“Trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi?” là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Để trả lời câu hỏi này, trước hết bố mẹ cần hiểu những kiến thức về bệnh cúm cũng như cách chăm sóc trẻ bị bệnh cúm. Mời các mẹ cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
Trẻ bị cúm A sốt mấy ngày?
Trên thực tế, câu trả lời cho câu hỏi “trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi’ còn phụ thuộc vào thể trạng, sức đề kháng của trẻ và cách chăm sóc của từng gia đình. Nếu được chăm sóc tích cực, khả năng hồi phục của trẻ sẽ nhanh hơn, ngược lại các triệu chứng cúm sẽ kéo dài lâu hơn nếu không được chăm sóc đúng cách.
Thông thường, trẻ mắc cúm A sẽ khỏi sau khoảng 1-2 tuần, tuy nhiên một số triệu chứng như ho, sổ mũi, mệt mỏi,… thì còn có thể tiếp tục tiếp diễn sau đó, thậm chí kéo dài lên đến 1 tháng. Một số triệu chứng điển hình của bệnh cúm thường có thời gian kéo dài như sau:
Trẻ bị cúm A sốt mấy ngày
- Sốt: khoảng 5-7 ngày.
- Sổ mũi hoặc nghẹt mũi: 1-2 tuần.
- Ho: 2-3 tuần.
- Mệt mỏi: 3-4 tuần.
Trẻ bị sốt do cúm A cha mẹ cần làm gì?
Trong trường hợp trẻ bị cúm A, bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ mau chóng hồi phục? Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết để đi tìm lời giải đáp mẹ nhé!
Sử dụng thuốc hạ sốt cho bé
Việc sử dụng thuốc hạ sốt trẻ em không kê đơn chính là cách tốt nhất giúp trẻ nhanh hạ sốt. Cha mẹ có thể tham khảo các loại thuốc hạ sốt như Hapacol hoặc ibuprofen. Lưu ý trong quá trình sử dụng cần phải cho trẻ uống đúng với liều lương của bác sĩ. Đối với những trẻ bị cúm A mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin vì điều anyf có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm như hội chứng Reye.
Cố gắng hạ nhiệt
Hạ nhiệt cho trẻ
Trẻ bị cúm sẽ thường đi kèm với những cơn sốt cao. Lúc này, việc đầu tiên bố mẹ cần nghĩ đến là nhanh chóng hạ nhiệt cho trẻ. Một số cách được khuyến cáo áp dụng là:
- Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát.
- Lau người cho bé bằng khăn nhúng nước ấm vắt ráo, đặc biệt là các vị trí như nách, bẹn, tay,…
- Sử dụng quạt phe phẩy trong phòng để lưu thông không khí lưu thông.
- Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể cao trên 38.5 độ C hoặc trẻ từng có tiền sử sốt cao co giật.
Để trẻ nghỉ ngơi nhiều
Nếu trẻ bị sốt cúm A, ba mẹ nên trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để giảm bớt cảm giác mệt mỏi và hồi phục sức khỏe tốt hơn. Cần cho trẻ ngủ đủ từ 8-9 tiếng mỗi đêm, cộng thêm các giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Cùng với đó, nên hạn chế cho trẻ ra ngoài, nghỉ ngơi trong phòng sạch sẽ, thoáng mát để tránh sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn có hại làm bệnh tình của trẻ càng tồi tệ hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước
Khi nhiệt độ cơ thể trẻ mắc cúm A tăng cao do sốt, tuyến mồ hôi sẽ tự động hoạt động mạnh mẽ hơn để hạ nhiệt cho cơ thể. Điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất nước ở trẻ. Ngoài ra, trẻ bị cúm A còn có thể xuất hiện các triệu chứng nôn trớ hay tiêu chảy cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị mất nước.
Chính vì vậy, trong thời gian bị bệnh, bố mẹ hãy cho bé uống nhiều nước hơn để bù vào lượng nước đã mất. Ngoài nước lọc, bố mẹ có thể bổ sung thêm cho trẻ sữa, nước trái cây hoặc thuốc điện giải.
Trẻ bị cúm A sốt cao không hạ cha mẹ phải làm sao?
Những cơn sốt do cúm A thường sẽ dao động trong khoảng 38.5 – 39.5 độ C và thường thuyên giảm sau khoảng 3 – 5 ngày chăm sóc. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cá biệt trẻ không có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí càng sốt cao dù đã được áp dụng các biện pháp chăm sóc tích cực.
Nếu trẻ rơi vào tình trạng này, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để được theo dõi và điều trị kịp thời, đặc biệt khi trẻ đã có sẵn các bệnh lý mạn tính. Bởi nếu không được hạ sốt kịp thời, trẻ có thể sẽ gặp một số biến chứng nguy hiểm như co giật, động kinh, tổn thương não,…
Trẻ bị cúm A sốt cao không hạ
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị cúm, bố mẹ cần chú ý tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Một số gợi ý cho các mẹ là:
- Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất: Bao gồm tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
- Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả: Đây là những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức đề kháng của trẻ.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Là thành phần quan trọng giúp sản sinh tế bào bạch cầu và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Thực phẩm giàu kẽm: Những thực phẩm giàu kẽm cũng sẽ củng cố hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh hơn.
- Đối với những trẻ còn đang bú sữa mẹ: Nên cho trẻ bú nhiều cữ hơn để tăng cường nước và chất dinh dưỡng. Để trẻ hấp thụ tốt hơn, nên chia các bữa bú chính trong ngày thành khoảng 5-6 bữa nhỏ.
Tổng kết
Đối với câu hỏi “trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi”, lời giải đáp của Adomir là từ 1-2 tuần đối với hầu hết các trường hợp thông thường. Tuy nhiên, kết quả thực tế còn phụ thuộc vào sức đề kháng của trẻ cũng như cách chăm sóc và điều trị của bố mẹ. Mời bố mẹ hãy tham khảo các cách chăm sóc trẻ bị cúm A đúng để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh đã được bài viết tổng hợp ở trên!