Nguyên nhân & cách chăm sóc trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn

Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn khiến không ít cha mẹ lo lắng. Trên thực tế, đây là hiện tượng phổ biến thường thấy ở trẻ nhỏ. Để nắm rõ tình trạng của con và có giải pháp xử lý khi con bị nôn. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ thông tin chi tiết đến cách bạn nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn. Cùng theo dõi nhé!

Vì sao trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn 

Tình trạng nôn trớ hầu như trẻ sơ sinh nào cũng sẽ gặp phải. Tuy nhiên, nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khoẻ bé đang gặp phải. Do đó, nếu trẻ 2 tuổi bị nôn trớ liên tục mẹ hãy lưu ý đến các nguyên nhân có thể gây ra bao gồm: 

Cho bé ăn quá nhiều 

Ăn quá nhiều là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ 2 tuổi nôn trớ. Theo các chuyên gia, rất nhiều phụ huynh lo con đói hoặc lo con ăn chưa đủ mà ép trẻ ăn nhiều dẫn đến tình trạng nôn trớ.

Để giảm tình trạng này, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn cho con. Với các bữa chính, mẹ hãy bổ sung nhiều chất đạm, chất béo và chất xơ cho trẻ. Với các bữa phụ, mẹ có thể thay đổi cho bé ăn sữa chua, bánh hay nước ép. Thời gian tốt nhất giữa các bữa chính là 4 tiếng và bữa phụ là 2 tiếng. 

Bé bị ép ngủ sau ăn no 

Nhiều mẹ thường có thói quen ru con ngủ ngay sau khi trẻ vừa ăn xong. Việc này rất dễ khiến trẻ ăn vào bị nôn. Điều này được lý giải bởi các chuyên gia nhi khoa như sau: Khi vừa ăn xong đã vội đi ngủ sẽ khiến lượng dịch tiêu hoá tiết ra không đủ xử lý thức ăn vừa nạp. Do đó trẻ 2 tuổi sẽ cảm thấy buồn nôn và khó chịu. 

vi-sao-tre-2-tuoi-an-vao-bi-non

Tại sao trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn

Dị ứng thức ăn 

Trẻ 2 tuổi bị nôn trớ có thể do dị ứng thức ăn, cơ thể phản ứng với những thành phần có trong thực phẩm. Bởi ở tuổi này, các bé đã có thể ăn đa dạng thực phẩm nên việc dị ứng thức ăn là điều dễ hiểu. Theo chuyên gia, khi trẻ bị dị ứng, mẹ hãy quan sát trẻ sẽ có các biểu hiện:  

  • Nôn và buồn nôn 
  • Nổi mẩn đỏ, ngứa và mọc nốt ban khắp người 
  • Con bị đau bụng, tiêu chảy, ngất bất thường 

Nhiễm khuẩn cấp tính 

Tình trạng trẻ 2 tuổi bị nôn là một trong những cảnh báo rằng con đang nhiễm khuẩn cấp tính như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc nghiêm trọng hơn là viêm màng não, viêm phổi,… Theo các bác sỹ nhi khoa, khi cơ thể bé gặp vấn đề bệnh lý, hại khuẩn trong đường tiêu hoá sẽ có cơ hội phát triển, từ đó gây ra tình trạng nôn trớ, đầy bụng, táo bón, khó tiêu,… 

Bị trúng gió 

Trẻ 2 tuổi đã biết đi và rất hiếu động bởi sự tò mò, khám phá những điều mới lạ xung quanh nên dễ gặp phải gió độc. Điều này khiến bé dễ nôn ói thậm chí là mệt mỏi và ốm nhiều ngày. Vì vậy nếu trẻ nôn nhiều và kéo dài, kèm theo những biểu hiện trúng gió thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời. 

Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn cha mẹ phải làm sao?

Cách xử lý

Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn khiến mẹ sẽ không ngừng lo lắng và hoảng sợ. Lúc này, mẹ cần bình tĩnh và áp dụng những cách xử lý dưới đây:

cach-xu-ly-tre-2-tuoi-bi-non-tro

Cách xử lý tình trạng bị nôn trớ

  • Mẹ cần chuẩn bị khăn và giấy có độ thấm hút cao để lau miệng và mũi cho bé, thay quần áo nếu cần. 
  • Chú ý quàng khăn vào cổ cho trẻ để hạn chế tình trạng nôn trớ gây bẩn quần áo, cơ thể bé. 
  • Mẹ tuyệt đối không bế xốc trẻ lên để tránh tình trạng dịch nhầy chảy ngược vào phổi, gây hại cho bé. 
  • Mẹ không nên quát mắng, tránh việc bé càng khóc thì tình trạng nôn trớ càng kéo dài. 
  • Cha mẹ có thể vuốt nhẹ ở lưng hoặc ngực theo chiều từ trên xuống dưới. Đồng thời kết hợp trò chuyện với trẻ để con quên đi cảm giác sợ hãi khi nôn 
  • Cho trẻ nằm đúng tư thế, kê đầu và thân cao hơn phần bụng sau ăn. Khi trẻ buồn nôn mẹ cần nhanh chóng đặt con nằm nghiêng, không cho dịch tràn vào phổi 
  • Sau khoảng 12-24h nếu tình trạng nôn ở trẻ thuyên giảm, mẹ có thể cho các bé ăn uống bình thường. Tuy nhiên, nên chọn những loại thực phẩm dễ tiêu, có đủ dinh dưỡng 
  • Bên cạnh đó với trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ mẹ nên bổ sung thêm những loại men vi sinh để nâng cao sức khỏe tiêu hóa, hạn chế vấn đề nôn ói 

Chế độ dinh dưỡng sau nôn

Với trẻ bị nôn sau ăn mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để còn phục hồi tốt hơn:

  • Giữ nước cho cơ thể bé: Nôn mửa nhiều lần có thể khiến bé mất nước và đuối sức. Vì vậy, mẹ hãy bổ dung thêm dung dịch điện giải hoặc dùng nước ép trái cây. Sau bữa ăn từ 15-20 phút mẹ nên cho trẻ uống 1/2 cốc nước am, nho, kiwi để tăng dịch vị. Đồng thời không nên cho bé uống nước soda hoặc đường vì dễ gây nôn.
  • Các thực phẩm nên tránh: Trẻ 2 tuổi nôn mẹ không nên cho bé ăn nhiều chất đạm vì chúng khiến hệ tiêu hóa khó tiêu. Ngoài ra, cũng cần hạn chế thức ăn có lượng đường cao như kem, bánh kẹo.
  • Cách ăn: trẻ nhỏ phát triển theo từng giai đoạn nên cần thức ăn khác nhau. Vậy mẹ cần chú ý không nên ép bé ăn nhiều. Bởi vì điều này có thể gây ra triệu chứng trào ngược, đầy bụng và khó tiêu.

Phương pháp xử lý sau khi trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn 

Sau khi trẻ nôn trớ, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như bổ sung thêm dinh dưỡng để trẻ nhanh chóng phục hồi thể trạng. Mẹ có thể làm theo các bước sau đây:

  • Bổ sung nước cho cơ thể bé: Nôn mửa có thể khiến bé mất nước và đuối sức. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung dung dịch điện giải ngay sau đó hoặc thay bằng nước ép trái cây. Sau bữa ăn từ 15- 20 phút mẹ nên cho trẻ uống nước cam ép, nho, dâu tây,… để tăng dịch vị. Đồng thời không nên cho bé uống nước soda hoặc đường vì dễ gây nôn 
  • Thực phẩm nên tránh: Trẻ 2 tuổi sau nôn mẹ không nên cho bé ăn nhiều chất đạm vì chúng khiến hệ tiêu hóa khó tiêu. Ngoài ra cũng cần hạn chế thức ăn có lượng đường cao như kem, bánh kẹo 
  • Cách ăn: Trẻ nhỏ phát triển theo từng giai đoạn nên cần thức ăn khác nhau. Do đó mẹ nên chú ý không nên ép bé ăn nhiều và nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Bởi vì điều này có thể gây ra triệu chứng trào ngược, đầy bụng, khó tiêu 

Trẻ 2 tuổi nôn liên tục khi nào thì cần đến gặp bác sĩ 

Bé 2 tuổi ăn vào là nôn có thể tự khỏi ngay sau đó hoặc sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây mẹ cần lưu ý để đưa bé đi khám kịp thời và điều trị hiệu quả:

khi-nao-can-dua-tre-di-gap-bac-si

Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ

  • Trẻ nôn trớ kèm máu: Đây là hiện tượng cảnh báo tình trạng nôn ói ở trẻ đã nặng, có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm như rách thực quản,… 
  • Tiêu chảy dữ dội kèm sốt cao: Nếu trẻ 2 tuổi ăn vào là nôn với những nguyên nhân thông thường thì rất ít khi kèm theo triệu chứng tiêu chảy, sốt cao. Vì vậy khi bé có triệu chứng này mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ. 
  • Chất nôn có màu xanh lá cây hoặc đen: Khi chất nôn của trẻ có 2 màu xanh, đen thì rất có thể là máu biến chất và bị chảy ra. Vì vậy để đảm bảo an toàn, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ. 
  • Sưng bụng: Bụng bị sưng kèm theo nôn ói là một trong những biến chứng nguy hiểm ở trẻ. Vì vậy mẹ cần cảnh giác. 
  • Mạch yếu và mệt mỏi: Tình trạng này nếu để kéo dài trẻ sẽ có thể nguy hiểm tính mạng. Vì vậy hãy đưa bé đến bệnh viện kiểm tra. 

Tổng kết 

Tình trạng trẻ 2 tuổi ăn vào là nôn có thể khắc phục thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Do đó, mẹ cần bình tĩnh để xử lý kịp thời thay vì lo lắng và hoảng sợ quá mức. Trường hợp nôn ói kéo dài kèm theo dấu hiệu sốt cao thì cần đưa bé đi gặp bác sĩ. 

Chúc các mẹ thành công!

5/5 - (3 bình chọn)