấm, vắt kiệt nước rồi lau nhẹ nhàng lên khắp người bé. Mẹ cần tập dung vào những vùng da như nách, cổ, bẹn, bàn tay, bàn chân, bụng, lưng. 

– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt: khi nhiệt độ cơ thể trẻ sốt trên 38.5 độ C thì cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. 

– Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi dễ thấm hút mồ hôi dễ thoát nhiệt hơn. Vào ban đêm, mẹ chỉ nên đắp cho bé chăm mỏng để bảo vệ cơ thể. 

“Chặn đứng” cơn ho 

Trẻ ho sốt về đêm ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ. Dưới đây là một số cách giúp giảm cơn ho cho trẻ: 

– Cho con uống nhiều nước ấm: khi trẻ bị ho và sốt mẹ nên cho bé uống nhiều nước ấm có tác dụng phá vỡ các liên kết đờm từ đó cổ họng bé được thông thoáng, dễ chịu, giảm kích ứng cơ ho hơn. Mẹ có thể thay thế nước ấm bằng các nước ép trái cây, trà nóng,… nên cho trẻ uống nước 2 – 3 tiếng trước khi đi ngủ. 

– Rửa mũi bằng dung dịch nước muối giúp bé cảm thấy thoải mái cũng như loại bỏ vi khuẩn, virus.  

– Nâng cao đầu trẻ khi ngủ: tư thế nâng cao đầu so với thân dưới có tác dụng hạn chế hiện tượng chảy dịch sau mũi, giảm kích ứng cơn ho khi ngủ. 

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ: ban đêm không khí thường khô hơn ban ngày. Điều này khiến niêm mạc họng và mũi dễ bị tổn thương gây khó thở cho bé. Do vậy việc đặt máy tạo độ ẩm trong phòng giúp tăng độ ẩm và giảm tình trạng ho về đêm. 

Tổng kết 

 Trên đây Adomir đã thông tin đến bạn đọc về hiện tượng trẻ ho sốt về đêm. Mong rằng những thông tin này hữu ích giúp các mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm nuôi con giúp bé khỏe mẹ an tâm. 

Cảm ơn và chúc các mẹ thành công!

5/5 - (1 bình chọn)