Nguyên nhân và cách phòng ngừa trẻ bị sốt đi ngoài hiệu quả

Bị sốt vốn là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng trẻ bị sốt đi ngoài thì mẹ cần phải hết sức cảnh giác vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh lý nguy hiểm. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ bị sốt đi ngoài cũng như những cách chăm sóc, điều trị cần thiết; mời các mẹ cùng theo dõi bài viết sau. 

Trẻ bị sốt đi ngoài là bệnh gì? 

Trẻ sốt đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh sau đây:

Nhiễm virus Rota 

virus-rota

Virus Rota

Virus Rota là chủng virus gây ra phần lớn các trường hợp sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ. Virus Rota bao gồm 7 nhóm là A, B, C, D, E, F và G. Trong đó, nhóm A chính là nhóm gây đại dịch tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Trẻ bị nhiễm loại virus này sẽ xuất hiện sốt cao kèm tiêu chảy, nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ nguy hiểm tới tính mạng. 

Nhiễm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng 

Các loại ký sinh trùng, giun sán, vi khuẩn ( như E.coli, khuẩn tụ cầu, Clostridium, Salmonella…) có trong nguồn nước gây ô nhiễm, đồ tái sống hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng là một trong những những tác nhân khiến trẻ bị sốt đi ngoài. 

Bị dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm 

Hiện tượng sốt cao và đi ngoài cũng ra ở những trẻ ngộ độc thực phẩm. Việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh, sử dụng thực phẩm tái sống, đồ lên men là những tác nhân gây ra tình trạng ngộ độc ở trẻ.  

Ngoài triệu chứng sốt và đi ngoài điển hình, trẻ trong trường hợp này còn có thể bị mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, mất sức,… 

Mắc một số bệnh lý tiêu hóa 

Ngoài ra, trẻ bị sốt tiêu chảy còn có thể do một số bệnh lý tiêu hóa khác gây ra, tiêu biểu là: 

tre-bi-benh-ly-tieu-hoa

  • Tắc ruột: Trẻ từ 3 tháng đến 2 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh tắc ruột. Bệnh gây cản trở lưu thông máu đến ruột, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng vỡ ruột, hoạt tử ruột. Bệnh thường đi kèm với một số dấu hiệu như: sốt, đi ngoài, đau bụng, nôn ói, chướng bụng,… 
  • Viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị tắc nghẽn hoặc do nhiễm trùng ổ bụng lây lan vào ruột thừa. Bệnh thường xảy ra ở nhóm trẻ từ 2 – 5 tuổi, với những biểu hiện như sốt, đau bụng, nôn mửa, đi ngoài, chán ăn, ăn không ngon miệng,… 
  • Lồng ruột: Đây là tình trạng ruột bị lồng vào một đoạn ruột khác và trượt hẳn ra khỏi vị trí ban đầu. Một số triệu chứng của bệnh là sốt kèm tiêu chảy, chướng bụng, buồn nôn, hơi thở gấp,… 

>> Xem thêm: Tổng hợp các mẹo tiêm 5 trong 1 không bị sốt hiệu quả tại nhà

Triệu chứng trẻ sốt đi ngoài 

Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản nhất của trẻ sốt đi ngoài. Mời các bạn cùng tham khảo! 

Triệu chứng thường gặp 

  • Quấy khóc, đau bụng dữ dội. 
  • Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, thậm chí còn có thể dẫn đến co giật. 
  • Nôn trớ hoặc buồn nôn. 
  • Chán ăn, mệt mỏi. 
  • Đi ngoài phân lỏng. Phân có màu xanh hoặc vàng kèm theo mủ, chất nhầy hoặc thậm chí là máu. 
  • Trẻ có thể rơi vào trạng thái mất nước, người bứt rứt, khó đánh thức, môi khô, tiêu ít,… 

trieu-chung-tre-bi-sot-di-ngoai

Triệu chứng trẻ bị sốt đi ngoài

Triệu chứng nghiêm trọng 

Nhiều cha mẹ chủ quan rằng trẻ bị sốt đi ngoài là chuyện bình thường, không có gì đáng lo. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường hợp nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời thậm chí có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng của trẻ.  

Dưới đây là những triệu chứng nặng trẻ bị sốt đi ngoài cần được cấp cứu ngay: 

  • Khóc ra ít hoặc không ra nước mắt. 
  • Trẻ luôn có cảm giác khát nước. 
  • Đau bụng quằn quại, nôn mửa. 
  • Ngủ nhiều, li bì, cơ thể lả dần đi. 
  • Sốt cao liên tục từ 38.5 độ C trở lên 
  • Tình trạng sốt đi ngoài kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3 ngày chăm sóc. 

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt đi ngoài nhiều lần trong ngày? 

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt đi ngoài, mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau đây để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục hơn. 

Bổ sung nước và chất điện giải 

Trẻ sốt đi ngoài sẽ bị mất nước nhiều và trở nên suy kiệt. Do đó, việc đầu tiên bạn cần làm là nhanh chóng bù nước và các chất điện giải cho trẻ. Các loại thức uống có thể bổ sung cho trẻ là: nước ấm, nước trái cây, nước canh rau củ, oresol. Trong đó, sử dụng oresol cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh dùng tràn lan. 

Truyền dịch 

truyen-dich-cho-tre

Truyền dịch cho trẻ

Nếu trẻ bị đi ngoài liên tục trong nhiều ngày, việc bù nước bằng đường uống sẽ không đáp ứng đủ lượng nước mất đi. Lúc này, bố mẹ có thể cân nhắc truyền dịch cho trẻ. Tuy nhiên tuyệt đối không được tự ý truyền dịch tại nhà mà cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế. 

Hạ sốt 

Mẹ có thể hạ sốt tại nhà cho trẻ thông qua một số cách như sau: 

  • Chườm ấm cho trẻ, đặc biệt là các vùng da như bẹn, nách, tay, chân. 
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt. 
  • Bổ sung nước hoặc sữa đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. 
  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều. 
  • Bổ sung vitamin C giúp tăng cường đề kháng. 
  • Có thể cho trẻ uống thuốc paracetamol để hạ sốt. 

Các phương pháp phòng ngừa sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng ngừa sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ, mẹ nên lưu ý một số phương pháp sau đây: 

Bảo đảm môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát

dam-bao-moi-truong-song

Đảm bảo môi trường sống thoáng mát

  • Thường xuyên quét dọn, lau dọn phòng ốc. 
  • Không đổ rác xuống sông, hồ, ao gây để tránh gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống. 
  • Sử dụng nguồn nước sạch.  
  • Giặt và thay chăn, ga, gối định kỳ.. 
  • Dọn dẹp lông vật nuôi đối với gia đình có nuôi thú cưng. 

Tăng cường vệ sinh cá nhân 

  • Dạy trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 
  • Không cho trẻ ăn thực phẩm tươi sống, chứa chất bảo quản. 
  • Thức ăn đã nấu chín cần sử dụng ngay, không cất trữ lâu ngày để tránh nhiễm khuẩn. 
  • Không ăn thức ăn đã lưu trữ quá lâu ngày. 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý 

  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước. 
  • Bổ sung thêm cho bé các thực phẩm tốt cho đường ruột như sữa chua,… 
  • Hạn chế cho bé ăn các món ăn gây chướng bụng như đồ cay nóng, nước ngọt có gas… 

>> Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị trẻ 8 tháng bị sốt

Tổng kết 

Trẻ bị sốt đi ngoài cần được chăm sóc và điều trị đúng cách, kịp thời để tránh nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ. Ngoài ra, mẹ nên chủ động phòng bệnh cho trẻ bằng cách đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tăng cường vệ sinh cá nhân và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. 

5/5 - (1 bình chọn)